Hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi lượng đường trong máu bị tụt xuống dưới mức cho phép. Đây là biểu hiện thường gặp ở người bị bệnh tiểu đường, trẻ nhỏ kém ăn, phụ nữ mang thai… Vậy nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị khi bị tụt đường máu như nào? Cùng Tâm Lan tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Toc
1. Hạ đường huyết là gì? Nguyên nhân gây hạ đường huyết thường xuyên?
Hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi lượng đường trong máu ở ngưỡng quá thấp, dưới 3,9 mmol/l (<70mg/dl). Điều này có thể khiến cho cơ thể bị thiếu hụt glucose nghiêm trọng dẫn đến rối loạn các chức năng, hoạt động cơ thể bị ảnh hưởng, gây nên các biểu hiện như: chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, da tái, tim đập nhanh…
Nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu hụt đường huyết có thể là do thực hiện chế độ dinh dưỡng không hợp lý, dùng quá nhiều thuốc trị tiểu đường hoặc insulin, cơ thể suy nhược do nhịn ăn hạ đường huyết…
Khi gặp phải tình trạng hạ đường huyết thường xuyên, bạn cần phải xử lý nhanh chóng, kịp thời để hạn chế gây ra những tổn thương, hệ luỵ xấu đến sức khoẻ về lâu về dài.
Ảnh: @Internet
Có thể bạn quan tâm:
- Tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách xử trí tăng đường huyết
- Hạ đường huyết và hạ canxi là giống hay khác nhau?
2. Khi nào xảy ra tình trạng hạ đường huyết đột ngột
Việc giảm cân, thường xuyên nhịn ăn hạ đường huyết sẽ xảy ra. Đây còn gọi là chứng hạ đường huyết khi đói. Ngoài ra, nếu bạn là người ưa bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ giấc hay thực hiện chế độ dinh dưỡng không cung ứng đủ lượng đường cần thiết cho cơ thể hay thiếu vận động hợp lý cũng dễ dẫn đến tình trạng bị hạ đường huyết sau ăn, hạ đường huyết ban đêm.
3. Hạ đường huyết là bệnh gì?
Như đã biết, glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể, vì thế hạ glucose máu có thể khiến tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề. Vậy hạ đường huyết là bệnh gì? Thực tế, hạ đường huyết trong máu không phải là một căn bệnh, nó là biểu hiện cho vấn đề về sức khỏe. Giống như sốt, người bị hạ đường máu cũng phải xử lý nhanh chóng để lượng đường ổn định lại. Sau đó mới tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý, điều trị lâu dài.
4. Những đối tượng thường mắc chứng hạ đường huyết
Tình trạng hạ đường huyết thường xảy ra với những người đã và đang điều trị đái tháo đường, thậm chí với cả người bình thường như trẻ sơ sinh hay phụ nữ có thai…
4.1. Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh
Hạ đường huyết trẻ sơ sinh là một triệu chứng thường gặp, có thể xuất hiện thoáng qua ngay trong giai đoạn đầu khi mới sinh. Tuy nhiên nếu những dấu hiệu này diễn ra dai dẳng, lặp đi lặp lại sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến não trẻ nhỏ và để lại hậu quả lâu dài về sau này. Tình trạng hạ đường huyết ở trẻ em có thể là do tăng insulin, do thay đổi chuyển hóa của mẹ đang cho con bú hoặc do yếu tố bẩm sinh cũng như tình trạng tăng insulin thứ phát. Hạ đường huyết sơ sinh cũng có thể xảy ra khi chế độ dinh dưỡng của bé không cung cấp đủ năng lượng. Và nghiêm trọng nhất đó là do bệnh tiểu đường ở mẹ gây nên.
Ảnh: @Internet
Bên cạnh những nhóm trẻ sơ sinh có nguyên nhân cụ thể đó, vẫn còn một nhóm đối tượng có nguy cơ cao mà không rõ nguyên nhân. Vì vậy người mẹ nên được sàng lọc đường huyết để nhận biết trẻ có nguy cơ: đẻ non, chậm phát triển trong tử cung,…
4.2. Hạ đường huyết ở người tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường thường sẽ có nồng độ đường huyết cao hơn người bình thường. Vì thế họ phải sử dụng các loại thuốc trị tiểu đường, insulin nhằm kiểm soát và làm giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên khi dùng quá nhiều insulin, dược phẩm lại vô tình tạo ra tác dụng ngược, dẫn đến tình trạng hạ đường huyết ở người tiểu đường.
Ảnh: @Internet
4.3. Hạ đường huyết khi mang thai
Glucose là năng lượng chính cho các hoạt động của cơ thể, nhất là đối với phụ nữ mang thai, cơ thể người mẹ cần phải sản xuất glucose nhiều hơn nữa để đáp ứng cho cả mẹ và bé. Đối với những mẹ bầu từ tháng thứ 5 trở lên, thai nhi lúc này đã phát triển rất nhanh. Nếu cơ thể mẹ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi trong bụng sẽ dẫn tới tình trạng hạ đường huyết.
Ảnh: @Internet
5. Xử lý hạ đường huyết
Nếu tình trạng hạ đường huyết thường xuyên xảy ra, bạn nên theo dõi, kiểm tra sức khoẻ định kỳ và tìm hiểu cách xử lý hạ đường huyết đột ngột để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có. Sau đây là một số biện pháp phổ biến mà bạn có thể áp dụng để xử lý hạ đường huyết kịp thời:
- Ngưng sử dụng các loại thuốc trị tiểu đường và insulin.
- Ngậm kẹo hoặc ăn bánh ngọt, uống nước đường để kéo lượng đường lên mức ổn định hơn. Đây là cách ứng phó tức thời nhanh chóng và hiệu quả nhất khi bị hạ đường huyết.
- Đói cũng là một trong những lý do dẫn đến biểu hiện tình hạ đường huyết. Vì thế bạn tuyệt đối không nên nhịn ăn, bỏ bữa hay giảm cân quá đà. Việc này dễ khiến cơ thể mất đi một phần năng lượng cần thiết để duy trì cả ngày.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động trong ngày.
- Giữ thói quen luyện tập thể dục thể thao nhằm duy trì thể trạng ổn định.
- Thực hiện xét nghiệm hạ đường huyết định kỳ để kiểm tra, theo dõi sức khỏe thường xuyên.
Ảnh: @Internet
Đối với các trường hợp mang tính cấp bách chẳng hạn như ngất xỉu, một trong những biện pháp xử lý hạ đường huyết thường được bác sĩ áp dụng sẽ là tiêm tĩnh mạch 20-50ml glucose 30%. Sau đó truyền đường glucose 5% (hoặc Glucose 10%) để duy trì đường huyết > 5.6 mmol/l. Đây là một tình huống xấu và chắc hẳn chẳng ai mong muốn xảy ra. Do đó khi cảm nhận thấy bản thân có một trong các biểu hiện nhỏ thoáng qua, hãy nhanh chóng tẩm bổ và nạp ngay một lượng đường cần thiết cho cơ thể bạn nhé!
Hạ đường huyết là tình trạng ai cũng có thể gặp phải. Đây không phải một căn bệnh nhưng nếu bạn không lưu ý cách xử trí, thường xuyên để xảy ra các biểu hiện này thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Vì thế, Thiết Bị Y Tế Tâm Lan khuyên bạn nên để ý theo dõi và duy trì một cơ thể luôn khoẻ mạnh!