Thiết Bị Y Tế Tâm Lan

Công ty sản xuất vật tư y tế, dụng cụ y khoa

  • Trang chủ
  • Sản Phẩm
  • Thông Tin Sức Khỏe
    • Sức khỏe Tai Mũi Họng
    • Chăm sóc vết thương
  • Thiết bị y tế
  • Giới thiệu
    • Privacy Policy
    • Disclaimer
    • Liên hệ
    • Chính sách
Trang chủ / Chăm sóc vết thương / Vì sao vết thương bị chai cứng? Cách xử lý vết thương bị cứng

Vì sao vết thương bị chai cứng? Cách xử lý vết thương bị cứng

Vết thương bị chai cứng khi vùng da tại vết thương bị hóa sừng và ngả sang màu vàng. Tình trạng này thường xảy ra ở các vị trí như ngón chân, mắt cá chân… Vậy cần làm gì để các vết trầy xước, vết bầm tím chai chân tránh mưng mủ, nhiễm trùng hay mọc thêm mụn cóc gây sẹo lồi xấu xí? Cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan tìm hiểu cách xử lý vết thương bị cứng qua bài viết sau nhé!

Toc

  • 1. 1. Vết thương bị chai cứng là gì?
  • 2. 2. Vì sao vết thương bị chai cứng?
  • 3. 3. Vết thương bị cứng có nguy hiểm không?
  • 4. Bài viết liên quan:
  • 5. 4. Cách xử lý các vết sẹo bị chai cứng 
    • 5.1. 4.1. Thực hiện các giải pháp loại bỏ đi phần da chết
    • 5.2. 4.2. Áp dụng mẹo dân gian chữa bằng tỏi 

1. Vết thương bị chai cứng là gì?

Vết thương bị cứng là tình trạng vùng da tại vết thương bị hóa sừng và ngả sang màu vàng. Khi sờ vào thì chúng ta có thể cảm nhận được vùng da vết thương bị cứng và các vết chai đó thường có xu hướng nhô lên với các đầu mụn trắng.

Ngoài ra, người bệnh khi có vết thương bị chai cứng thường có cảm giác rất ngứa, đau nhói và khó chịu. Khi gặp tình trạng này, tuyệt đối không được gãi hoặc nặn khi còn non vì nó rất dễ lan ra các vùng khác. Do vậy, khi gặp phải tình trạng vết thương bị chai cứng, để đảm bảo an toàn các bạn hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám.


Có thể bạn quan tâm:

  • Nhận biết dấu hiệu vết thương bị hoại tử. Cách xử lý vết thương hoại tử
  • Vết thương phần mềm và những điều cần biết
  • Tác dụng của yến sào với việc bồi bổ, lành viết thương

2. Vì sao vết thương bị chai cứng?

Phần lớn tình trạng vết thương bị chai cứng thường được bắt gặp trong các trường hợp sau:

  • Khi mới xảy ra vết thương bị cứng, người bệnh có tâm lý chủ quan, không thăm khám kịp thời để điều trị dứt điểm. Do đó mà phần dịch mủ bị ứ đọng lâu ngày dưới bề mặt da và dần biến thành các vết sẹo bị chai cứng.
  • Một nguyên nhân khác cũng có thể làm xuất hiện vết sẹo bị chai cứng đó là do bạn thường xuyên để vùng da ở vết thương bị chèn ép. Chẳng hạn như với những vết thương ở lòng bàn chân, khi bạn thường xuyên đi giày chặt hoặc không đi tất để vết thương cọ sát trực tiếp với đế giày nên lâu ngày dẫn đến sẹo chai cứng.
  • Ngoài ra, bạn có thể có vết thương để lại vết sẹo bị chai cứng trong trường hợp lạm dụng thuốc kháng sinh dẫn đến nội tiết tố thay đổi mà hình thành nên các nốt mụn bọc, sau đó do để lâu vi khuẩn tích tụ lại ngày qua ngày, phần biểu bì ở đó bị quá sản và hình thành nên các vết chai cứng.

