Toc
Băng gạc dính vào vết thương có nguy hiểm không?
Sử dụng các loại băng gạc và băng dính y tế là biện pháp sơ cứu đầu tiên để băng bó lại vết thương nhằm cầm máu và giữ cho vết thương vô trùng. Tuy nhiên, khi băng bó vết thương, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều từng gặp qua tình trạng băng gạc dính vào vết thương, gây chảy máu, lâu lành. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên?
- Có thể là do chưa khéo léo dẫn đến cuốn băng gạc sai làm cho băng bị dính.
- Khi vết thương chuyển lành, dịch máu (mủ) đã thấm vào băng y tế khô lại, lúc này vô tình gây kết dính với băng gạc. Vì thế khi thay băng ta gặp tình trạng băng dính chặt vào vết thương.
Nếu để băng gạc dính quá lâu mà không nhanh chóng tiến hành vệ sinh lại và cuốn gạc mới, vết thương rất có thể bị nhiễm trùng, lâu lành, thậm chí có thể để lại sẹo. Vậy chúng ta sẽ xử trí như thế nào khi băng gạc dính vào vết thuơng, mời bạn cùng Tâm Lan Medical xem tiếp phần dưới đây.
Làm gì khi băng gạc dính vào vết thương?
Thông thường, tùy vào vết thương mà các nhân viên y tế sẽ sử dụng các loại băng gạc y tế cho phù hợp. Do đó, cách xử trí của mỗi loại băng gạc khi dính vào vết thương sẽ được tiến hành sơ cứu khác nhau:
Băng gạc dính vào vết thương
Băng gạc dính vào vết thương là trường hợp thường gặp đối với những vết thương tương đối lớn. Khi vết thương bắt đầu lành, máu và dịch mủ vừa thấm vào băng gạc vừa khô lại. Khi tháo gỡ để thay băng sẽ gặp tình trạng băng gạc dính vào vết thương. Lúc này, nếu không xử lý khéo léo, việc tháo băng gạc sẽ dễ khiến lớp mài khô bong tróc gây chảy máu. Kém may mắn có thể làm vết thương trở nặng, lâu lành hơn.
Ảnh: @Internet
Khi gặp phải tình huống băng gạc bị dính vào vết thương, bạn hãy bình tĩnh, tránh nóng vội vừa gây khó khăn trong việc tháo băng vừa gây đau đớn. Bởi nếu hấp tấp tháo gỡ ngay miếng gạc có thể khiến vết thương chảy máu trở lại, có khả năng sẽ để lại sẹo sau lành.
Giải pháp lúc này là hãy tìm đến các hiệu thuốc để mua một lọ nước muối sinh lý. Bạn hãy từ từ nhỏ nước muối lên gạc đến khi thấy nước muối đã làm ướt đều các bề mặt của gạc thì dừng lại, sau khoảng 3-5 phút gạc có thể tự rời ra hoặc gạc trở nên mềm hơn. Bạn nhẹ nhàng dùng tay tách rời dần lớp gạc ra khỏi vết thương là có thể giải quyết được tình trạng băng gạc dính chặt vào vết thương.
Băng dính y tế (băng dính vải y tế) dính vào vết thương
Được sử dụng để cố định miếng băng gạc, do đó khi muốn gỡ băng dính y tế khi bị dính chặt vào vết thương sẽ khó và đau hơn. Nguyên nhân có thể do các thao tác sơ cứu vụng về mà ra. Do đó, lúc này bạn hãy kiên nhẫn từ từ tách lớp băng vải từng chút một. Trường hợp này rất dễ gây đau và chảy máu, hãy nhẹ nhàng để cảm thấy dễ chịu hơn.
Ảnh: @Internet
Để tránh tình trạng băng gạc dính vào vết thương bạn cần lưu ý điều gì?
Tình huống băng gạc dính vào vết thương là điều chúng ta không hề mong muốn. Do đó, để tránh tình trạng này diễn ra bạn hãy lưu ý những điều sau:
Chú ý khâu sơ cứu và vệ sinh vết trầy xước trước khi cuốn băng keo
Đây không chỉ là bước quan trọng giúp tránh tình trạng vết thương chưa đạt điều kiện vô trùng đã được băng lại gây làm mủ về sau mà còn ngăn chặn khả năng băng gạc dính vào vết thương. Do vậy khâu sơ cứu vệ sinh trước khi cuốn băng phải được chú ý đặc biệt. Ngay sau khi xảy ra vết trầy xước, hãy nhanh chóng cầm máu, sau đó dùng nước muối sinh lý hoặc thoa povidine để sát khuẩn. Cần chắc chắn trước khi sử dụng các loại băng gạc hoặc băng dính y tế bạn đã đảm bảo được vết thương đã khô và vô trùng.
