Hạ đường huyết và hạ canxi dù có chung triệu chứng nhưng lại thuộc 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Trong khi người mắc bệnh tiểu đường do thiếu hụt glucose máu thì người bị tụt canxi thuộc đối tượng thiếu canxi máu. Cùng chúng tôi tìm hiểu cách phân biệt 2 khái niệm trên qua bài viết sau đây nhé!
Toc
1. Phân biệt hạ đường huyết và hạ canxi
1.1 Hạ canxi là gì?
Canxi là chất có tính dẫn truyền các tín hiệu đến não bộ, duy trì khả năng co giãn của các tế bào cơ. Người được cho là bị hạ canxi đường huyết khi nồng độ canxi trong máu tăng đột biến vượt qua mức 8,8 mg/dL.
Vậy hạ canxi đường huyết là gì? Đây là tình trạng có thể xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi, giới tính với một số biểu hiện cụ thể như: thường xuyên bị đau rút các cơ, tê chân tay, đôi khi đi kèm với cảm giác như bị kim châm chích ở các bàn tay bàn chân và nhịp tim có xu hướng bị rối loạn. Khi canxi bị mất đi đột ngột, bệnh nhân sẽ bị co thắt tất cả các cơ dẫn đến co giật, khó thở và mất đi nhận thức.
Ảnh: @Internet
1.2 Hạ đường huyết là gì?
Tương tự như hạ canxi, hạ đường huyết cũng là một tình trạng có thể xảy đến với bất kì ai.
Khi hàm lượng đường glucose trong máu giảm thấp xuống quá mức do cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng, người bị hạ đường huyết sẽ gặp các triệu chứng sau: đau đầu, choáng váng, nhịp tim chuyển nhanh, bủn rủn tay chân, hoa mắt, mất hết sức lực và thậm chí là có thể ngất đi nếu không được bổ sung một lượng đường kịp thời cho cơ thể.
Bài viết liên quan:
- Hạ đường huyết: Tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý
1.3 Hạ đường huyết và hạ canxi liệu có giống nhau?
Nhìn chung, hạ canxi và hạ đường huyết đều có nhiều điểm tương đồng về biểu hiện như: thường xuyên có dấu hiệu mệt mỏi, sức khỏe sa sút, không đủ sức để làm việc liên tục trong một thời gian. Do vậy, người bệnh đôi khi bị nhầm lẫn và hiểu sai về tình trạng bệnh. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân biệt bệnh dựa vào các biểu hiện và triệu chứng của nó như sau:
- Khi bị hạ canxi, bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng cơ quắp chân tay, cơ bắp trở nên cứng đột ngột. Lâu dần, người bị hạ canxi máu dễ bị khô da, giảm thị lực, chàm, sa sút trí nhớ.
- Khi mắc hạ đường huyết, bệnh nhân sẽ thường có xu hướng buông thõng tay chân, không thể cử động và đổ mồ hôi nhiều. Sau một thời gian người bệnh có xu hướng xảy ra hạ đường huyết đột ngột hơn, có thể kèm co giật và hôn mê.
Ảnh: @Internet
Bài viết liên quan:
Để có thể chẩn đoán chính xác nhất bạn đang mắc bệnh lý nào, bạn nên đến bệnh viện và trung tâm y tế để thực hiện xét nghiệm và khám sàng lọc. Ngoài ra, có thể khám tổng quát để theo dõi tốt nhất tình trạng sức khỏe của bản thân.
2. Nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết canxi
Hạ canxi đường huyết có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
- Cung cấp không đủ lượng canxi và glucose cho cơ thể.
- Thực hiện chế độ ăn kiêng quá khắt khe dẫn đến không có đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động sống
- Không cân bằng được thời gian làm việc và nghỉ ngơi, thường xuyên làm việc trong môi trường stress, dẫn đến cơ thể luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi quá sức.
- Thiếu hormone PTH: đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết canxi. Thiếu hormone PTH được cho là thường gặp phải ở những bệnh nhân suy tuyến cận giáp.
- Thiếu protein và vitamin D.
- Người nghiện rượu, bia, chất kích thích.
- Ngoài ra, người đang mắc một số bệnh lý liên quan đến thận, tụy và đái tháo đường cũng dễ gặp phải tình trạng hạ canxi đường huyết.
Ảnh: @Internet
3. Cách phòng ngừa và điều trị hạ đường huyết tụt canxi
3.1. Các biện pháp phòng ngừa bệnh hạ đường huyết canxi
Để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý hạ đường huyết và hạ canxi thì bệnh nhân nên chú ý những điều sau:
- Thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học. Tuyệt đối không nhịn ăn liên tục, ăn kiêng quá khắt khe.
- Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh
- Cân bằng lại thời gian làm việc, học tập và vui chơi giải trí
- Tham gia các hoạt động thể dục thể thao
- Bổ sung canxi nhiều hơn trong các giai đoạn như: trẻ em đang trong độ tuổi phát triển, phụ nữ mang thai và cho con bú
- Thường xuyên theo dõi, thăm khám sức khoẻ tổng quát định kì.
Ảnh: @Internet
3.2. Cách điều trị hạ đường huyết canxi
Đối với người mắc chứng hạ đường huyết canxi ở dạng mãn tính, lâu năm, liệu có cách nào để điều trị dứt điểm các triệu chứng? Cùng tham khảo một số cách điều trị điển hình dành cho người mắc hạ canxi đường huyết ngay sau đây bạn nhé.
- Tiêm và bổ sung trực tiếp canxi vào các tĩnh mạch đối với bệnh nhân hạ canxi cấp. Ngoài ra, nên kết hợp duy trì hàng ngày canxi theo đường uống cũng như điều trị các bệnh lý nền gây ra hạ canxi (nếu mắc).
- Với bệnh nhân bị hạ đường huyết cấp thì sẽ được tiêm một lượng dung dịch glucose ưu trương 20 – 30% đường, sau đó sẽ tiến hành truyền dịch ở 10-15% đường. Ngoài ra, bệnh nhân nhẹ hơn có thể tiêm glucagon vào bắp để giúp bệnh nhân nhanh tỉnh lại. Để xử lý kịp thời khi hạ đường huyết đột ngột xảy ra, người bệnh có thể luôn dự phòng bánh kẹo đồ ngọt bên người để sử dụng kịp thời giúp kéo lại lượng đường huyết ngay lập tức.
- Thường xuyên thăm khám và kiểm tra nồng độ đường huyết, canxi trong máu tại bệnh viện. Từ đó theo dõi sát sao hơn tình trạng bệnh
- Tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của các y bác sĩ
Ảnh: @Internet
Bài viết trên đây đã giúp bạn biết được cách phân biệt giữa bệnh hạ đường huyết và hạ canxi, các triệu chứng của từng loại bệnh cũng như cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho quý vị độc giả đang muốn bổ sung thêm các kiến thức về bệnh lý.