Vết trầy xước, vết khâu nếu không được chăm sóc đúng cách có thể hình thành nên vết loát bị nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm khuẩn vết thương thường diễn ra nhiều nhất ở vị trí khó đảm bảo vệ sinh như bàn chân, gót chân, ngón chân… Lúc này, vi khuẩn tác động trực tiếp gây mưng mủ, lở loét và làm sẹo, thậm chí gây hoại tử. Vậy, dấu hiệu vết thương bị hoại tử trông như thế nào? Cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Toc
1. Vết thương hoại tử là gì?
Vết thương bị hoại tử là diễn tiến xấu nhất mà không bệnh nhân nào mong muốn xảy ra với mình. Khi vết thương hoại tử thì phần da tại đó đã chết đi và bắt buộc các bác sĩ sẽ phải cắt bỏ phần da đó nếu không nó sẽ lan nhanh ra các vùng da lân cận.
Vết thương nhiễm trùng hoại tử có thể xảy ra 2 trường hợp
- Vết thương hoại tử khô: nơi vết thương sẽ có màu nâu đen của thành phần da đã chết và các mảng da sẽ bị bong tróc
- Vết thương hoại tử ướt: phần da sẽ nhăn nhúm, xuất hiện các dịch mủ vàng trồi lên trên bề mặt vết thương
Có thể bạn quan tâm:
- Vết thương phần mềm và những điều cần biết
- Vết thương đóng vẩy và những điều cần biết
2. Dấu hiệu vết thương bị hoại tử?
Khi bệnh nhân gặp một trong số các biểu hiện sau đây thì hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán các dấu hiệu vết thương bị hoại tử:
2.1. Vết thương sưng to, ngứa rát,gây đau đớn
Đây là dấu hiệu ban đầu của bị hoại tử. Tuy nhiên, nó khá giống với cảm giác sau khi có vết thương nên người bệnh thường có xu hướng chủ quan coi nhẹ bệnh.
2.2. Vết thương làm mủ sưng tấy
Tại các miệng vết thương sẽ đột nhiên sùi bọt trắng, các phần da quanh vết thương có màu đỏ đâm, sần sùi do phần da đang bị phá hủy. Bên cạnh đó, là những bọc chứa dịch nổi cộm lên và tỏa ra mùi rất khó chịu do phần da chết bốc ra.
2.3. Sốt và nổi hạch
Nếu người bệnh phát hiện hoặc sờ thấy các vùng hạch ở quanh vết thương, nách, bẹn cùng kèm các triệu chứng sốt cao kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì có thể kết luận đây là dấu hiệu vết thương bị hoại tử.
3. Vết thương bị hoại tử phải làm sao?
Để xử lý vết thương hoại tử, các bác sĩ thường áp dụng một trong số các giải pháp sau:
Bài viết liên quan:
3.1. Cắt lọc vết thương hoại tử
Đối với những dấu hiệu vết thương bị hoại tử nặng, vùng nhiễm trùng sâu và lan rộng gây chết nhiều một khoảng da, thịt lớn thì buộc phải cắt bỏ vùng vết thương này. Chỉ có phẫu thuật mới ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn hoại tử sang các vùng da khác. Mặc dù là tình huống không mong muốn nhưng đây là giải pháp duy nhất dành cho người bệnh khi để xảy ra dấu hiệu vết thương bị hoại tử.
3.2. Hút phần dịch hoại tử
Trong trường hợp phần hoại tử nhỏ nhưng ăn sâu vào bên trong thì các y bác sĩ tiến hành hút hết phần dịch tiết hoại tử bằng các vi mạch hút tạo chân không. Nhờ áp dụng phương pháp này mà sẽ loại bỏ hoàn toàn được phần dịch mủ bị ứ đọng lâu ngày, loại bỏ tận chân của các vết hoại tử và giúp thu nhỏ miệng vết thương.
3.3. Sử dụng thuốc điều trị vết thương hoại tử
Với những dấu hiệu vết thương bị hoại tử nhỏ và phát hiện sớm ở giai đoạn đầu thì các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng thuốc đặc trị. Các sản phẩm thuốc này sẽ giúp làm hạn chế sưng viêm cho vết thương, giảm thiểu cảm giác đau đớn và nhanh chóng tiêu diệt các vi khuẩn gây hoại tử. Bệnh nhân buộc phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ uống đúng liều lượng để tránh tình trạng vết thương diễn tiến nặng.
4. Cách chăm sóc vết thương hoại tử
Sau khi đã biết cách xử lý vết thương hoại tử thì khâu chăm sóc những vết thương này cũng vô cùng quan trọng. Bước này giúp giảm thiểu các dịch tiết, đảm bảo an toàn sạch khuẩn cho các vùng da đã bị viêm. Do vậy bạn cần chú ý thực hiện đúng cách.
4.1. Khâu vệ sinh vết thương
Vết thương bị hoại tử cũng là do vết thương bị các vi khuẩn tấn công. Do vậy khâu vệ sinh và chăm sóc vết thương hoại tử là hết sức quan trọng. Trước tiên hãy lau sạch vết thương bằng nước muối sinh lý để lấy đi các phần máu đông, các phần dịch tiết và da đã chết. Sau đó, sử dụng oxy già để lau bên ngoài miệng vết thương để đảm bảo vùng da bị tổn thương được sạch sẽ tuyệt đối.
4.2. Băng bó vết thương
Khi xuất hiện dấu hiệu vết thương bị hoại tử thì dịch mủ sẽ đẩy lên rất nhiều. Do vậy, người bệnh cần chú ý băng bó vết thương cẩn thận bằng gạc vô trùng. Đồng thời đảm bảo thay băng thường xuyên ít nhất 6-8h/1 lần để giúp nơi bị thương luôn khô ráo, thông thoáng.
Bên cạnh đó, một giải pháp về cách chữa vết thương hoại tử hiệu quả là hãy sử dụng thêm các thuốc kháng sinh để giảm thiểu viêm nhiễm hoặc các thuốc bôi trực tiếp vào vùng da bị tổn thương để giúp vết thương nhanh khép miệng hơn và nhanh lành hơn.
4.3. Chú ý các thói quen ăn uống sinh hoạt
Đây là giai đoạn hết sức nhạy cảm nên người bệnh phải duy trì chế độ ăn cẩn thận. Tốt hơn hết là nên ăn các món quen, hạn chế các món liên quan đến hải sản, trứng, đồ nếp, thịt gà để tránh làm mưng mủ gây đau đớn hơn.
Các dấu hiệu vết thương bị hoại tử là điều không mong muốn với bất cứ ai. Do đó, chúng ta rất cần trang bị một số kiến thức cần thiết để sớm nhận biết cũng như phòng ngừa, ngăn chặn tình huống xấu xảy ra. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng bài viết trên mang lại cho quý bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn đọc nhiều sức khoẻ!