Ảnh: @Internet
Bài viết liên quan:
- https://thietbiytetamlan.com/cach-xu-ly-va-cham-soc-vet-thuong-ho-duoc-khuyen-cao/
- https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-kien-ba-khoang-dot/
- https://thietbiytetamlan.com/5-nguyen-tac-giup-ban-xu-ly-vet-thuong-ho-sau-lanh-mot-cach-nhanh-chong-va-khong-de-lai-seo/
- https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-ho/
- https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-bi-chai-cung/
Lựa chọn băng gạc y tế không dính để thấm dịch vết thương
Hiện nay một số loại băng gạc y tế không dính và chống dính đang là giải pháp hoàn hảo được sử dụng cho vết thương hở hoặc trầy xước. Sử dụng loại băng gạc không dính bằng chất liệu sợi cotton để đắp lên vết thương sẽ nhanh thấm hút máu, dịch tiết. Bên cạnh đó, nhờ sử dụng các loại băng gạc không dính này, chúng ta sẽ hạn chế được tình trạng băng gạc dính vào vết thương cũng như tránh được những nguy hiểm tiềm ẩn của tình trạng này.
Ảnh: @Internet
Có thể bạn quan tâm:
- Công ty sản xuất băng gạc y tế Tâm Lan – Uy tín, tận tâm, chất lượng
- Băng thun y tế là gì? Cách sử dụng băng thun y tế đơn giản nhất
Cẩn thận trong lúc cuốn băng để tránh tình trạng băng gạc dính vào vết thương
Giữ miếng băng gạc đắp tại vị trí vết thương, dùng băng dính y tế cuốn quanh để cố định miếng gạc. Bạn hãy chú ý cầm chặt tay, cuốn thật khéo léo sao cho phần bông băng không xê dịch ra khỏi vết thương nhưng cũng không quá chặt, gây hầm bí, lở loét da. Thao tác thực hiện nên thật chậm rãi, chắc chắn. Vì nếu lúng túng, việc tháo ra, dán lại nhiều lần có thể khiến băng dính không còn khả năng bám dính, cố định băng gạc. Đồng thời khi băng dính vải y tế không may bị dính vào vết thương còn khiến việc sơ cứu trở nên khó khăn hơn, gây đau xót và chảy máu nhiều hơn khi tháo ra.
Kiểm tra vết thương sau băng thường xuyên
Khuyên bạn nên thay băng vết thương theo hướng dẫn của các nhân viên y tế để tránh tình trạng vết thương diễn tiến xấu mà không biết. Để thay băng mới, trước tiên hãy nhờ người có chuyên môn hoặc nếu tự thay tại nhà bạn cần tuân thủ các điều sau:
Ảnh: @Internet
- Đảm bảo đã rửa tay sạch hoặc có thể đeo bao tay y tế
- Sau khi tháo lớp băng cũ thì ngay lập tức rửa lại vết thương thêm một lần nữa bằng các loại thuốc sát trùng.
- Kiểm tra bề mặt vết thương đã có dấu hiệu liền chưa, các vùng xung quanh có dấu hiệu sưng đỏ hay không.
- Cuốn băng gạc mới.
Xử trí trường hợp băng gạc dính vào vết thương gây dị ứng
Đối với bệnh nhân có làn da nhạy cảm sẽ có thể xảy ra trường hợp dị ứng với băng gạc với các biểu hiện như nổi mẩn đỏ, xuất hiện các mụn nước, sưng tấy.
Lúc này, bạn cần đến tham vấn ý kiến của các nhân viên y tế và cẩn thận hơn trong quá trình vệ sinh vết thương. Nếu xuất hiện các dấu hiệu dị ứng hãy ngừng ngay sử dụng loại băng này, vệ sinh kỹ lại các vùng da lân cận vết thương, mua thuốc có tác dụng sát trùng để làm vùng da này thêm sạch sẽ hơn.
Ảnh: @Internet
Ngoài ra, bạn có thể xem lại liệu bạn có mua phải băng gạc kém chất lượng hay không. Hãy cân nhắc đến các loại băng gạc hoặc băng dính y tế chống dị ứng, phù hợp với cả những làn da siêu nhạy cảm. Đặc biệt, chú ý đến các loại gạc của đơn vị uy tín và có bảng thành phần an toàn để ngăn ngừa tình trạng sử dụng băng gạc y tế bị dị ứng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến tình trạng băng gạc dính vào vết thương và cách xử trí vấn đề hiệu quả. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ nắm được các lưu ý chính để biết cách thao tác, chăm sóc vết thương thật khéo léo. Đừng quên theo dõi chúng tôi để luôn cập nhật kiến thức sức khoẻ nhanh nhất mỗi ngày bạn nhé!
Ngoài ra, đối với các vết thương thông thường để tránh tình trạng băng gạc dính vào vết thương đồng thời giúp kháng khuẩn hiệu quả và kích thích các tế bào biểu mô hình thành nhanh, hạn chế để lại sẹo, bạn có thể sử dụng gel PlasmaKare No5 chứa các thành phần tự nhiên, Nano bạc chuẩn hóa TSN… trước khi băng vết thương.