Vết thương chảy dịch vàng kèm theo cảm giác ngứa như bị viêm da sau khi các vết trầy xước ngưng chảy máu có đáng lo hay không? Theo y học, thì dịch tiết màu vàng chính là huyết tương và có khả năng bảo vệ cho vết thương tránh tình trạng nhiễm trùng và thâm sẹo xảy ra. Dịch vàng này cũng có thể thấy sau khi nặn mụn từ các loại mụn mủ. Vậy cách xử lý vết thương ở giai đoạn này như thế nào?
Toc
1. Vết thương chảy dịch vàng
Vết thương ra dịch vàng là diễn tiến bình thường xảy ra sau vết thương đã ngừng chảy máu. Căn cứ vào tình trạng dịch tiết, có thể báo hiệu được liệu vết thương của bạn có đang trong quá trình lành lại hay không?
1.1. Vết thương chảy nước vàng đục
Nếu phát hiện vết thương bị chảy nước vàng đục, kèm theo mủ hôi và cảm giác đau đớn tăng dần thì rất có thể đây là cảnh báo vết thương của bạn đang có vấn đề. Để chắc chắn hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, đơn giản vết thương chảy nước vàng đục có thể là bị nhiễm trùng, nặng hơn kèm theo sốt, đau rát như phải bỏng thì có thể dẫn đến hoại tử.
Có thể bạn quan tâm:
- Mẹo xử trí vết thương kiến ba khoang đốt đơn giản, hiệu quả
- Chăm sóc vết thương hở như thế nào để mau lành và không để lại sẹo?
1.2. Vết thương hở chảy nước vàng trong suốt
Ngược lại khi vết thương có nước vàng trong, kèm theo dịch tiết của máu do vết thương nặng thì đây là tình trạng sinh lý bình thường. Người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm rằng vết thương đang trong quá trình lành lại, sau một khoảng thời gian thì hiện tượng chảy dịch vàng ở vết thương sẽ tự hết và miệng vết thương sẽ khô lại để tái tạo lên da non.
1.3. Vết thương chảy dịch trắng
Vết thương chảy dịch vàng sau đó là dịch trắng thì rất có thể đó là dịch mủ của vết thương. Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau đớn và nhức tại vùng có vết thương, tuy nhiên sau một khoảng thời gian thì cảm giác này sẽ hết và dịch trắng sẽ được tự đẩy ra ngoài. Trong trường hợp khi cơn đau dữ dội hơn thì hãy liên hệ ngay với sự hỗ trợ của bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng máu, tủy xương bị viêm,..
2. Tại sao vết thương chảy nước vàng?
Khi vết thương chảy dịch vàng, phần dịch tiết màu vàng đó chính là huyết tương có tác dụng như một tấm lá chắn bảo vệ vết thương khỏi các tác động của môi trường. Ngoài ra, dịch tiết này còn có tác dụng làm ẩm và làm mát vết thương.
Cách xử lý tình trạng vết thương chảy dịch vàng là hãy băn cẩn thận lại bằng gạc mềm. Dịch vàng này sẽ tự hết trong vòng 3-7 ngày. Sau khi vết thương hở chảy dịch vàng hết thì da sẽ được tái tạo làm liền da và giúp cho miệng vết thương khô lại.
Bài viết liên quan:
- https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-lanh-nhung-van-sung/
- https://thietbiytetamlan.com/bang-gac-dinh-vao-vet-thuong/
- https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-khau-bao-lau-thi-lanh/
- https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-len-da-non-bi-tham/
- https://thietbiytetamlan.com/7-loai-bang-gac-y-te-va-cach-ung-dung-vao-tung-truong-hop/
3. Vết thương chảy nước vàng có sao không?
Vết thương có dịch vàng là chuyện hết sức bình thường và hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn hết sức nhạy cảm, đòi hỏi phải vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận, tránh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi dẫn đến nhiễm trùng.
Tuy nhiên khi vết thương chảy nhiều dịch vàng kèm theo đó là hình thành các khối mủ gây ngứa ngáy, đau đớn kéo dài thì hãy thăm khám ý kiến của bác sĩ. Vì đôi khi do nạn nhân chủ quan coi thường bệnh nên xảy ra diễn tiến nguy hiểm mà không biết. Một số biến chứng có thể xảy ra nếu vết thương chảy nước vàng liên tục như: nhiễm trùng huyết, hoại tử, viêm mô tế bào,.. Do vậy, khi cảm thấy chỗ bị thương có cảm giác đau đớn hơn và tình trạng dịch có màu đục hoặc trắng thì hãy đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.
4. Vết thương chảy nước vàng phải làm sao ?
Để xử lý vết thương bị chảy dịch vàng nên thực hiện như sau:
4.1. Rửa sạch và sát khuẩn vết thương đúng cách
Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhẹ nhàng loại bỏ đi những mảng bám ở bên ngoài bề mặt da. Sau đó, tiến hành sát khuẩn vết thương bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Bước này sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, và đẩy lùi nguy cơ bị nhiễm trùng.
Sau khi đã tiến hành đầy đủ các bước trên thì phải băng bó vết thương lại cẩn thận.
4.2. Tiếp tục theo dõi vết thương và bổ sung thêm thuốc kháng sinh, kháng viêm nếu cần thiết
Trong giai đoạn từ 3-7 ngày sau chấn thương bệnh nhân cần chú ý theo dõi các diễn tiến của vết thương một cách sát sao để kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu vết thương trở nặng. Bên cạnh đó, dưới sự chỉ định của bác sĩ, bạn có thể bổ sung thêm thuốc kháng sinh sẽ giúp mang đến hiệu quả điều trị vết thương tốt hơn.
4.3. Chuẩn bị một chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ dinh dưỡng đảm bảo cũng là một cách giúp vết thương nhanh lành hơn, đặc biệt là giảm thiểu tình trạng để lại sẹo xấu xí. Bạn nên chú ý bổ sung các loại vitamin A, E, C, các thực phẩm giàu protein để đẩy nhanh quá trình tái tạo da ở vùng bị thương. Tuyệt đối nên kiêng ăn nếp, thịt gà, thịt bò, rau muống, trứng và hải sản nếu bạn không muốn vết thương sưng viêm, để lại sẹo lồi.
Trên đây là một vài chia sẻ cụ thể nhất về tình trạng vết thương chảy dịch vàng. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng bài viết mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích trong vấn đề chăm sóc vết thương. Chúc bạn đọc nhiều sức khoẻ!