Toc
1. Vết thương hở là gì?
Vết thương hở là một loại chấn thương có bề mặt phần da bị rách. Những vết thương hở lớn buộc phải can thiệp tiểu phẫu để khâu miệng vết thương lại thì phần da nơi đó mới mau lành. Còn với những vết thương hở nhỏ bạn có thể tự điều trị tại nhà và chờ cơ chế tự làm lành của da.
Ảnh: @Internet
2. Vết thương hở bao lâu thì lành? Vết thương hở lâu lành do đâu?
Vết thương hở nhỏ do ngã hoặc trầy xước nhẹ thì hầu như có thể tự lành sau khoảng 1- 2 tuần. Tuy nhiên, với những vết thương hở lớn, cần đến sự can thiệp của bác sĩ để khâu miệng vết thương thì thời gian lành có thể lâu hơn, khoảng tầm từ 3-4 tuần vết thương mới có thể khô miệng và lành lại.
Bên cạnh đó, vết thương hở đôi khi có thể lâu lành hơn so với thời gian nêu trên nếu quá trình sát trùng không được thực hiện kỹ. Đồng thời, việc rửa vết thương không cẩn thận, băng bó không đúng cách hay nhiều lý do khác cũng có thể làm cho vết thương bị nhiễm trùng, mưng mủ và gây đau đớn. Do vậy, bạn cần chú ý xử lý vết thương hở đúng cách để đảm bảo an toàn và tiến trình liền sẹo được diễn ra mau chóng.
Ảnh: @Internet
3. Điều trị vết thương hở như thế nào?
Với mỗi loại vết thương hở thì chúng ta nên có cách xử lý riêng:
3.1. Vết thương hở không chảy máu
Khi xử lý vết thuơng hở không chảy máu thì điều quan trọng nhất đó chính là chú ý khâu sát trùng và chăm sóc sau đó. Đặc biệt lưu ý miệng vết thương, nếu thấy xuất hiện các mụn mủ to thì nên kịp thời đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được hỗ trợ. Bên cạnh đó, thường cảm giác ngứa ngáy sẽ xuất hiện nhưng tuyệt đối không được gãi hoặc sờ chạm vào khu vực này vì rất có thể ảnh hưởng đến quá trình làm liền vết thương.
3.2. Vết thương hở bị nhiễm trùng
Đây có lẽ là tình trạng diễn tiến nặng của vết thương hở. Lúc này, người bệnh buộc phải đến với các bệnh sĩ để điều trị. Tại đây, bạn sẽ được sát trùng, làm sạch vết thương và băng bó lại.
Ảnh: @Internet
Vậy vết thương hở nên bôi thuốc gì? Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiêm thêm thuốc để phòng uốn ván, sau đó có thể kê thêm thuốc giảm đau có chứa thêm kháng sinh và penicillin để tiêu viêm. Khi vết thương đã khô miệng, người bệnh sẽ được kê thêm thuốc bôi giúp mau lành và hạn chế để lại sẹo.
3.3 Có nên băng vết thương hở không?
Trong trường hợp vết thương của bạn nhẹ, không chảy quá nhiều máu thì băng kín vết thương là việc không cần thiết, đôi khi bí quá có thể làm cho vết thương lâu lành hơn. Ngược lại với những vết thương sâu và nguy hiểm kèm chảy nhiều dịch thì buộc phải băng bó cẩn thận bằng gạc tiệt trùng, kèm theo đó là phải rửa hàng ngày để giúp vết thương luôn khô thoáng giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo lại da.
Bài viết liên quan:
- https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-lanh-nhung-van-sung/
- https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-chay-dich-vang/
- https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-da-lanh-co-bi-uon-van-khong/
- https://thietbiytetamlan.com/5-nguyen-tac-giup-ban-xu-ly-vet-thuong-ho-sau-lanh-mot-cach-nhanh-chong-va-khong-de-lai-seo/
- https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-kien-ba-khoang-dot/
Ảnh: @Internet
4. Vết thương hở kiêng ăn gì?
Việc chú ý chế độ ăn uống là điều rất quan trọng. Vậy khi bị vết thương hở không nên ăn gì?
4.1. Vết thương hở ăn trứng được không?
Khi nhắc đến vết thương hở kiêng gì thì trứng là món đầu tiên nằm trong danh sách. Mặc dù trứng có chứa nhiều protein giúp hỗ trợ cho quá trình làm lành vết thương, tuy nhiên lòng trắng của trứng có thể gây ra tình trạng vết thương sau khi lành có vệt đốm trắng, gây mất thẩm mỹ cho da. Do đó, để hạn chế tình trạng da bị loang lổ, người có vết thương hở nên kiêng trứng ít nhất trong 1 tháng đầu.
Ảnh: @Internet
4.2. Vết thương hở ăn hột vịt lộn được không?
Trứng vịt lộn rất bổ nhưng không ngoại trừ khả năng gây ra các đốm trắng sau vết thương do vậy tốt hơn người bệnh cũng nên kiêng thực phẩm này.
4.3. Vết thương hở ăn thịt bò được không?
Thịt bò là một trong những nguồn thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng rất cao. Tuy nhiên, khi có vết thương hở bạn nên kiêng tuyệt đối món ăn này vì nó có thể làm cho vùng da có vết thương trở nên sậm màu và thâm hơn so với vùng da thường.
4.4. Vết thương hở ăn tôm được không?
Tôm cũng như các thực phẩm liên quan đến hải sản cũng nằm trong nhóm cần kiêng. Bởi tính dị ứng trong hải sản rất cao và rất có thể gây ra viêm ngứa tại nơi có vết thương hở.
4.5. Vết thương hở ăn gà được không?
Theo dân gian thì thịt gà có tính kiềm, do đó khi có vết thương hở chúng ta nên kiêng thực phẩm này vì dễ gây ra ngứa ngáy, mưng mủ.
5. Vết thương hở nên ăn gì?
Để giúp vết thương hở nhanh lành cũng như đẩy nhanh quá trình tái tạo lại phần da vết thương thì người bệnh nên chú ý bổ sung các nhóm thực phẩm sau:
Ảnh: @Internet
- Hỗ trợ cho quá trình sản sinh máu ví dụ như: huyết lợn, bổ sung thêm sắt,..
- Hỗ trợ đẩy nhanh quá trình liền da như các nhóm thực phẩm chứa nhiều protein thịt, đậu đỗ, cá,.
- Hỗ trợ đẩy lùi tình trạng sẹo thâm như trái cây. Vậy vết thương hở nên ăn trái cây gì? Bạn nên bổ sung trái cây chứa nhiều vitamin C như cam,chanh,.. để giúp vùng da bị tổn thương hạn chế tình trạng xám màu hơn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cụ thể nhất về vết thương hở. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng bài viết mang lại cho bạn đọc nhiều kiến thức hữu ích cho vấn đề chăm sóc sức khoẻ. Đừng quên tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật ngay tin tức mới bạn nhé!