Uốn ván là một nhiễm khuẩn nguy hiểm do vi khuẩn nhiễm trùng uốn ván gây nên. Sau khi xâm nhập qua miệng vết thương từ các vết xước chảy máu do bị vật nhọn đâm, chúng sẽ tấn công vào hệ thống thần kinh trong cơ thể. Vậy vết thương đã lành có bị uốn ván không? Hãy cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây!
Toc
1. Vết thương bị uốn ván là gì?
Vết thương uốn ván là một bệnh lý nhiễm trùng cấp tính xảy ra khi để các vết thương hở tiếp xúc với vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani – một loại vi khuẩn cực độc có thể làm cứng và tê liệt hệ thần kinh. Loài vi khuẩn này thường cư trú ở trong các khu đất bẩn, cống rãnh, phân súc vật và có khả năng xâm nhập nhanh chóng qua các vết thương ngoài da.
Bất kỳ ai cũng có thể là đối tượng tấn công của vi khuẩn uốn ván từ trẻ em đến người lớn. Nguy cơ mắc uốn ván xảy ra khi có vết thương do các vật sắc nhọn bị nhiễm bẩn cứa phải hoặc các dụng cụ dao kéo phục vụ trong quá trình phẫu thuật không đạt điều kiện vô trùng. Trong đó, nhiều nhất phải kể đến là những người làm về cơ khí, xây dựng, thường xuyên va chạm và gặp phải vết thương từ các vật dụng bằng sắt thép rỉ sét.
Có thể bạn quan tâm:
- Lý giải nguyên nhân nhân dẫn đến vết thương không lành và cách chữa trị
- Hướng dẫn xử lý vết thương ở đầu gối đúng cách
2. Thời gian nhiễm trùng uốn ván ủ bệnh
Theo các chuyên gia y tế thì thời gian ủ bệnh của nhiễm trùng uốn ván là từ 3-21 ngày. Vi khuẩn uốn ván sẽ khởi phát bệnh sớm sau khoảng 3 ngày từ khi xảy ra vết thương, tuy nhiên có những trường hợp có thể phát hiện vi khuẩn uốn ván muộn sau 14 ngày.
3. Vết thương đã lành có bị uốn ván không?
Theo cơ chế tự làm liền của vết thương thì vùng da nơi có chấn thương xảy ra sẽ tự lành lại sau khoảng thời gian là 3-4 tuần tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ.
Ảnh: @Internet
Như vậy, căn cứ vào thời gian ủ bệnh như trên cũng như xét theo thời gian để một vết thương lành lại thì chúng ta có thể đưa ra kết luận cho câu hỏi “Vết thương đã lành có bị uốn ván không?” rằng: Khi vết thương đã có dấu hiệu lành (khô miệng, lên da non và làm mài) rồi thì khả năng bị nhiễm vi khuẩn uốn ván là cực thấp.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể xảy ra tỷ lệ may mắn như trên, mỗi cá nhân hãy tự chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa để loại bỏ nguy cơ vết thương bị uốn ván.
4. Vết thương bị uốn ván nguy hiểm như thế nào?
Uốn ván là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong rất cao. Phần lớn các ca mắc uốn ván hiện nay thường bắt gặp ở những người ở nhóm thanh niên và trung niên do thường xuyên phải lao động tiếp xúc nhiều với môi trường chứa vi khuẩn uốn ván.
Nhiễm trùng uốn ván có thể xảy ra ở các vết thương nhỏ khiến nhiều người chủ quan và coi nhẹ nguy hiểm. Đây là vi khuẩn cực kỳ cứng đầu và có tỷ lệ sinh sôi rất nhanh, giai đoạn đầu người bệnh gần như không xuất hiện bất kỳ triệu chứng sưng đau khác thường nào. Tuy nhiên, khi đã xâm nhập được vào hệ thống mạch máu sẽ nhanh chóng di chuyển đến tim gây rối loạn nhịp tim, trụy tim, chạy vào phổi gây viêm phổi, suy hô hấp và dẫn đến tử vong.
Do đó, vết thương uốn ván là một bệnh lý tuyệt đối không được xem thường nhất là với những người chưa được tiêm vac-xin phòng uốn ván hoặc đang nằm trong nhóm tuổi người già và trẻ em. Bởi đây là những trường hợp có sức đề kháng kém và cơ thể hoàn toàn không có cơ chế chống lại sự phá hủy của vi khuẩn uốn ván.
5. Cách phòng ngừa vết thương uốn ván
Vết thương đã lành có bị uốn ván không? Mặc dù khả năng vết thương bị uốn ván là cực thấp nhưng về lâu dài, để cơ thể đáp ứng miễn dịch tốt với bệnh uốn ván, mỗi cá nhân cần chủ động thực hiện đăng ký tiêm vac-xin phòng ngừa uốn ván định kỳ.
Ảnh: @Internet
Vac-xin uốn ván mặc dù không có tác dụng miễn dịch cả đời nhưng có thể bảo vệ cho cơ thể được trong vòng 5 năm khi tiêm đủ 3 liều trong vòng 6 tháng. Do vậy, những đối tượng được khuyến khích tiêm ngừa uốn ván bao gồm mẹ bầu, người nông dân và công nhân xây dựng.
- Khi tiêm vacxin cho mẹ bầu cũng là cách bảo vệ cho cả mẹ và bé vì trẻ sơ sinh có nguy cơ bị uốn ván rốn rất cao. Nếu không may mắc phải thì bệnh có thể gây nhiều hậu hoạ khôn lường, tỷ lệ tử vong do uốn ván ở trẻ có thể lên đến 90%. Việc tiêm uốn ván cho mẹ bầu đồng thời cũng là biện pháp đặc biệt cần thiết để ngừa uốn ván xảy ra khi mẹ bước vào giai đoạn sinh nở cần tác động dao kéo.
- Người nông dân thường xuyên phải làm việc trong môi trường tiếp xúc với đất chứa vi khuẩn uốn ván. Do vậy nên tuân thủ thời gian tiêm để chủ động bảo vệ cho sức khoẻ của chính mình
- Công nhân cơ khí, xây dựng, thợ hàn… cũng là các đối tượng lao động thường xuyên tiếp xúc với sắt thép. Trong vòng 24h kể từ khi có vết thương liên quan đến kim loại xảy ra hãy chủ động thực hiện tiêm phòng uốn ván. Bên cạnh đó, cũng nên để ý thời gian vacxin có công dụng để chủ động tiêm lại giúp phòng ngừa các tai nạn nghề nghiệp không mong muốn xảy ra.
Vậy là thắc mắc vết thương đã lành có bị uốn ván không đã được giải đáp. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng những chia sẻ trên đây có thể mang lại cho quý bạn đọc nhiều thông tin giá trị. Chúc bạn đọc một ngày vui khoẻ!