Kinh doanh thiết bị y tế là việc thực hiện mua bán, phân phối mặt hàng trang thiết bị y tế đã được chứng nhận lưu hành đến tay người tiêu dùng. Vậy hoạt động kinh doanh này có cần giấy phép, thủ tục gì không? Điều kiện mở cửa hàng thiết bị dụng cụ y tế là gì và cần lên kế hoạch khởi nghiệp ra sao? Sau đây Tâm Lan xin chia sẻ một vài kinh nghiệm cũng như thông tin đến quý bạn đọc, cùng tham khảo nhé!
Toc
1. Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh thiết bị y tế
Kinh doanh vật tư y tế là việc thực hiện các hoạt động mua bán, phân phối, xuất, nhập khẩu một hoặc nhiều mặt hàng thiết bị y tế đã được chứng nhận tới tay người tiêu dùng để đạt được lợi nhuận.
Đây được coi là lĩnh vực kinh doanh khác với lĩnh vực sản xuất trực tiếp. Do đó, người mua và bán sẽ hợp tác kinh doanh trang thiết bị y tế thông qua quá trình mua đi, bán lại để sinh lời.
2. Kinh doanh thiết bị y tế có cần giấy phép không ?
Theo quy định, các cơ sở, đơn vị kinh doanh trang thiết bị y tế đều cần có giấy phép. Khi đó, nếu chủ sở hữu kinh doanh thuộc các nhóm hàng đủ điều kiện thì sẽ phải đăng ký cấp giấy phép kinh doanh thiết bị y tế theo đúng quy định. Điều này phụ thuộc vào điều kiện phân loại các thiết bị y tế theo loại của Bộ Y tế. Từ đó sẽ làm cơ sở để xác nhận xem cơ sở kinh doanh có cần phải xin cấp giấy phép hay không?
3. Kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì?
Như đã nói ở trên, mã ngành kinh doanh thiết bị y tế khác nhau sẽ có điều kiện cấp phép và hoạt động kinh doanh khác nhau. Do vậy để trả lời câu hỏi kinh doanh thiết bị y tế cần gì thì chủ sở hữu cần tìm hiểu những điều kiện cho từng nhóm thiết bị y tế dưới đây.
3.1. Kinh doanh thiết bị y tế thuộc loại A
Theo quy định, kinh doanh trang thiết bị y tế là hoạt động có điều kiện tuy nhiên không bắt buộc với tất cả các nhóm trang thiết bị, vật tư y tế. Cụ thể, những mặt hàng thiết bị y tế thuộc loại A hiện tại sẽ không có điều kiện quy định cụ thể và không phải xin giấy phép kinh doanh. Do vậy, các doanh nghiệp, chủ sở hữu khi kinh doanh trang thiết bị thuộc loại này chỉ cần làm thủ tục đơn giản để công bố tiêu chuẩn áp dụng trước khi đưa sản phẩm ra thị trường thì có thể thực hiện một cách hợp pháp.
3.2. Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại B, C, D thông thường
- Cơ sở kinh doanh phải có ít nhất 1 nhân viên kỹ thuật hoặc nhân viên kinh doanh thiết bị y tế đạt trình độ cao đẳng đúng chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành y, dược trở lên. Và đã được đào tạo chuyên sâu phù hợp với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở mua bán.
- Phương tiện vận chuyển như ôtô, xe máy hoặc hợp đồng thuê với các đơn vị vận chuyển trang thiết bị y tế từ cơ sở mua bán đến nơi giao hàng thích hợp.
- Có kho bảo quản với diện tích phù hợp đủ để đáp ứng bảo quản về số lượng và chủng loại của mặt hàng kinh doanh thiết bị y tế. Theo đó, kho phải đảm bảo khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, không gần các nguồn lây nhiễm. Và đáp ứng đầy đủ yêu cầu bảo quản khác của trang thiết bị y tế theo quy định của Bộ Y Tế.
4. Kế hoạch kinh doanh thiết bị y tế
Dù là bạn đang đang chuẩn bị kinh doanh thiết bị y tế gia đình hay kinh doanh thiết bị y tế online thì việc lập kế hoạch chi tiết là hết sức quan trọng.
Bài viết liên quan:
4.1. Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thủ tục pháp lý
Có thể nói, đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bạn có thể bắt đầu mở một cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế. Chính vì thế bạn cần lên kế hoạch và chuẩn bị kỹ lưỡng những giấy tờ liên quan đến thủ tục pháp lý. Để việc kinh doanh của cửa hàng được thuận lợi và không bị ảnh hưởng gì về quy định của Pháp Luật.
4.2. Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Nếu như bạn đang có nhu cầu kinh doanh thiết bị y tế online thì bạn hãy bỏ qua bước này. Còn không hay tìm hiểu thật kỹ. Và hãy nhớ rằng địa điểm đặt cửa hàng kinh doanh rất quan trọng. Địa điểm phải thuận tiện, dễ thấy để thu hút khách hàng. Với mặt hàng thiết bị y tế, tốt hơn hết hãy đặt vị trí ở gần phòng khám hoặc bệnh viện nếu có thể.
4.3. Nghiên cứu thị trường tại khu vực kinh doanh
Bạn cần nghiên cứu thị trường tại khu vực kinh doanh mà mình sẽ mở, cụ thể đó là nghiên cứu về nhu cầu khách hàng, có nhiều đối thủ cạnh tranh hay không và những thuận lợi, khó khăn nếu phát triển kinh doanh ở đó,…
4.4. Lựa chọn nguồn sản phẩm chất lượng, uy tín
Những trang thiết bị y tế ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh nên bạn cần chú ý trong việc tìm kiếm nguồn hàng đảm bảo chất lượng, uy tín. Hãy nhập hàng từ những đại lý phân phối thiết bị y tế uy tín trên địa bàn, hoặc nhập sản phẩm từ những thương hiệu có tiếng trong lĩnh vực y tế như Beurer, Omron, Microlife…
4.4. Nắm vững kiến thức về lĩnh vực y tế để đảm bảo việc tư vấn, hỗ trợ khách hàng chính xác
Đây cũng là yếu tố then chốt để công việc kinh doanh của bạn thuận lợi và thu hút được nhiều khách hàng. Do vậy hãy tìm hiểu thật nhiều kiến thức cần thiết về mặt hàng mình kinh doanh để tư vấn cho khách kỹ lưỡng hơn nhé!
Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng rằng bài viết trên đây có thể giúp quý bạn đọc có thêm nhiều thông tin, kiến thức cần thiết khi bắt tay vào kinh doanh thiết bị y tế. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc về vấn đề gì cần giải đáp thêm, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất nhé!