Vết thương không lành thường có dấu hiệu tái diễn tình trạng loét, mưng mủ, nhiễm trùng lan rộng quanh các vết trầy xước. Liệu vết thương lâu lành có phải là do biến chứng của bệnh tiểu đường hoặc do không sát khuẩn cẩn thận? Có thể chữa lành những vết thương này nhanh chóng mà ít để lại sẹo không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Toc
1. Vết thương không lành là bệnh gì?
Tất cả các vết thương trên cơ thể đều có cơ chế tự làm lành trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, ở một số trường hợp đặc biệt, nhiều người gặp phải tình trạng vết thương lâu ngày không lành. Cụ thể, vết thương không lành là vết thương hầu như không có biểu hiện khô miệng và lên da non mà thay vào đó là thường xuyên xuất hiện các vết mưng mủ, lở loét, ngứa ngáy kéo dài.
Đây không hẳn là bệnh mà là một trong những biểu hiện phản ứng tình trạng của sức khoẻ trong một số giai đoạn cơ thể suy giảm khả năng miễn dịch tự nhiên. Vết thương lâu ngày không lành là dấu hiệu thường xảy đến ở những người mắc bệnh tiểu đường, ung thư hay HIV/AIDS…
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn xử lý vết thương ở đầu gối đúng cách
- Cẩn trọng với tình trạng vết thương lành nhưng vẫn sưng
2. Tình trạng vết thương không lành
Vết thương mãi không lành thường xuất hiện hai biểu hiện như sau:
2.1. Vết thương ngứa không lành
Ở nơi có vết thương thì vùng da xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, sưng tấy, thỉnh thoảng có cảm giác nóng rát như phải bỏng. Điều này dẫn đến người bệnh thường xuyên cảm thấy khó chịu và đụng chạm vào vết thương để quên đi cảm giác ngứa rát, vô hình chung càng làm cho tình trạng ngứa lan rộng, vết thương chảy dịch, làm mủ sưng và khó lành.
2.2. Vết thương không lành có mủ
Đây là giai đoạn được cho là diễn tiến nặng khi vết thương không lành bởi bên trong đã làm mủ và đang có dấu hiệu ăn sâu vào các mô cơ bên trong. Lúc này vết thương sẽ sưng đau, mưng mủ dẫn đến lở loét kèm theo mùi hôi khó chịu. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng vết thương làm mủ lớn, quanh vết thương xuất hiện các mảng trắng thì hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ hỗ trợ.
3. Tại sao vết thương không lành?
Có rất nhiều lý do dẫn đến vết thương mãi không lành, tuy nhiên có thể tóm gọn lại thành 2 nguyên nhân chính như sau:
Bài viết liên quan:
3.1. Tiểu đường vết thương không lành
Người mắc bệnh tiểu đường, vết thương sẽ khó lành hơn rất nhiều so với người bình thường bởi lượng đường trong máu cao dẫn đến dinh dưỡng và oxi tế bào giúp hoàn thiện cơ chế làm liền bị suy giảm. Lúc này, vết thương sẽ xảy ra các phản ứng viêm do hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng, dẫn đến vết thương tái diễn tình trạng lở loét và mãi không lành lại được. Đây cũng được cho là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng vết thương lâu ngày không lành.
Ảnh: @Internet
3.2. Chăm sóc và điều trị sai cách
Vết thương không lành có thể đến từ khâu sơ cứu khi có vết thương và chăm sóc hậu vết thương. Vùng da bị tổn thương sẽ tự se mặt lại khi vết thương ngưng chảy máu và sạch khuẩn. Nếu không xử lý vết thương cẩn thận đảm bảo vô trùng cho vết thương thì vi khuẩn sẽ phá vỡ cơ chế tự liền dẫn đến mưng mủ, nhiễm trùng. Trong trường hợp những vết thương không ai khâu tự lành lại cũng có thể xảy ra nhưng thời gian làm lành sẽ dài hơn, vết thương sau khi tự lành cũng không ổn định.
Bên cạnh đó, vết thương sẽ khó lành nếu người bệnh không đảm bảo vết thương khô thoáng, vệ sinh và thay băng thường xuyên, dẫn đến mưng mủ trở lại.
4. Vết thương không lành phải làm sao?
Tóm lại, người bệnh cần đảm bảo chăm sóc vết thương đúng cách. Đồng thời chú ý theo dõi diễn tiến vết thương. Nếu đã thực hiện đủ các biện pháp xử lý, sát trùng, thay băng và tuân thủ chế độ ăn uống khoa học mà vết thương không lành thì có vẻ như bạn cần xem xét liệu vấn đề này có mối liên hệ gì đến một số bệnh mãn tính của bản thân hiện tại không. Điều này ít nhiều cần đến sự hỗ trợ của các y bác sĩ. Sau quá trình thăm khám, bạn sẽ được kê toa bổ sung một số phương thuốc thích hợp để điều trị cho vết thương mau lành.
5. Cách để vết thương mau lành ko để lại sẹo
Vết thương lở loét lâu ngày sau khi được điều trị vẫn có nguy cơ để lại sẹo. Vậy liệu có cách để vết thương mau lành không để lại sẹo không? Người bệnh có thể áp dụng một trong các nguyên tắc sau đây để giảm thiểu khả năng gây sẹo xấu xí
- Luôn đảm bảo che kín vết thương: Đối với những vết thương hở, việc che đậy kín bằng bông băng là việc rất cần thiết. Điều này giúp vết thương tránh được tình trạng xây xát khi lỡ xảy ra va đập, giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng và ít để lại sẹo
- Không tự ý gỡ lớp sừng trên vết thương. Lớp sừng là biểu hiện cho vết thương đang trong quá trình liền lại nếu bạn cạy ra sớm vết thương sẽ phải liền lại từ đầu và dễ để lại sẹo hơn
- Thoa kem dưỡng ẩm và kem ngừa sẹo. Da có vết thương sẽ cần được chăm sóc đặc biệt hơn những vùng còn lại. Do vậy, việc sử dụng kem dưỡng ẩm và ngừa sẹo ngay khi vết thương khô miệng cũng là một cách đẩy lùi tình trạng thâm sẹo xảy ra.
6. Vết thương đang lành không nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là một cách làm lành vết thương không để lại sẹo. Người bệnh khi đang có vết thương trên cơ thể tuyệt đối nên kiêng các thực phẩm sau: rau muống (để lại sẹo lồi), hải sản (dễ gây kích ứng mưng mủ), thịt bò (vùng da có vết thương sẽ bị thâm), đồ nếp và thịt gà (vết thương mưng mủ, dẫn đến sưng viêm), trứng (tác nhân dẫn đến sẹo sau vết thương). Người bệnh buộc phải ghi nhớ và kiêng các món ăn trên nếu không muốn vết thương loang lổ, không đều màu và xuất hiện sẹo.
Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc có thêm thông tin về tình trạng vết thương không lànhcũng như biết được cách chữa vết thương mau lành không để lại sẹo. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ hữu ích với những bạn đang có các vết thương trên cơ thể.