Tình trạng vết thương bị nhiễm trùng xảy ra khi bị vi khuẩn xâm nhập gây ra hiện tượng viêm loét, mưng mủ, chảy mủ có mùi hôi. Vết thương hở, vết xước, vết khâu, vết mổ,… nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng, nguy hiểm nhất là hoại tử. Để tìm hiểu rõ hơn về dấu hiệu, sự nguy hiểm cũng như cách xử lý, hãy cùng Tâm Lan tham khảo qua bài viết dưới đây!
Toc
1. Vết thương bị nhiễm trùng như thế nào?
Thông thường, khi cơ thể bị trầy xước hay bị thương sẽ tự động kích hoạt cơ chế tự làm lành vết thương cùng với sự hỗ trợ của thuốc điều trị. Theo đó, cơ thể bắt đầu sản sinh quá trình tăng collagen, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương khiến chúng nhanh khép lại. Bên cạnh đó quá trình này còn giúp tái tạo mô và cấu trúc của vùng bị tổn thương. Tuy nhiên, nặng hơn, có thể xảy ra hiện tượng vết thương bị nhiễm trùng, hoặc vết thương khâu bị nhiễm trùng sau mỗ do bị vi khuẩn xâm nhập.
Ảnh: @Internet
Hầu hết vết vết thương mổ bị nhiễm trùng nếu không được xử lý làm sạch đúng cách sau 24 đến 72 giờ bị thương. Vết nhiễm trùng có hiện tượng sưng đỏ lan rộng ra các vùng xung quanh, kèm theo triệu chứng đau kéo dài, có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng có mủ, chảy nước vàng. Nếu nhiễm trùng nặng có thể gây ra hiện tượng sốt.
Có thể bạn quan tâm: Làm gì khi băng gạc dính vào vết thương?
2. Nhận biết vết thương bị nhiễm trùng
Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết từ hình ảnh vết thương bị nhiễm trùng như vết thương sưng đỏ, đau. Đây được coi là triệu chứng ban đầu có thể nhận biết rất sớm tuy nhiên lại ít người chú ý. Khi vết thương bị nhiễm trùng, thời gian sưng đỏ kèm đau đớn kéo dài từ 1-3 ngày sau đó có thể lan rộng ra các vùng lân cận gây cảm giác phù nề, mưng mủ. Đây chính là triệu chứng rõ nét nhất khi bị nhiễm trùng vết thương.
Để tránh tình trạng vết thương bị nhiễm trùng diễn biến trở nên nặng nề, bạn cần chú ý đến những dấu hiệu xuất phát ban đầu dưới đây:
- Vết thương, vết mổ đau và không có triệu chứng thuyên giảm mà càng ngày càng tăng dần kéo dài. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất khi vết thương bị nhiễm trùng
- Sưng đỏ xuất hiện và lan rộng ra các vùng xung quanh gây phù nề
- Vết thương mưng mủ, có dịch chảy ra ngày càng nhiều, dịch này kèm mùi hôi khó chịu. Đây là những dấu hiệu cảnh báo đỏ bạn cần đặc biệt chú ý
- Vết thương bị nhiễm trùng có thể gây sốt, mệt mỏi. Đây là diễn biến xấu không thể xem thường và cần có sự can thiệp cũng như điều trị chuyên khoa ngay lập tức
Ảnh: @Internet
Bài viết liên quan:
3. Nhiễm trùng vết thương có nguy hiểm không
Chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với những hình ảnh nhiễm trùng vết mổ, vết thương, tuy nhiên đôi khi bạn sẽ không thể tưởng tượng được chúng lại nguy hiểm như thế nào. Nhiều bạn trẻ vẫn còn chủ quan, cho rằng vết thương sẽ tự lành vì cơ chế miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên nếu vết thương bị nhiễm trùng không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể nhiễm khuẩn các tổ chức sâu hơn bên trong như cơ, xương… Và từ đó chúng có thể làm hoại tử các tế bào trong cơ thể. Nếu để lâu sẽ rất nguy hiểm và việc điều trị, chăm sóc chúng lại càng khó khăn hơn.
Ảnh: @Internet
Bên cạnh đó, khi vết thương bị nhiễm trùng có thể gây ra uốn ván. Đây là một tình trạng nguy hiểm với nguy cơ tử vong rất cao lên đến 30-40%. Tỷ lệ này sẽ cao gấp 10 lần nếu vết thương bị nhiễm trùng uốn ván ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ do các bé chưa có được hệ miễn dịch hoàn chỉnh. Nếu trẻ em gặp phải tình trạng vết thương bị nhiễm trùng mà may mắn thoát khỏi cơn nguy kịch thì cũng có thể phải đối mặt với nhiều di chứng về sau như:
- Co giật dẫn đến xuất huyết cơ
- Có thể gây ra tình trạng gãy xương sống hoặc các xương khác trên cơ thể
- Rối loạn nhịp tim, hôn mê, tăng huyết áp, trụy tim mạch
- Suy hô hấp dẫn đến viêm phổi cùng các nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng da, xuất huyết tiêu hóa,…
- Gây ra tình trạng tử vong cao ở trẻ em và người già
4. Khi bị nhiễm trùng vết thương cần làm gì ?
Nhiễm trùng vết thương nguy hiểm như vậy, thế thì khi vết thương bị nhiễm trùng phải làm sao? Trong trường hợp vết thương bị nhiễm trùng ở mức độ nhẹ, cách xử lý vết thương hở bị nhiễm trùng có thể thực hiện như sau:
Ảnh: @Internet
- Vệ sinh vết thương sạch sẽ: Cách vệ sinh vết thương bị nhiễm trùng không quá phức tạp nhưng cần phải được thực hiện đúng cách. Bạn có thể thực hiện xử lý vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch xử lý vết thương, sát khuẩn y tế. Thực hiện vệ sinh liên tục, đều đặn 3 lần mỗi ngày, tuyệt đối tránh ngâm nước vì có thể gây hiện tượng nhiễm trùng, lở loét nặng thêm.
- Sử dụng bông gòn hoặc gạc y tế để xử lý vết thương bị nhiễm trùng.
- Sử dụng thuốc kháng sinh là cách chữa vết thương bị nhiễm trùng nhằm chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn
- Thực hiện chế độ ăn dinh dưỡng, đầy đủ cũng là cách để vết thương mau lành. Tuy nhiên vết thương bị nhiễm trùng không nên ăn gì? Bạn nên tránh ăn thịt gà, đồ nếp, các thực phẩm dễ gây dị ứng, rau muống, thịt bò, trứng,…
Ảnh: @Internet
Nếu tình trạng vết thương bị nhiễm trùng quá nặng, cơ thể nóng sốt liên tục và không thể tự kháng lại được. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám chữa trị kịp thời và tránh các rủi ro không mong muốn.
Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn có đủ kiến thức để xử lý vết thương bị nhiễm trùng. Nếu có bất kỳ thắc mắc phải làm gì khi vết thương bị nhiễm trùng hay thông tin gì cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé!