Khi mang thai, các mẹ bầu buộc phải tiêm chủng chích ngừa bệnh uốn ván theo lịch tiêm ngừa của Bộ Y Tế. Theo khuyến cáo, bà bầu tiêm phòng ngừa vi khuẩn uốn ván clostridium tetani phải tiêm đủ 2 mũi vaccine, trong đó 2 mũi phải cách nhau từ 4-6 tuần và mũi 2 phải tiêm trước sinh ít nhất 1 tháng. Vậy tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không? Mời bạn hãy cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.
Toc
Có thể bạn quan tâm:
- Uốn ván (phong đòn gánh) là gì? Uốn ván ủ bệnh bao lâu?
- Công ty sản xuất vật tư y tế
1. Tiêm uốn ván mũi 2 khi nào?
Rất nhiều người đang thắc mắc liệu tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không? Uốn ván là một bệnh lý nhiễm trùng rất nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Tất cả mọi cá nhân đều phải chủ động tiêm vắc-xin phòng uốn ván để bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Trong đó, 2 nhóm đối tượng được khuyến cáo tiêm ngừa uốn ván đúng thời hạn và liều lượng đó là phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và những người lao động trong môi trường nhạy cảm như công nhân cơ khí, thợ hàn, công nhân xây dựng…
- Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai: Việc tiêm vaccine ngừa uốn ván ở thời kỳ này hướng tới 2 mục đích chính. Một là để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh khi can thiệp dao kéo trong quá trình vượt cạn. 2 là để bảo vệ cho các em bé trong bụng khi sinh ra không mắc uốn ván rốn.
- Những người lao động trong môi trường nhạy cảm: Đó là những người nông dân làm việc tại nông trại thường xuyên tiếp xúc với đất cát bẩn và người làm việc trong các công trường sử dụng chủ yếu các công cụ lao động là kim loại. Các cá nhân này nên chủ động thực hiện tiêm vắc-xin ngừa uốn ván để giảm thiểu nguy cơ mắc nhiễm trùng uốn ván khi các tai nạn lao động xảy ra.
Theo quy định của Bộ Y Tế thì thời điểm tiêm uốn ván mũi 2 chính xác là:
- Đối với tiêm uốn ván bầu, liệu việc tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không? Người phụ nữ mang thai lần đầu và 5 năm trở lại đây chưa thực hiện tiêm chủng ngừa uốn ván thì mũi 1 phải được tiêm trong giai đoạn tuổi thai đang ở tháng thứ 4, thứ 5 hoặc 6. Còn mũi 2 sẽ được tiêm sau mũi 1 từ 4-6 tuần. Trong đó, mũi 2 sẽ được tiêm cách mũi 1 tối thiểu là 4 tuần. Nếu tiêm muộn hơn thì mẹ bầu buộc phải tiêm trước khi dự sinh 1 tháng để vắc xin phát huy hiệu quả ngừa bệnh.
- Đối với tiêm uốn ván thông thường: Những người trong vòng 5 năm chưa từng tiêm ngừa uốn ván, khi xảy ra vết thương sẽ được tiêm huyết thanh uốn ván Tetanus cấp tốc ngừa uốn ván trong 24h. Ngay sau khoảng vài phút các bác sĩ sẽ thực hiện tiêm luôn mũi 2 – VAT.
Cần lưu ý rằng, vắc-xin uốn ván không có tác dụng phòng ngừa cả đời mà sau mỗi 5 năm, bạn phải thực hiện tiêm nhắc lại 1 lần để duy trì khả năng bảo vệ cơ thể trước vi khuẩn uốn ván.
2. Những thắc mắc liên quan đến tiêm uốn ván mũi 2
2.1. Tiêm uốn ván mũi 2 sớm có sao không?
Tiêm uốn ván mũi 2 quá sớm hay tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không? Tiêm vaccine là một việc rất quan trọng. Do vậy, tất cả các cá nhân phải chủ động sắp xếp và ghi nhớ thời gian để thực hiện tiêm đúng theo thời gian quy định. Trong trường hợp, các mẹ bầu muốn thực hiện tiêm mũi 2 sớm thì mũi 2 phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Bài viết liên quan:
- https://thietbiytetamlan.com/ha-duong-huyet-o-nguoi-binh-thuong/
- https://thietbiytetamlan.com/chuyen-do-f-sang-do-c-microlife/
- https://thietbiytetamlan.com/do-nhiet-ke-co-cong-them-do/
- https://thietbiytetamlan.com/do-bao-ho-y-te-chong-dich-mua-o-dau/
- https://thietbiytetamlan.com/bao-ve-ban-than-tot-hon-voi-kinh-chong-giot-ban-faceshield/
Ảnh: @Internet
- Bạn đã thực hiện tiêm mũi 1 đúng theo quy định trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ là vào tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5, thứ 6.
- Khi muốn tiêm sớm mũi 2 thì vẫn phải đáp ứng cách mũi 1 tối thiểu 4 tuần. Tuyệt đối không không được phép tiêm sớm hơn thời gian quy định nêu trên nếu không có thể xảy ra các phản ứng thuốc dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng của cả mẹ và bé.
2.2. Tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?
Vaccine ngừa uốn ván có lợi ích rất lớn cho cả mẹ và bé. Trong trường hợp có các việc riêng cá nhân hoặc do quên thì các mẹ tiêm mũi 2 muộn nhất vào thời điểm cách ngày dự sinh 1 tháng. Nếu để tiêm mũi 2 quá muộn và quá sát với ngày sinh rất có thể sẽ làm giảm hiệu quả phòng ngừa của vắc-xin hoặc tệ hơn là mẹ và bé vẫn có thể nằm trong đối tượng dễ bị tấn công bởi vi khuẩn uốn ván. Do đó, các mẹ nên chú ý, tuyệt đối không được lơ là hay coi nhẹ việc tiêm đủ 2 mũi vắc-xin ngừa uốn ván đúng thời gian quy định.
2.3. Không tiêm uốn ván mũi 2 có sao không?
Theo báo cáo của các cơ quan Y Tế thì tỷ lệ tử vong đối với những người không tiêm vắc-xin khi bị mắc uốn ván có thể lên đến 80%. Đặc biệt, khi trẻ sơ sinh bị mắc uốn ván thì nguy cơ tử vong thậm chí lên đến 95%. Uốn ván là một loại nhiễm trùng cấp tính có khả năng phá hủy rất nhanh và khi đã trở nặng thì nạn nhân hầu như không có cơ hội sống sót.
Và một thứ duy nhất bảo vệ được chúng ta khỏi sự tấn công của uốn ván đó chỉ có thể là vắc-xin. Nếu đã thực hiện tiêm vắc-xin ngừa uốn ván đúng liều lượng trong vòng 5 năm trước khi xảy ra các vết thương hở thì cơ thể có khả năng miễn dịch được vi khuẩn uốn ván. Do vậy, không vì lý do gì mà chúng ta lại không chủ động tiêm vắc-xin ngừa uốn ván để bảo vệ bản thân trước lưỡi hái tử thần của loại nhiễm trùng này.
Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về câu hỏi: tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không. Hy vọng những chia sẻ trên của Thiết Bị Y Tế Tâm Lan sẽ là những lưu ý cấp thiết để cho quý bạn đọc chủ động thực hiện tiêm vắc-xin ngừa uốn ván định kỳ. Cám ơn bạn đã theo dõi!