Vết thương bị sưng, vết trầy xước chảy máu, vết bỏng nếu như không biết cách xử lý đúng sẽ khiến vết thương lâu lành, mưng mủ, thậm chí là hoại tử vết thương. Để tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý vết thương khi bị sưng tấy, mời bạn cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
1. Vết thương bị sưng đỏ do đâu?
Nhiều người có vết thương bị sưng đỏ xung quanh, vết thương bị sưng sau khi khâu đã vội vàng tìm cách xử lý mà không chịu tìm hiểu nguyên nhân. Chính vì những lo lắng đó mà đã vô tình khiến bệnh trở nặng, vết thương bị sưng tấy mưng mủ khó lành, chữa trị. Vì vậy trước khi tìm cách chữa vết thương bị sưng mủ, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao vết thương bị sưng. Thông thường, vết thương bị sưng lên chủ yếu do 2 nguyên nhân:
1.1. Vết thương bị sưng cứng do phản ứng của cơ thể
Những vết thương sau phẫu thuật bị sưng hay vết thương sau khi cắt chỉ bị sưng thông thường là do cơ chế phản ứng của cơ thể. Cơ thể con người chúng ta thường có cơ chế tự làm lành vết thương. Khi đó vết thương bị sưng và ngứa là dấu hiệu đầu tiên xuất hiện sớm ngay sau khi bị thương. Đây là phản ứng đầu trong cơ chế phản ứng viêm của cơ thể để chống lại các vi khuẩn lạ xâm nhập. Nếu như vết thương cắt chỉ bị sưng tấy biến mất sau từ 2-3 ngày thì bạn có thể tự yên tâm. Bởi điều này cho thấy đây chỉ là phản ứng ban đầu và vết thương may bị sưng hoàn toàn không đáng lo ngại.
Tuy nhiên nếu như tình trạng vết thương bị sưng phù, xung quanh vết thương bị sưng kéo dài không đỡ thì rất có thể vết thương bị sưng mủ dẫn đến nhiễm trùng. Khi đó bạn cần đến sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm:
- Vết thương khâu bao lâu thì lành? Vết thương khâu khi nào cắt chỉ?
- Vết thương bao lâu thì ăn được thịt bò? Có nên ăn thịt bò sau phẫu thuật?
1.2. Vết thương bị sưng bầm tím do nhiễm trùng
Tình trạng vết thương bị sưng đau kéo dài, vết thương mổ đẻ bị sưng mãi không khỏi, tình trạng liên tục 4-6 ngày không giảm bớt. Bên ngoài vết thương còn xuất hiện cảm giác đỏ tấy, đau rát , vết thương bị sưng đau tăng dần theo thời gian. Khi đó rất có thể vết thương đã bị nhiễm trùng.
Tùy từng mức độ tổn thương nặng hay nhẹ mà cơ thể có phản ứng sốt nhẹ hay sốt cao kèm nhiều triệu chứng khác. Trường hợp nặng, vết thương bị sưng đi kèm mủ, dịch mủ có mùi rất khó chịu. Nguyên nhân gây lên vết thương mổ bị sưng kèm mủ có thể là do quá trình vệ sinh không đúng cách, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Lúc này nếu như không biết cách xử lý kịp thời nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến hoại tử vết thương. Vậy vết thương bị sưng nên làm gì?
Bài viết liên quan:
- https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-o-dau-goi/
- https://thietbiytetamlan.com/vet-khau-tang-sinh-mon-bao-lau-thi-lanh/
- https://thietbiytetamlan.com/cach-xu-ly-va-cham-soc-vet-thuong-ho-duoc-khuyen-cao/
- https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-khau-bao-lau-thi-lanh/
- https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-chay-dich-vang/
2. Cách xử lý vết thương bị sưng
Tùy từng trường hợp, mức độ vết thương hở bị sưng nặng hay nhẹ mà sẽ có cách điều trị vết thương bị sưng khác nhau.
2.1. Cách xử lý vết thương bị sưng do phản ứng của cơ thể
Đối với các vết thương bị sưng do phản ứng của cơ thể, bạn không cần quá lo lắng vết thương bị sưng phải làm sao. Với những vết thương hở bị sưng ở tay, chân hoặc những nơi hoạt động thường xuyên, liên tục. Thì bạn cần hạn chế cử động nhiều để vết thương nhanh lành hơn, kèm với đó là kết hợp xoa bóp giúp máu lưu thông, kích thích sản sinh tế bào mới.
Bạn cũng có thể sử dụng đá để chườm lên vết thương bị sưng. Tuy nhiên nếu vết thương hở bị sưng, bạn tuyệt đối không được sử dụng đá để chườm. Vì nó có thể gây nhiễm trùng vết thương, làm chúng trở nên nặng hơn. Ngoài ra nếu như vết thương bị sưng gây đau đớn, bạn cũng có thể sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau, tuy nhiên phải được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
2.2. Vết thương bị sưng mủ phải làm sao?
Vết thương bị sưng mủ kéo dài gây đau rát chính là biểu hiện khi đã bị nhiễm trùng, do đó bạn nên đến ngay cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời, phòng trường hợp bị hoại tử. Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Với những vết thương bị sưng nhiễm trùng nhẹ, bạn cũng có thể tự điều trị tại nhà theo phương pháp sau:
- Rửa tay thật sạch và kĩ trước khi rửa vết thương để tránh lây lan vi khuẩn
- Tiến hành làm sạch vết thương bằng nước muối hoặc dung dịch vệ sinh sát khuẩn chuyên dụng khác. Bạn cũng có thể tự pha nước muối để rửa theo tỉ lệ muối: nước là 2 thìa muối với 1 lít nước. Không nên sử dụng oxy già hoặc cồn iod để tránh vết thương bị ướt, lâu lành.
- Vết thương nếu xuất hiện các dị vật bạn cần sử dụng nhíp hoặc dụng cụ gắp sau khi đã qua sát trùng để lấy nó ra. Sau đó rửa lại vết thương bằng nước muối sinh lý rồi băng chúng lại bằng băng gạc chuyên dụng
- Với những vết thương bị sưng nhỏ, bạn có thể để hở để chúng được khô thoáng, nhanh lành hơn. Ngược lại bạn cần băng chúng cẩn thận nếu vết thương lớn hơn để tránh bui bẩn hay va chạm gây tổn thương
- Khi xuất hiện vết thương, bạn nên theo dõi và để ý diễn biến của chúng xem tình trạng có nhẹ đi hay nặng lên không để có hướng điều trị kịp thời. Trong trường hợp vết thương nặng không tự can thiệp được bạn phải đến ngay cơ sở y tế để được kịp thời thăm khám, chữa trị.
Trên đây là những thông tin cần thiết về nguyên nhân cũng như cách xử lý vết thương bị sưng bạn cần biết. Nếu còn thắc mắc vấn đề nào cần tư vấn thêm, mời bạn liên hệ ngay cho Tâm Lan để được hỗ trợ kịp thời nhé!