Trong cuộc sống hằng ngày, việc xây xát, đụng chạm dẫn đến những vết thương trên cơ thể là điều vô cùng bình thường. Tuy nhiên, dù cho là vết thương nhỏ hay lớn cũng có thể làm đau bạn, và nếu không biết cách xử lý hay chăm sóc các vết thương hở đó sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, ung mủ. Chính vì vậy, việc trang bị cho cá nhân một số kiến thức cơ bản về xử lý vết thương là điều hết sức cần thiết ở mỗi người.
Toc
Các bước sơ cứu vết thương
Sơ cứu luôn là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi bạn chuẩn bị xử lý vết thương hở trên cơ thể. Việc sơ cứu sẽ giúp cầm máu, hạn chế máu chảy ra quá nhiều dẫn đến những tình trạng nghiêm trọng có thể xảy ra.
Bước 1: Rửa sạch tay
Hãy sử dụng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để rửa sạch tay trước khi thực hiện sơ cứu vết thương của người bị thương, nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân gây nhiễm trùng, vi khuẩn. Sẽ tốt hơn nếu sử dụng găng tay y tế để hạn chế tiếp xúc với chất dịch và máu của người bị thương.
Bước 2: Cầm máu
Người sơ cứu không được tiến hành cẩu thả, thiếu thận trọng, tuyệt đối phải chú ý, quan sát dựa vào tình trạng tổn thương của vết thương mà đưa ra lựa chọn phương pháp sơ cứu và cầm máu phù hợp như băng ép, băng nút, gấp chi tối đa hay ấn động mạch,…
Bước 3: Vệ sinh vết thương
Bạn có thể vệ sinh vết thương hở bằng dung dịch nước muối hay nước sạch, để ý loại bỏ các chất bụi, mảnh vụn nếu có, sau đó hãy dùng khăn sạch lau nhẹ nhàng xung quanh vết thương.
Nếu bạn nhìn thấy vết thương hình thành do sự tác động của các dị vật đâm sâu vào da hay xương thì tuyệt đối không được rút ra, không tác động bất kỳ lực gì lên chúng. Lúc này, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để nhờ giúp đỡ của bác sĩ có chuyên môn cao.
Bước 4: Sử dụng thoa thuốc kháng sinh
Đối các vết thương có kích thước nhỏ, bạn có thể dùng một lớp kem kháng sinh hoặc thuốc mỡ để thoa lên vị trí tổn thương. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, có một số loại thuốc mỡ có thể gây kích ứng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để hạn chế tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.
Bước 5: Băng bó vết thương
Việc băng bó sau khi cầm máu sẽ giúp cho vết thương luôn được sạch sẽ, hạn chế thấp nhất nguy cơ nhiễm khuẩn đặc biệt là đối với các vết thương hở. Một điều bạn cần lưu ý khi băng bó vết thương, đó là không nên băng quá chặt có thể dẫn đến việc cản trở quá trình lưu thông má, đồng thời gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.
Chăm sóc và theo dõi tình trạng
Khi bạn hoạt động cả ngày, băng vết thương cũng sẽ bị bẩn hoặc ẩm ướt, chính vì vậy mà bạn cần phải thay băng liên tục mỗi ngày. Tiếp theo đó, việc quan trọng mà bạn không được bỏ qua chính là theo dõi tình trạng của vết thương để sớm nhận biết các biến chứng nếu có.
Nếu bạn nhận thấy vết thương không lành , xuất hiện dịch vàng hoặc dịch có màu xanh lá, có thể kèm theo mủ và mùi hôi tanh khó chịu, xuất hiện dịch vàng,… thì vết thương của bạn có khả năng cao đã bị nhiễm trùng. Hãy lập tức đi đến các cơ sở uy tính, bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Những lưu ý khi chăm sóc vết thương hở
Trong quá trình chăm sóc các vết thương hở trên cơ thể, bạn cần lưu ý một số điều sau để rút ngắn thời gian hồi phục của vết thương:
- Không ăn các loại thực phẩm như thịt gà, nếp, trứng, thịt bò, hải sản để tránh tình trạng gây ung mủ, đau nhức và sau khi hồi phục sẽ không để lại sẹo lồi.
- Không được cạo, gãi lớp vảy đã khô ở ngoài vết thương cho dù đã khô, tránh để lại sẹo hay nám da.
- Sử dụng oxy già để vệ sinh, rửa sạch các vết thương để loại bỏ bụi bẩn.
Với những chia sẻ trên, Y tế Tâm Lan hy vọng rằng mỗi người đều có thể tự bảo vệ chính mình trước những điều vô tình xảy ra trong cuộc sống. Nếu bạn còn có những thắc mắc hay cần được hỗ trợ, có thể liên hệ qua hotline 0908 797 345 hoặc gửi mail về địa chỉ tamlanmedical2611@gmail.com để được tư vấn trực tiếp.