Toc
1. Vết thương phần mềm là gì?
Vết thương phần mềm là khái niệm dùng để chỉ chung cho các thương tích dẫn đến rách da hay những chấn thương gây thương tổn cho các phần mô mềm ở dưới da như: bong gân, giãn cơ, đứt dây chằng… Ngoài ra, vết thương phần mềm còn là những chấn thương bầm dập liên quan đến vết thương phần mềm vùng hàm mặt ở các bộ phận như: mắt, mũi, thái dương,…
Có thể bạn quan tâm:
- 4 điều cần lưu ý khi có vết thương mưng mủ
- Vết thương đóng vẩy và những điều cần biết
2. Quy trình xử trí vết thương phần mềm
Để hỗ trợ xử lý vết thương phần mềm, chúng tôi đã cập nhật kiến thức chuẩn y khoa ngay dưới đây mời bạn cùng tham khảo :
2.1. Nguyên tắc sơ cứu vết thương phần mềm
Nguyên tắc đầu tiên cần nhớ khi sơ cứu vết thương phần mềm đó là loại bỏ những rủi ro cho tính mạng bằng cách theo dõi các dấu hiệu sinh tồn. Nếu vết thương chảy máu hãy tìm mọi cách để cầm máu ngay lập tức. Tuy nhiên trước khi cầm máu bạn cần lưu ý không quên tăng cường các biện pháp sát trùng vết thương phần mềm như rửa vết thương hay bôi thuốc sát khuẩn để tránh nhiễm trùng. Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được đội ngũ y bác sĩ hỗ trợ.
2.2. Khâu vết thương phần mềm
Với những vết thương phần mềm có vết rách lớn thì buộc phải tiến hành khâu vết thương phần mềm. Lưu ý, đây là quy trình chỉ dành cho các nhân viên y tế có chuyên môn mới được tiến hành, ngoài ra không ai được phép can thiệp đụng dao kéo vào vết thương.
2.2.1. Nguyên tắc khâu vết thương phần mềm
Mục đích của khâu vết thương chính là giúp miệng vết thương được liền lại và tái tạo lại phần da nơi chấn thương xảy ra. Do đó, đây là giai đoạn rất quan trọng đòi hỏi phải hết sức cẩn thận, tỉ mỉ, sạch sẽ và an toàn.
2.2.2. Quy trình khâu vết thương phần mềm
Để khâu một vết thương phần mềm các bác sĩ sẽ thực hiện lần lượt như sau:
Bài viết liên quan:
- https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-len-da-non-bi-tham/
- https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-khau-bao-lau-thi-lanh/
- https://thietbiytetamlan.com/vet-khau-tang-sinh-mon-bao-lau-thi-lanh/
- https://thietbiytetamlan.com/5-nguyen-tac-giup-ban-xu-ly-vet-thuong-ho-sau-lanh-mot-cach-nhanh-chong-va-khong-de-lai-seo/
- https://thietbiytetamlan.com/cach-xu-ly-va-cham-soc-vet-thuong-ho-duoc-khuyen-cao/
- Làm sạch và sát khuẩn bề mặt vết thương. Sau đó, sẽ tiến hành gây tê giúp quá trình khâu bớt đau đớn.
- Đánh giá tình trạng của vết thương xem nên khâu và sử dụng chỉ khâu như thế nào
- Tiến hành khâu vết thương
- Sau khi đã khâu xong thì lấy gạc khô thấm sạch, sát khuẩn và băng bó cẩn thận lại.
2.2.3. Cách khâu vết thương phần mềm
Khâu vết thương thuộc về chuyên môn nghiệp vụ của các bác sĩ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tham khảo để theo dõi tình trạng vết thương tốt hơn. Cụ thể:
Các bác sĩ sẽ khâu từng mũi theo đúng nguyên tắc giải phẫu đó là gân, cơ, mô dưới da và da tương ứng với nhau, đảm bảo không để “khoảng chết” ở bên dưới đường khâu. Khi đưa các đầu kim qua da buộc phải đâm vuông góc và lưu ý đến vị trí giữa các mũi khâu phải bằng độ dày của da cần khâu. Đối với khâu buộc chỉ thì cần lưu ý không nên buộc quá chặt tay, các nút chỉ phải nằm cùng phía hướng lên trên bề mặt vết thương còn đường chỉ phải vuông góc với vết thương. Sau khi khâu xong, phải chắc chắn hai mép vết khâu luôn khép kín, không bị quặp vào trong hoặc lộ ra ngoài.
2.3. Chăm sóc vết thương phần mềm
Sau khi khâu vết thương phần mềm xong, người bệnh cần cẩn trọng chăm sóc như sau:
- Không để vết thương tiếp xúc trực tiếp với nước, đảm bảo luôn khô thoáng và thay gạc thường xuyên
- Bảo vệ vết khâu cẩn thận tránh để va đập hay trầy xước
- Theo dõi sát sao tình trạng của vết khâu nếu phát hiện sưng đau và mưng mủ bất thường thì cần đến ngay các cơ sở y tế
- Cắt chỉ đúng hạn và tuyệt đối không được tự ý cắt chỉ tại nhà
- Lưu ý chế độ ăn, tránh ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như: trứng, thịt bò, thịt gà, hải sản, rau muống… dẫn đến sưng đau, mưng mủ và làm cho vết thương lâu lành.
3. Hướng dẫn điều trị vết thương phần mềm
Sau khi hết thuốc tê, chắc chắn người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, nhức và ngứa rát. Do vậy, người bệnh lúc này sẽ được kê đơn các loại thuốc kháng sinh vết thương phần mềm để làm dịu, tiêu sưng và kháng viêm cho vết thương. Bên cạnh đó, người bệnh cần giữ gìn vết thương cẩn thận tránh để nhiễm trùng dẫn đến những hệ lụy không mong muốn.
4. Các loại chỉ khâu vết thương phần mềm
Hiện nay, căn cứ vào mức độ chấn thương cũng như loại hình phẫu thuật mà các bác sĩ sẽ sử dụng chỉ tiêu hoặc chỉ không tiêu để tiến hành khâu vết thương phần mềm cho người bệnh.
Đối với chỉ tự tiêu thì các đường chỉ khâu vết thương sẽ tự phân hủy sau một thời gian. Ngược lại, với chỉ không tiêu thì bệnh nhân sẽ phải quay lai bệnh viện sau khoảng 3-5 ngày để được cắt chỉ. Ngoài ra, phân loại chỉ khâu vết thương còn dựa trên chất liệu của chỉ cũng như cấu trúc sợi bên trong chỉ. Thông thường việc chỉ định sử dụng loại chỉ khâu vết thương phần mềm nào sẽ do bác sĩ chỉ định trong quá trình thăm khám.
Trên đây là toàn bộ những thông tin tiêu biểu nhất về vết thương phần mềm cũng như cách sơ cứu, xử lý khi gặp phải vết thương này. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp ích cho quý bạn đọc trong hành trình chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Chúc bạn đọc nhiều sức khoẻ!