3. Vết thương bị cứng có nguy hiểm không?

Vết thương bị chai cứng tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ. Đồng thời, khi vết thương bị chai cứng, có mủ bên trong dẫn đến viêm nhiễm gây đau đớn thì cũng vô tình tạo ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt thường ngày.

Bên cạnh đó, nếu bạn là bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tiểu đường và trên cơ thể xuất hiện các vết thương bị chai cứng thì rất có khả năng đây là một trong những biểu hiện của biến chứng đái tháo đường. Điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ không hay và bạn nên nhanh chóng sắp xếp đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan:

  1. https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-lanh-nhung-van-sung/
  2. https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-khong-lanh/
  3. https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-mach-mau/
  4. https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-dong-vay/
  5. https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-bi-nhiem-trung/

Tóm lại, nếu phát hiện vết sẹo bị chai cứng và có xuất hiện cảm giác ngứa, đau nhức thì nên đến bệnh viện để kiểm tra. Tuyệt đối không được xem nhẹ vì mọi dấu hiệu bất thường đều phản ánh lên tình trạng của sức khoẻ.

4. Cách xử lý các vết sẹo bị chai cứng 

Vậy làm thế nào để xử lý các vết sẹo chai cứng? Với những vết chai nặng và có dịch ở bên trong, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để lấy tận chân dịch gây ra vết chai, sau đó sẽ cắt bỏ vùng da bị chai để hạn chế lây lan ra các vùng da lân cận.

Ngược lại với những vết sẹo chai cứng thông thường thì người bệnh có thể tự chữa đơn giản tại nhà như sau:

4.1. Thực hiện các giải pháp loại bỏ đi phần da chết

Đây là cách giúp cho các vết chai bớt sần đi cũng như giúp các lớp đã chết được bong ra. Khi thực hiện cách này liên tục, phần vùng da bị chai cứng sẽ mềm dần ra, giúp tái tạo lại phần da mới nhanh hơn. Một số cách tẩy da chết đơn giản mà bạn có thể áp dụng đó là:

  • Mua các hũ tẩy da chết bằng bã cà phê hoặc các sản phẩm tẩy da chết chuyên dụng. Những sản phẩm này bạn sẽ dễ dàng tìm thấy ở các siêu thị, với hũ lớn mà giá thành vô cùng phải chăng.
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng mật ong kết hợp cùng bột baking soda hoặc bột yến mạch và dầu oliu. Những sản phẩm này vừa giúp loại bỏ đi lớp da chết mà còn có thành phần hỗ trợ làm mịn da.

4.2. Áp dụng mẹo dân gian chữa bằng tỏi 

Tỏi không những là một gia vị trong nấu nướng mà nó còn có tác dụng kháng khuẩn mạnh giúp cải thiện tình trạng vết thương bị chai cứng. Để áp dụng phương pháp này bạn cần thực hiện lần lượt như sau:

  • Ngâm hoặc xông hơi vùng da có vết sẹo bị cứng để làm mềm phần da đó
  • Lấy một vài nhánh tỏi bóc vỏ và đập dập. Sau đó, đắp trực tiếp những lát tỏi đó lên vùng da có vết sẹo bị chai cứng và để trong 10 phút
  • Sau đó đem rửa sạch và bôi các sản phẩm dầu dưỡng chứa vitamin E để làm mềm da và hỗ trợ tái tạo làn da mới nhanh chóng.

Tuy nhiên, những mẹo dân gian trên đây cũng chỉ được xem là một hình thức tham khảo. Nếu trường hợp vết sẹo chai cứng của bạn tạo ra nhiều cảm giác khó chịu, đau xốn hơn bình thường thì tốt hơn hết vẫn nên tham khảo qua ý kiến của các y bác sĩ trước khi áp dụng bất kì một biện pháp phòng ngừa, chữa trị nào.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ mới nhất về tình trạng vết thương bị chai cứng, nguyên nhân xuất hiện cũng như cách xử lý tình trạng này. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho quý vị.

