Bệnh tiểu đường thường dễ dàng được chẩn đoán thông qua phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm các chỉ số đường huyết. Tuy nhiên dấu hiệu bệnh tiểu đường là gì, triệu chứng mắc bệnh ra sao? Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây nhé!
Toc
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường, hay đái tháo đường là bệnh lý mà lượng đường (glucose) trong máu vượt ngưỡng cho phép. Bệnh nhân mắc tiểu đường đồng nghĩa với năng lượng được cung cấp cho các hoạt động của tế bào bị ảnh hưởng, người dễ mệt mỏi, nhanh đói, sức lao động giảm sút. Mọi người có thể dễ dàng kiểm tra sức khoẻ tại nhà bằng cách trang bị máy đo đường huyết, từ đó tự điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để nâng cao sức khoẻ.
Ảnh: @Internet
Nguyên nhân bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường là bệnh lý không loại trừ bất kỳ ai từ người già đến trẻ nhỏ nếu thường xuyên duy trì các thói quen sau:
Thường xuyên ăn đồ ăn ngọt và giàu chất béo
Hiện nay rất nhiều người đang có thói quen ăn nhiều thực phẩm ngọt và giàu chất béo vì những nhóm chất này rất vừa miệng, tạo cảm giác ăn ngon cho người dùng. Tuy nhiên, những rủi ro tiềm ẩn sau nó không chỉ là tăng cân mất kiểm soát, béo phì mà còn có thể là nguyên nhân bệnh tiểu đường. Khi ăn uống vô độ, insulin bị ảnh hưởng, dẫn đến được sản sinh ở tần suất thấp và không thể đảm nhận được chức năng chuyển hóa đường trong máu, dẫn đến xuất hiện đái tháo đường.
Ảnh: @Internet
Không hoặc ít vận động
Nằm và ngồi nhiều dẫn đến tích tụ mỡ bụng chèn ép lên tuyến tụy cộng thêm stress trong cuộc sống và công việc sẽ trở thành nguyên nhân tiểu đường cao gấp 3 lần so với người hay vận động.
Có thói quen sinh hoạt không đều đặn và lành mạnh
Những người thường xuyên thức khuya, bỏ bữa sáng, sử dụng nhiều cà phê, chế độ làm việc và nghỉ ngơi không có nhịp sinh học rất dễ mắc tiểu đường. Bởi những thói quen này rất dễ khiến con người cảm thấy mệt mỏi, không có trạng thái cân bằng nên dễ bị hạ đường huyết đột ngột.
Bệnh tiểu đường được chia làm mấy nhóm?
Hiện tiểu đường được chia thành các nhóm như sau:
Tiểu đường tuýp 1
Bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 khi chỉ số đường huyết lúc đói là > 125 mg/dl và lúc bình thường là >= 200 mg/d. Tiểu đường tuýp 1 bị gây ra do tế bào β nằm trong tuyến tụy không thể sản sinh ra insulin, làm glucose trong máu tăng cao.
Tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là nhóm tiểu đường có tỷ lệ người mắc cao nhất, chiếm hơn 90% số người đã từng xét nghiệm. Bệnh lý này xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt kém lành mạnh hoặc có thể do di truyền.
Tiểu đường thai kỳ
Đây là bệnh lý gây ra nhiều hoang mang cho các bà mẹ chuẩn bị mang thai. Nhiều người có thể đến giai đoạn mang bầu mới dấu hiệu tiểu đường nhưng cũng có người đã mắc trước đó mà không biết. Do đó, có thể dẫn đến một số nỗi lo như: sinh non, các dị tật bẩm sinh cho thai nhi, gây nguy hiểm trong lúc vượt cạn.
Ảnh: @Internet
Tiền tiểu đường
Mặc dù nằm trong nhóm tiểu đường nhưng tiền tiểu đường là mức nhẹ nhất và vẫn có những biểu hiện bệnh tiểu đường. Là bước chuyển tiếp trước khi trở thành bệnh nhân mắc đái tháo đường các tuýp 1 và 2. Tuy nhiên, bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan khi được chẩn đoán mắc bệnh lý này, vì nguy cơ biến thành tiểu đường là rất lớn và có thể xảy ra xơ cứng động mạch ở giai đoạn đầu.
Những triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu
Để biết chính xác bản thân có đang mắc bệnh tiểu đường hay không bạn sẽ cần phải xét nghiệm để đo nồng độ insulin trong máu. Tuy nhiên, một số triệu chứng của bệnh tiểu đường của người bệnh thường có khả năng mắc đái tháo đường là:
- Luôn trong trạng thái đói, khát nước dù đã ăn rất nhiều trong các bữa chính
- Mất kiểm soát về cân nặng
- Thị lực giảm đột ngột
- Dễ mệt mỏi, stress
- Vết thương trên da lâu lành hơn
Ảnh: @Internet
Đó là những dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, một số biểu hiện của bệnh tiểu đường ở nam giới còn cảm nhận được sức bị yếu dần, kém ham muốn hơn. Ở nữ giới thì xảy ra tình trạng khô da, rối loạn nội tiết tố.
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Tiểu đường là bệnh lý chủ yếu xuất phát từ sự mất cân bằng trong ăn uống và sinh hoạt của con người. Tuy nhiên, với tỷ lệ mắc nhiều như hiện nay đang dấy lên lo ngại cho sức khỏe của không chỉ người mắc mà thế hệ con cái cũng sẽ bi ảnh hưởng do bệnh có yếu tố di truyền.
Ngoài ra, bệnh lý này sau một thời gian mắc sẽ xuất hiện các biện chứng rất nguy hiểm làm suy giảm chức năng của các bộ phận trong cơ thể. Vậy biến chứng tiểu đường là gì?
Một số biến chứng của bệnh tiểu đường
Các bệnh về thần kinh
Tiểu đường là tác nhân dẫn đến xơ vữa động mạch, đột quỵ và suy tim. Đây là các chứng bệnh vô cùng nguy hiểm, vừa khó chữa, để lại nhiều di chứng và nguy cơ tử vong đột ngột rất cao.
Ảnh: @Internet
Các bệnh liên quan đến võng mạc
Mắt là bộ phận bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ tiểu đường. Ban đầu người bệnh có thể thường xuyên cảm thấy mắt mờ, rối loạn thị lực và lâu dần có thể gây ra mù lòa.
Ảnh: @Internet
Các bệnh về thận
Tiểu đường là tác nhân gây ra suy giảm chức năng thận do phải làm việc quá sức để lọc glucozo có trong thức ăn để thành các chất nuôi dưỡng tế bào. Bệnh nhân mắc tiểu đường mãn tính sẽ buộc phải chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống.
Ảnh: @Internet
Ngoài ra còn nhiều biến chứng tiểu đường khác cũng hết sức nguy hiểm mà người bệnh nên thận trọng theo dõi thường xuyên để điều chỉnh chế độ sống lành mạnh nhằm cải thiện và nâng cao tình trạng sức khoẻ…
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ cụ thể nhất về bệnh tiểu đường, nguyên nhân, dấu hiệu mắc bệnh cùng các biến chứng liên quan. Hy vọng bài viết có thể mang lại cho nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn cùng gia đình nhiều niềm vui và sức khoẻ!