Việc xuất hiện ráy tai là hết sức bình thường và là chức năng hoạt động tự nhiên của cơ thể nhằm bảo vệ đôi tai của bạn. Tuy nhiên nếu ráy tai có mùi hôi lại là một vấn đề khác và cần lưu tâm. Hãy cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan đi tìm nguyên nhân và các cách để khắc phục tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé!
Toc
Cách nhận biết ráy tai có mùi hôi
Có thể bạn chưa biết, ráy tai được hình thành do chất nhờn và bụi bẩn, mồ hôi tích tụ lâu ngày trong lỗ tai. Sau đó chúng được đẩy ra ngoài và đóng thành từng mảng nhỏ. Chúng thường có hai dạng chính là ráy tai khô và ướt. Nhưng tuyệt nhiên một đôi tai khỏe mạnh ráy tai thường không có mùi, nếu có thì cũng rất ít mùi.
Nếu bạn nhận thấy tình trạng ráy tai ướt có mùi hôi hoặc ráy tai khô có mùi hôi khó chịu thì chứng tỏ chức năng bảo vệ tai của bạn đang bị ảnh hưởng ít nhiều. Lúc này bạn cần tìm ra nguyên nhân để khắc phục càng sớm càng tốt.
Tại sao ráy tai có mùi hôi?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ráy tai có mùi bất thường. Cần tìm ra nguyên nhân chính xác trước khi muốn điều trị dứt điểm.
Không lấy ráy tai thường xuyên
Đây là nguyên nhân phổ biến và bắt gặp nhiều nhất. Nên lấy ráy tai với tần suất 1-2 lần/ tuần để đảm bảo đôi tai luôn được giữ vệ sinh, không bị tắc nghẽn bụi bẩn gây nên tình trạng xuất hiện dịch và mùi hôi khó chịu.
Ảnh: @Internet
Nhiễm trùng vùng tai ngoài
Nhiễm khuẩn bên ngoài tai thường không quá nguy hiểm nhưng khả năng ráy tai bị bốc mùi là vẫn có. Người bệnh thường mắc bệnh lý do không vệ sinh tai sau khi tắm hoặc đi bơi.
Mắc chứng Cholesteatoma
Chứng kiến sự xuất hiện của tế bào Cholesteatoma trong lớp niêm mạc tai. Triệu chứng nhẹ như chảy dịch, thính giác giảm, ráy tai có mùi,.. khi phát hiện kịp thời có thể chữa dứt điểm. Nếu không nó sẽ biến chứng sang thể nặng như ung thư tai, ăn mòn cấu trúc tai giữa, gây đau rát, thậm chí mất thính lực.
Viêm tai giữa
Đây là bệnh có thể xảy ra trên cả người lớn và trẻ nhỏ, nguy hiểm nhất vẫn là ở trẻ sơ sinh. Ráy tai có mùi hôi ở trẻ sơ sinh thường do các tác nhân gây hại như virus, ô nhiễm không khí, thói quen vệ sinh không hợp lý… Khi nhận thấy trẻ sơ sinh ráy tai ướt có mùi hôi thì khả năng cao là bị viêm tai giữa. Cần liên hệ trung tâm y tế để được xử lý đúng cách nếu không muốn bệnh trở nặng, có thể gây đau tai, sốt cao, quấy khóc ở trẻ.
Ảnh: @Internet
Mắc dị vật trong tai
Người lớn chúng ta thì có thể kiểm soát được hành vi. Tuy nhiên trẻ nhỏ thì không như vậy. Chỉ cần cha mẹ lơ là chú ý một lúc là trẻ đã có thể xảy ra nguy hiểm. Trong đó phải kể đến khả năng trẻ vô tình mắc các dị vật như thức ăn, đồ chơi nhỏ, hạt cườm, bông tăm, đất cát… bên trong tai trong lúc chơi đùa…
Hoặc cũng có thể do côn trùng xâm nhập không kiểm soát được. Khi đó sẽ gây ra những triệu chứng nổi bật như: gây đau ngứa, lỗ tai ra máu, ráy tai có mùi hôi,…
Ung thư tai
Trong số tất cả những nguyên nhân kể trên, đây có thể coi là bệnh hiếm gặp cũng như là nguy hiểm nhất. Mặc dù hiếm gặp nhưng nó cũng có khả năng dẫn đến triệu chứng ráy tai ướt có mùi hôi. Nếu không đi khám bệnh và chẩn đoán kịp thời, bệnh rất dễ chuyển biến xấu gây nhức đầu, liệt cơ, ù tai, chảy dịch nhiều,…
Ráy tai có mùi hôi cần điều trị như thế nào?
Dù đều gặp phải trường hợp ráy tai có mùi hôi nhưng không phải ai cũng mắc bệnh lý giống nhau. Vì thế bạn tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc hay bất kỳ dung dịch xịt lấy ráy tai nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Điều bạn cần làm lúc này là nên đến ngay các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh nhằm có hướng điều trị phù hợp.
Nhiễm trùng tai
Nếu nghi ngờ bản thân bị nhiễm trùng tai ngoài hoặc tai giữa, cần lập tức đi khám chữa tại các cơ sở y tế uy tín. Tại đó, các bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc giảm đau và thuốc nhiễm trùng với liều lượng thích hợp. Ngoài ra, bạn sẽ được lấy ráy tai bằng dụng cụ chuyên biệt, được khử trùng và thực hiện bởi chính bác sĩ khoa tai mũi họng. Người bệnh sau đó cũng cần theo dõi tại gia và hạn chế bơi lội, tiếp xúc nước, đeo tai nghe thời gian dài,…
Mắc dị vật ở tai
Không nên bối rối mà sử dụng bông ngoáy tai để cố loại bỏ dị vật. Nó chỉ khiến dị vật lọt vào sâu hơn và gây tổn thương đến niêm mạc tai. Cách tốt nhất là nghiêng đầu sang một bên và nhờ sự trợ giúp của bác sĩ có kinh nghiệm dùng kẹp chuyên dụng để gắp dị vật.
Ung thư tai
Có thể người bệnh được chỉ định biện pháp hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật nếu cần thiết.
Đảm bảo vệ sinh để phòng ngừa tình trạng ráy tai có mùi hôi
Đây là điều cơ bản nhất và ai cũng nên làm. Bạn có thể dùng cây lấy ráy tai chuyên dụng hoặc tăm bông ngoáy tai để làm sạch. Nên làm đều đặn 1-2 lần/ tuần để đảm bảo tai luôn sạch sẽ, khô thoáng.
Ảnh: @Internet
Lưu ý: Đối với trẻ nhỏ, cần có người lớn hỗ trợ việc lấy ráy tai để tránh gặp nguy hiểm. Không nên thọc sâu gây rỉ máu, ảnh hưởng đến màng nhĩ.
Ráy tai có mùi hôi vô cùng bất tiện và khiến mọi người tự ti trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Hoặc cũng có thể là dấu hiệu cho những bệnh lý bất thường ở người. Chính vì vậy hãy quan tâm, yêu thương bản thân bằng cách chăm vệ sinh, thường xuyên theo dõi và đi khám sức khỏe tai mũi họng định kỳ.