Share0
Tweet
Share

Bài viết liên quan

Nhận biết dấu hiệu vết thương bị hoại tử. Cách xử lý vết thương hoại tử

5 nguyên tắc giúp bạn xử lý vết thương hở sâu lành một cách nhanh chóng và không để lại sẹo 

Mẹo xử trí vết thương kiến ba khoang đốt đơn giản, hiệu quả

Vết thương phần mềm và những điều cần biết

Vết thương khâu bao lâu thì lành? Vết thương khâu khi nào cắt chỉ?

Vết thương bị sưng: Nguyên nhân và cách xử lý

Bài viết nên xem

Tìm hiểu nguyên nhân gây hạ đường huyết ở người bình thường

Vết thương phần mềm và những điều cần biết

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không?

Bảng theo dõi chỉ số đường huyết chính xác nhất

Kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì? Có cần giấy phép không?

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Bài viết khác

Đồ bảo hộ y tế chống dịch mua ở đâu chất lượng, uy tín?

Gel rửa tay khô có tốt không? Có nên dùng gel rửa tay khô?

Rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý cho trẻ được không?

Hạ đường huyết: Tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý

Xử lý băng gạc và vết thương khi bị dính vào nhau 

Vết thương bị nhiễm trùng: Dấu hiệu nhận biết, cách phòng ngừa và xử lý

Bài viết mới

Tìm hiểu nguyên nhân gây hạ đường huyết ở người bình thường

Tìm hiểu nguyên nhân gây hạ đường huyết ở người bình thường

Vết thương phần mềm và những điều cần biết

Vết thương phần mềm và những điều cần biết

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không?

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không?

Bảng theo dõi chỉ số đường huyết chính xác nhất

Bảng theo dõi chỉ số đường huyết chính xác nhất

Kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì? Có cần giấy phép không?

Kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì? Có cần giấy phép không?

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Thông tin hữu ích

Tổng hợp thông tin chi tiết nhất về gạc phẫu thuật ổ bụng Tâm Lan

Cách xử lý và chăm sóc vết thương hở được khuyến cáo

Tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?

Hướng dẫn cách đo nhiệt kế các loại chính xác & an toàn nhất!

Công ty sản xuất đồ bảo hộ y tế chống dịch Tâm Lan

Cẩn trọng với tình trạng vết thương lành nhưng vẫn sưng

Một số cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn, đơn giản và hiệu quả tại nhà

Ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh có phải dấu hiệu bị viêm tai giữa?

Quy trình 7 bước đăng ký Chứng nhận CE cho thiết bị y tế

Tiểu đường tuýp 1 là gì? Cơ chế gây bệnh, triệu chứng, cách điều trị tiểu đường tuýp 1

Bài viết nên xem

7 loại băng gạc y tế và cách ứng dụng vào từng trường hợp

7 loại băng gạc y tế và cách ứng dụng vào từng trường hợp

Chăm sóc vết thương hở như thế nào để mau lành và không để lại sẹo?

Chăm sóc vết thương hở như thế nào để mau lành và không để lại sẹo?

Mẹo dân gian: Rơ lưỡi bằng lá hẹ khi trẻ được 3 tháng 10 ngày

Mẹo dân gian: Rơ lưỡi bằng lá hẹ khi trẻ được 3 tháng 10 ngày

Bài viết nổi bật

Xử lý băng gạc và vết thương khi bị dính vào nhau 

Xử lý băng gạc và vết thương khi bị dính vào nhau 

Vì sao vết thương bị chai cứng? Cách xử lý vết thương bị cứng

Vì sao vết thương bị chai cứng? Cách xử lý vết thương bị cứng

Vì sao có ráy tai ướt? Nhiều ráy tai ướt có sao không?

Vì sao có ráy tai ướt? Nhiều ráy tai ướt có sao không?

Chuyên mục
  • Chăm sóc vết thương (23)
  • Sức khỏe Tai Mũi Họng (16)
  • Thiết bị y tế (12)
  • Thông Tin Sức Khỏe (45)

Copyright © 2024 thietbiytetamlan.com. All rights reserved.

↑