Máu loãng hay còn gọi là bệnh máu khó đông là một trong những căn bệnh hiếm gặp nhưng lại có mức độ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng tránh cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Toc
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn xử lý đúng cách khi không may bị vỡ nhiệt kế thủy ngân
- Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?
1. Máu loãng là bệnh gì?
Có thể nói bệnh máu loãng là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm mặc dù có tỉ lệ người mắc thấp hơn nhiều so với các loại bệnh khác. Thế nhưng mức độ nguy hại mà chúng gây ra cho cơ thể người bệnh lại vô cùng nặng nề. Cho đến nay, căn bệnh máu loãng khó đông vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh triệt để. Và lo lắng hơn, đây là bệnh di truyền.
Đặc điểm cơ bản nhất của căn bệnh này đó là triệu chứng chảy máu lâu cầm được khi bị chấn thương ở bất kỳ đâu trong cơ thể. Nếu như ở người bình thường, khi bị trầy xước, xuất hiện vết thương hở thì cơ thể lập tức sẽ xuất hiện cơ chế làm lành và đông máu vết thương. Tuy nhiên với người bệnh mắc máu loãng khó đông, khi bị chảy máu vết thương có thể sẽ không được cầm cho đến khi có sự can thiệp của bác sĩ hoặc các loại thuốc đặc hiệu.
2. Bệnh máu loãng khó đông là bệnh rối loạn di truyền
Bệnh máu loãng hay được gọi là bệnh máu khó đông là một dạng rối loạn chảy máu di truyền do người bệnh bị thiếu một số protein giúp đông máu. Trong cơ thể con người thường có 13 loại yếu tố đông máu cùng phối hợp với tiểu cầu, khi đó các tế bào máu nhỏ hình thành ở tủy xương để giúp máu đông. Với người bị bệnh, một số tế bào giúp hình thành quá trình đông máu tự nhiên bị thiếu hụt. Người bệnh có gen di truyền quy định các yếu tố đông máu VIII, IX hoặc XI. Những gen này nằm trên NST X nên gen gây bệnh sẽ là một trong số gen lặn quy định liên quan đến NST X.
Do vậy, ở phụ nữ tuy không mắc bệnh loãng máu nhưng có một nhiễm sắc thể X mang gen gây bệnh. Thì cũng sẽ có nguy cơ di truyền 50% cho con cả con trai và con gái. Ngược lại với con trai mang trong mình NST X gây bệnh cũng có thể di truyền sang thế hệ sau nhưng chỉ di truyền cho con gái. Theo đó tỷ lệ mắc bệnh này trên thế giới với trẻ em được sinh ra chỉ vào khoảng 1/10.000.
3. Người bị máu loãng thường có biểu hiện gì?
Người bị loãng máu khó đông có biểu hiện bệnh tương đối dễ nhận thấy, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng như thế nào lại phụ thuộc vào sự thiếu hụt các yếu tố đông máu. Người bị thiếu hụt những protein giúp đông máu nhẹ sẽ dễ bị chảy máu khi chấn thương. Nếu như bị thiếu hụt nghiêm trọng sẽ có mức độ biểu hiện bệnh nhiều hơn, nguy hiểm hơn, đó là hiện tượng chảy máu không lý do, chảy máu tự phát. Máu chảy từ vết thương còn không được kiểm soát bởi cơ chế bình thường của cơ thể, không thể đông nếu như không có sự can thiệp của các loại thuốc đông máu. Trẻ em nếu bị mắc bệnh máu loãng sẽ có những biểu hiện cụ thể khi vào khoảng 2 tuổi. Những biểu hiện chảy máu tự phát như sau:
Bài viết liên quan:
- Đau cứng khớp tay, khớp gối
- Có lẫn máu trong phân và nước tiểu
- Xuất hiện hiện tượng chảy máu quá nhiều, chảy máu cam thường xuyên chảy máu trong nướu răng
- Xuất hiện vết thương bầm tím lớn không rõ nguyên nhân
Đặc biệt nếu như cơ thể xuất hiện những biểu hiện trên đi kèm với triệu chứng dưới đây, bạn phải lập tức đưa người bệnh đi cấp cứu ngay:
- Biểu hiện đau cổ, đau đầu dữ dội
- Xuất hiện triệu chứng nôn mửa liên tục không ngớt
- Nhìn mờ, giảm thị lực hoặc song thị
- Chảy máu không ngưng từ vết thương hở
4. Nguyên nhân gây ra bệnh máu loãng
Nguyên nhân xảy ra bệnh máu loãng chính là do việc thiếu hụt đi các yếu tố làm đông máu đặc biệt là tiểu cầu. Thông thường, khi cơ thể xuất hiện vết thương bị chảy máu, các tiểu cầu sẽ tụ lại và làm đông máu vết thương, từ đó vết thương được cầm máu. Thế nhưng ở người bệnh, cơ chế này không được diễn ra do lượng tiểu cầu thiếu hụt và từ đó cơ thể không thể tự cầm máu.
Ảnh: @Internet
Một nguyên nhân khác đó là do hệ miễn dịch của người bệnh sản sinh ra kháng thể tấn công các yếu tố đông máu. Đây là một nguyên nhân hiếm gặp nhưng không phải không có. Bên cạnh đó yếu tố di truyền từ bố mẹ sang con cái cũng là một trong những nguyên nhân trẻ mắc máu khó đông bẩm sinh. Tuy nhiên bệnh này thường dễ gặp ở nam giới hơn nữ giới.
5. Mức độ nguy hiểm của bệnh máu loãng
Bệnh loãng máu khó đông rất nguy hiểm, nếu không được điều trị và kiểm soát tốt, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề. Như:
- Hiện tượng xuất huyết trong
- Gây tổn thương đến các khớp trong cơ thể do việc chảy máu tự phát lâu ngày dẫn đến tàn tật, khó vận động
- Chảy máu trong não còn biến chứng đến hệ thần kinh
- Người bị máu loãng dễ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm gan cao khi truyền máu
6. Người bị máu loãng cần lưu ý những gì?
Để giảm nhẹ những trường hợp xấu nhất xảy ra, bạn có thể ngăn ngừa chúng bằng những lưu ý quan trọng dưới đây:
- Học cách sơ cứu khi chảy máu để tránh mất máu quá nhiều
- Vận động nhẹ nhàng và thật an toàn mỗi ngày để tránh bị thương
- Chủ động tìm hiểu các thông tin về bệnh và các biện pháp chủ động xử lý các vấn đề trên nhiều phương tiện truyền thông
- Thăm khám thường xuyên và liên lạc với bác sĩ mỗi ngày để cập nhật tình hình sức khỏe liên tục
Trên đây là những chia sẻ mới nhất về máu loãng mà bạn cần biết để chủ động phòng tránh, xử lý nguy cơ về bệnh có thể gây nguy hiểm cho chính mình và người thân. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng rằng bài viết mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn một ngày vui khoẻ!