Vết thương lên da non bị thâm là hiện tượng thường thấy sau nặn mụn mưng mủ hoặc trong quá trình lành vết bỏng, vết trầy xước. Nếu việc xử lý vết thương đúng cách giúp ta tránh được nhiễm trùng thì khi lên da non kiêng dùng một số loại thực phẩm có thể giúp ngừa sẹo lõm, sẹo lồi, sẹo rỗ cũng như trị sẹo thâm khá hiệu quả. Cùng Tâm Lan tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé!
Toc
1. Vết thương lên da non bị đỏ rồi chuyển sang thâm là như thế nào?
Thông thường, vết thương sau khi đã khô miệng và bắt đầu tái tạo da mới thì vết thương lên da non màu đỏ nhạt hoặc hồng. Tuy nhiên, với những trường hợp vết thương quá nghiêm trọng hoặc trong quá trình có vết thương người bệnh không kiêng cữ và vệ sinh đúng cách thì vết thương lên da non bị đỏ đó sẽ chuyển dần sang màu thâm xám. Vùng da này sẽ đậm hơn so với vùng da thường dẫn đến tình trạng da loang lổ, mất thẩm mỹ, dẫn đến tự ti.
Có thể bạn quan tâm:
- Vết thương chảy dịch vàng, nên xử lý như thế nào?
- Mẹo xử trí vết thương kiến ba khoang đốt đơn giản, hiệu quả
2. Nguyên nhân dẫn đến vết thương lên da non bị thâm
Vết thương lên da non màu đỏ rồi chuyển sang thâm có thể do 2 nguyên nhân sau:
2.1. Do sơ cứu sai cách
Với nỗi lo sợ vết thương sẽ để lại sẹo nên nhiều người có xu hướng sử dụng các loại kem sẹo hoặc đắp trực tiếp nghệ tươi lên nơi bị thương. Mặc dù nghệ có tác dụng rất tốt trong việc hạn chế vết thương lên da non bị thâm, đẩy lùi thâm sẹo nhưng khi sử dụng không đúng cách nó sẽ để lại những hậu quả không muốn. Cụ thể, khi vết thương chưa khô, người bệnh đã sức và thoa kín nghệ lên, lúc này gây ra tình trạng bí, viêm nhiễm, mưng mủ., đặc biệt vết thương sẽ chuyển sang trạng thái thâm đen.
2.2. Do sức đề kháng kém
Đôi khi cơ địa và sức đề kháng kém cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình làm liền vết thương, tái tạo da mới và khiến vết thương lên da non bị thâm. Tuy nhiên, người bệnh có thể hoàn toàn cải thiện được tình trạng này nếu như trong lúc bị thương bổ sung nhiều vitamin C giúp làm ức chế các sắc tố da tối màu, đồng thời ăn uống đủ chất để đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm xảy ra.
3. Cách điều trị vết thương lên da non bị thâm
Để khắc phục tốt nhất tình trạng để lại thâm sẹo sau khi vết thương đã khỏi, ban có thể tham khảo một số cách sau:
3.1. Dưỡng ẩm đều cho nơi có vết thương
Dù là có vết thương hay không da của bạn vẫn cần được cung cấp một độ ẩm nhất định để da luôn sáng khỏe. Đặc biệt khi có tổn thương trên vùng da có vết thương lên da non bị thâm thì việc bổ sung độ ẩm lại càng được ưu tiên hơn.
Da non sau khi được sản sinh ra chắc chắn sẽ yếu và mỏng hơn so với da thường, do đó rất dễ ngả màu nếu không được chăm sóc cẩn thận. Bạn có thể sử dụng các thành phần kem dưỡng có niacinamide hoặc glutathione để nhanh chóng làm đều màu da vùng này, đồng thời bổ sung độ ẩm giúp da khỏe hơn.
3.1. Sử dụng các kem trị sẹo
Nếu bạn lo lắng về việc vết thương sẽ để lại sẹo xấu xí thì hãy chú ý những điều sau:
- Về khâu ăn uống: Hãy lưu ý kiêng tuyệt đối các sản phẩm dễ để lại sẹo lồi như rau muống, trứng, thịt gà,.
- Về khâu chăm sóc: Ngoài thoa kem dưỡng hãy chuẩn bị ngay một tuýp thuốc có tác dụng trị sẹo. Hiện nay, có rất nhiều loại kem sẹo khác nhau có giá thành từ bình dân đến cao cấp. Bạn có thể tùy thuộc vào tình trạng vết thương, kinh tế để lựa chọn một loại phù hợp. Gợi ý cho bạn một số sản phẩm trị sẹo giá thành trung bình mà có hiệu quả rõ rệt là: kem trị sẹo gentacin của Nhật, kem trị sẹo dermatix, kem sẹo Klirvin của Nga,.. Hoặc nếu không bạn hãy tận dụng phương pháp dân gian là nghệ tươi để làm mờ sẹo, tuy nhiên cách này sẽ đem lại hiệu quả chậm hơn. Lưu ý, chỉ sử dụng thuốc trị sẹo khi vết thương đã lành hoàn toàn.
3.2. Tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm làm mờ thâm
Một phương pháp khác giúp bạn hạn chế được tình trạng vết thương lên da non bị thâm để lại seo là tăng cường bổ sung theo đường ăn uống. Ngoài sử dụng thuốc thì chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình làm lành vết thương và ổn định lại phần da tại vết thương.
Về chế độ ăn, bạn nên tăng cường rau xanh, protein để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương cũng như tái tạo lại da sau chấn thương. Bên cạnh đó, hãy bổ sung thêm trái cây có thành phần vitamin A, E, C để hỗ trợ quá trình hồi phục da sau chấn thương. Các vitamin này cũng giúp da ức chế được sắc tố thâm đen, làm mờ các vết thâm do vết thương lên da non bị thâm để lại một cách nhanh chóng.
Bên cạnh đó, có thể bổ sung thêm các thực phẩm chức năng có tác dụng dưỡng nhan, tăng cường collagen cho da giúp da được trẻ hóa hơn.
Bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm thông tin về tình trạng vết thương lên da non bị thâm, nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho quý bạn đọc. Hãy tiếp tục theo dõi Tâm Lan để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích liên quan đến sức khỏe bạn nhé.