Toc
1. Vết thương có mủ là một biểu hiện của nhiễm trùng
Bình thường khi cơ thể xuất hiện vết thương thì cơ chế tự làm lành sẽ được kích hoạt thông qua một trình tự phức tạp. Bắt đầu từ giai đoạn viêm, sau đó cơ thể sẽ tăng sinh các sợi collagen thúc đẩy vết thương nhanh khép lại. Cuối cùng sẽ là giai đoạn lành tạo sẹo, lúc này cơ thể sẽ sản sinh nhiều collagen hơn để tái cấu trúc lại vết thương.
Tuy nhiên có một số trường hợp xuất hiện các biểu hiện sưng tấy và có mủ ở vết thương. Đây là 2 dấu hiệu thường gặp nhất cho thấy tình trạng vết thương đang bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, vết thương mưng mủ còn có nhiều biểu hiện đặc trưng như:
- Sưng kéo dài: Khi vết thương bị nhiễm trùng, hiện tượng sưng kéo dài tới 4-6 ngày sau đó, vùng vết thương hở quanh miệng sẽ tấy đỏ hoặc lan rộng ra các vùng lân cận
- Mưng mủ vết thương là một biểu hiện rõ nhất báo hiệu tình trạng vết thương đang bị nhiễm trùng. Khi đó dịch mủ có màu, có mùi hôi, chảy mủ xuất hiện sau khi bị thương 3-4 ngày
- Biểu hiện đau tăng dần
- Tùy thuộc vào tình trạng vết thương mưng mủ nặng hay nhẹ mà cơ thể sẽ có phản ứng ngược lại như mệt mỏi, sốt kéo dài,…
Có thể bạn quan tâm:
- Vết thương lên da non bị thâm có chữa khỏi được không?
- Vết thương chảy dịch vàng, nên xử lý như thế nào?
2. Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi vết thương có mủ
Xử lý vết thương mưng mủ đúng cách sẽ khiến vết thương nhanh lành, không ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên, nhiều trường hợp diễn biến của chúng nặng hơn gây ra tình trạng vô cùng nguy kịch, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Bởi vậy nếu như vết thương mưng mủ lâu lành và kèm các biểu hiện dưới đây thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và xử lý kịp thời.
- Vết thương bị mủ gây sưng tấy và đau đớn kéo dài suốt 2 ngày
- Sốt cao kéo dài không rõ nguyên nhân
- Vết thương bị mủ vàng và vết thương bị mủ trắng xuất hiện gây lên tình trạng nhiễm trùng nặng hơn, lan rộng hơn
- Cơ thể người có vết thương mưng mủ cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe suy kiệt yếu ớt
3. Vết thương mưng mủ phải làm sao?
Nhiều người vẫn còn đang không biết vết thương bị mưng mủ làm thế nào? Tuy nhiên tùy từng mức độ nghiêm trọng cũng như vị trí vết thương mà có hướng điều trị thích hợp. Ngoài ra 2 yếu tố cũng ảnh hưởng đến quá trình xử lý vết thương bị mưng mủ, đó là sức khỏe người bị thương và thời gian bị thương. Vậy làm gì khi vết thương bị mưng mủ? Dưới đây là hướng xử lý đúng cách, mời bạn đọc tham khảo.
Ảnh: @Internet
3.1. Rửa sạch vết thương
Vết thương có mủ phải làm sao? Đầu tiên bạn nên dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch rửa vết thương chuyên dụng để vệ sinh thật sẽ. Khi tiến hành bạn cũng có thể cắt mở một phần của vết thương để vệ sinh, tránh vi khuẩn xâm nhập.
Bài viết liên quan:
- https://thietbiytetamlan.com/cach-xu-ly-va-cham-soc-vet-thuong-ho-duoc-khuyen-cao/
- https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-bi-nhiem-trung/
- https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-lanh-nhung-van-sung/
- https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-phan-mem/
- https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-bao-lau-thi-an-duoc-thit-bo/
Với vết thương mưng mủ, bạn cần loại bỏ dịch mủ cũng như vi khuẩn và mô hoại tử. Chính những tác nhân này khiến cho vết thương trở nên nặng hơn và dễ dàng lây lan hơn, dẫn đến hoại tử, khó xử lý. Nếu như tình trạng bị thương quá nặng bạn cần can thiệp sâu hơn bằng phẫu thuật cắt bỏ phần bị hoại tử theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đây là việc làm vô cùng cần thiết để tránh biến chứng nguy hiểm sau này.
3.2. Vết thương mưng mủ uống thuốc gì, bôi thuốc gì?
Vết thương bị nhiễm trùng xuất hiện dịch mủ, lúc này hệ miễn dịch trong cơ thể đang rất yếu. Nhiều người băn khoăn không biết vết thương mưng mủ bôi thuốc gì và uống thuốc gì.? Tuy nhiên theo hướng dẫn chỉ định từ bác sĩ, người bị thương có thể sử dụng thuốc kháng sinh để uống và thuốc kháng sinh dạng gel để bôi trực tiếp lên vết thương. Mặc dù vậy, khi dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý bôi và uống linh tinh.
3.3. Băng vết thương bị mưng mủ
Đối với vết thương nhẹ, bạn có thể không cần băng lại mà chỉ cần dùng băng dạng xịt để tạo màng sinh học bao phủ lên bề mặt vết thương. Điều này sẽ khiến miệng vết thương nhanh lành, nhanh khô mà cũng giúp vết thương có một lớp bảo vệ tránh cọ xát.
Tuy nhiên, với vết thương mưng mủ nặng, sau khi đã xử lý vệ sinh và tiến hành bôi thuốc theo hướng dẫn chuyên khoa, bạn hãy băng chúng lại bằng gạc y tế tiệt trùng. Nên nhớ hãy thay rửa chúng thường xuyên.
4. Vết thương bị mưng mủ kiêng ăn gì?
Vết thương mưng mủ kiêng ăn gì cũng là thắc mắc của rất nhiều người. Người bị bệnh thường bị mất máu và cơ thể yếu ớt, vì vậy cần được bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn người bình thường. Tuy nhiên, bạn cũng nên kiêng cữ một vài loại thức ăn để khiến vết thương nhanh lành. Như:
- Không ăn thịt gà hay đồ nếp vì chúng có thể làm cho vết thương mưng mủ nặng hơn, gây ngứa và để lại sẹo, nhất là thời kì vết thương đang mọc da non
- Giống như thịt gà, rau muống cũng dẫn đến vết thương hở, vết mổ bị sẹo lồi vì vậy bạn nên kiêng chúng 1 thời gian nhất định
- Hạn chế ăn thịt bò vì thịt bò có thể khiến vết thương để lại sẹo thâm
- Hạn chế đồ hải sản vì chúng dễ bị dị ứng đối với vết mổ, vết thương hở
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số ý sau về vết thương mưng mủ:
- Không vận động quá mạnh vì dễ làm rách miệng vết thương
- Tuyệt đối không dùng tay bẩn chạm vào miệng vết thương mưng mủ
- Tuyệt đối không được cậy vết thương khi đã đóng vảy
- Nên che chắn kĩ lưỡng vết thương khi tắm rửa, vệ sinh cá nhân
- Tuyệt đối không tự ý bôi thuốc linh tinh trên miệng vết thương
Vết thương mưng mủ nếu như không biết cách xử lý kịp thời, đúng cách sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đặc biệt là hoại tử. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức cần thiết để chăm sóc sức khỏe cho mình và người thân trong gia đình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!