Vết thương khâu bao lâu thì lành là thắc mắc của rất nhiều người, thông thường chỉ sau 1-2 tuần vết khâu đã có thể cắt chỉ, hoặc tự tiêu nếu như sử dụng chỉ tự tiêu để khâu vết thương. Tuy nhiên, vết thương khâu,vết rách, vết mổ phẫu thuật, vết thương rạch tầng sinh môn nếu như không biết cách chăm sóc sẽ khiến chúng bị tổn thương, bị nhiễm trùng, mưng mủ. Vậy cách rửa vết thương sau khô như nào và chế độ dinh dưỡng ra sao? Cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Toc
1. Vết thương khâu bị hở
1.1. Nguyên nhân khiến vết thương khâu bị chảy máu
Việc tìm hiểu nguyên nhân cũng là một trong những giải đáp cho thắc mắc vết thương khâu bao lâu thì lành của người bệnh. Bởi biết được chính xác nguyên nhân, bạn sẽ có thể xử lý đúng cách và dễ dàng hơn. Thông thường, các vết thương mới khâu bị hở thường do một trong các nguyên nhân sau đây:
- Kỹ thuật khâu sai sót khiến cho vết thương bị hở. Đây được coi là nguyên nhân hi hữu của các bác sĩ trong quá trình khâu vết thương. Tuy nhiên trường hợp này không phải không có
- Do trong quá trình vận động mạnh vết thương bị căng dây khiến đứt chỉ gây ra hiện tượng chảy máu vết thương khâu
- Vết thương khâu bị nhiễm trùng gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn sưng tấy, miệng vết thương khó liền và chảy mủ
Ảnh: @Internet
1.2. Cách xử lý và rửa vết thương sau khi khâu
Vết thương khâu bị hở nếu không được rửa sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, khiến cho vết khâu bị nhiễm trùng, khó điều trị. Vì vậy việc vệ sinh, rửa vết thương khâu đúng cách sẽ khiến quá trình lành của vết thương khâu nhanh hơn. Đầu tiên trước khi tiến hành bạn phải rửa tay sạch sẽ với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Tiếp theo thấm miếng vải mềm hoặc băng gạc tiệt trùng vào dung dịch nước muối sinh lý rồi nhẹ nhàng lau, thấm nhẹ trên miệng vết thương. Chú ý tập trung kĩ hơn vào phần chân sợi chỉ, mối chỉ vì đây là phần tập trung nhiều vi khuẩn. Sau đó bạn tiếp tục lau rửa sang các vùng xung quanh vết thương bán kính 5cm. Cuối cùng dùng khăn mềm, sạch lau lại cho khô vết thương.
Ảnh: @Internet
Lưu ý:
- Tuyệt đối không sử dụng xà phòng kháng khuẩn, rượu, iốt hoặc dung dịch cồn khô để lau rửa vết khâu
- Tuyệt đối không bôi các loại thuốc linh tinh như kem dưỡng da, kem giữ ẩm hay dung dịch thảo dược,… mà không có sự chỉ định của bác sĩ
- Tuyệt đối không lau rửa vết thương theo thứ tự ngược lại, phải tuân thủ lau rửa vết thương trước, vùng da xung quanh sau
2. Vết thương khâu bao nhiêu ngày thì cắt chỉ?
2.1. Khâu vết thương sau bao lâu thì cắt chỉ?
Thời gian cắt chỉ vết thương còn phụ thuộc vào tình trạng cũng như vị trí bị thương ở đâu cũng như phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Theo đó, bác sĩ sẽ đánh giá theo khả năng chịu lực nội tại của vết thương, lực căng hai mép của vết thương, mức độ liền thương để tiến hành thời gian thực hiện cắt chỉ. Vậy Vậy vết thương khâu bao lâu thì thay băng? Vết thương khâu khi nào cắt chỉ? Cắt chỉ xong vết thương khâu bao lâu thì lành?
Bài viết liên quan:
Ảnh: @Internet
Thông thường, việc cắt chỉ cho vết thương khâu được tiến hành sau khoảng 1-2 tuần sau khi thực hiện khâu vết thương. Trường hợp vết thương khâu chỉ tự tiêu thì vết khâu cũng tự lành sau từ 1-2 tuần. Điều này giải đáp cho thắc mắc vết thương khâu mấy ngày cắt chỉ? Vết thương khâu khi nào lành? Tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt, vết thương khâu có thể tới 2-3 tuần mới có thể được xử lý cắt chỉ.
Trong trường hợp vết thương chưa lành mà tiến hành cắt chỉ sớm sẽ khiến vết thương bị hở, toác miệng vết thương và thời gian bình phục sẽ kéo dài nhiều hơn so với thông thường. Ngược lại, nếu như cắt chỉ quá thời gian lâu cũng khiến cho vết khâu bị nhiễm trùng dưới chân chỉ, tạo hiện tượng biểu mô hóa, hình thành sẹo hình xương cá. Bởi vậy bạn không nên quá lo lắng vết thương khâu bao lâu cắt chỉ và vết thương khâu bao lâu thì lành mà còn phải chờ xem tình trạng của vết thương ra sao.
2.2. Vết thương khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành
Cũng giống như vết thương khâu thông thường khác trên cơ thể, vết thương khâu tầng sinh môn cũng sẽ tự lành sau từ 1-2 tuần. Quá trình lành vết thương khâu tầng sinh môn diễn ra trong khoảng 1 tháng. Lúc này, sức khoẻ người mẹ bắt đầu ổn định và phục hồi cảm giác bình thường nếu như được chăm sóc cẩn thận và không xuất hiện bất kỳ biến chứng nào.
3. Ăn gì để vết thương khâu mau lành?
Câu trả lời cho thắc mắc vết thương khâu bao lâu thì lành đó là người bị khâu vết thương nên có một chế độ ăn và ngủ nghỉ khoa học để vết khâu nhanh liền mà không bị mất sức. Nguồn thực phẩm cần được cung cấp đó là chất đạm có trong thịt, cá, trứng, lươn,.. để tạo các tế bào mới khiến cho vết khâu nhanh lành hơn.
Bài viết liên quan: Vết thương bao lâu thì ăn được thịt bò? Có nên ăn thịt bò sau phẫu thuật?
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên chú ý ăn nhiều loại thực phẩm tham gia vào quá trình tạo máu như sắt, acid folic, vitamin B12,… Các loại thực phẩm này có nhiều trong thịt, gan, trứng, sữa, các loại rau xanh đậm,… Kẽm và selen cũng là 2 chất cần thiết để tránh vết thương nhiễm khuẩn, mau lành. Những chất này có trong các thực phẩm như cá, thịt gia cầm, trứng, nghêu, sò, ốc, thận, gan, ngũ cốc,… Vết thương khâu sau bao lâu thì lành phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng nên người bệnh nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp vết khâu nhanh lành.
Trên đây là những giải đáp cụ thể nhất cho thắc mắc vết thương khâu bao lâu thì lành? Nếu như bạn có một chế độ dinh dưỡng tốt cùng với việc vệ sinh đúng cách, vết khâu có thể sẽ nhanh lành và khô miệng hơn nữa. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng bài viết mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn đọc cùng gia đình nhiều thật nhiều sức khoẻ!