Thiết Bị Y Tế Tâm Lan

Công ty sản xuất vật tư y tế, dụng cụ y khoa

  • Trang chủ
  • Sản Phẩm
  • Thông Tin Sức Khỏe
    • Sức khỏe Tai Mũi Họng
    • Chăm sóc vết thương
  • Thiết bị y tế
  • Giới thiệu
    • Privacy Policy
    • Disclaimer
    • Liên hệ
    • Chính sách
Trang chủ / Thông Tin Sức Khỏe /  Tiểu đường ăn khế ngọt được không?

 Tiểu đường ăn khế ngọt được không?

Tiểu đường ăn khế ngọt được không? Bệnh nhân đang trong quá trình trị bệnh loạn đường huyết buộc phải tuân thủ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Trong đó, khế là một loại trái cây chứa nhiều vitamin C và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy liệu tiểu đường có ăn được khế ngọt không? Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cùng với các bạn đi tìm đáp án cho câu hỏi này nhé!

Toc

  • 1. 1. Tiểu đường ăn khế ngọt được không?
    • 1.1. 1.1. Tìm hiểu chung về trái khế
    • 1.2. 1.2. Tiểu đường có ăn được khế ngọt không? 
  • 2. 2. Lợi ích khế ngọt mang lại cho sức khoẻ của người bệnh tiểu đường
    • 2.1. 2.1. Do thành phần chất xơ có trong khế 
  • 3. Bài viết liên quan:
    • 3.1. 2.2. Do hàm lượng vitamin C khế cung cấp
    • 3.2. 2.3 Do hàm lượng các khoáng chất có lợi từ khế
  • 4. 3. Cách sử dụng khế ngọt trong điều trị tiểu đường 

1. Tiểu đường ăn khế ngọt được không?

1.1. Tìm hiểu chung về trái khế

Khế là một loại trái cây quen thuộc từ các vùng thôn quê. Loại quả này chủ yếu chứa các vitamin và khoáng chất có lợi, hầu như không có chất béo. Đặc biệt trong khế chứa thành phần có đặc tính chống oxi hóa cao. Trái khế có vị ngọt pha lẫn một ít chua, mùi thanh nhẹ, hàm lượng đường ít và có nhiều chất xơ. Đây là một loại quả lành tính và được nhiều người ưa thích. Không những vậy, khế còn được sử dụng kết hợp với các loại rau để chế biến thành các món gỏi khá đặc sắc. Vậy thì tiểu đường có ăn được khế ngọt không? Cùng đọc qua phần nội dung ngay bên dưới đây bạn nhé!

1.2. Tiểu đường có ăn được khế ngọt không? 

Kể cả bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn được khế ngọt. Quả khế từ lâu đã được xem là có khả năng tốt trong việc kiểm soát lượng đường huyết của cơ thể. Đặc biệt, loại trái cây này cũng cung cấp cho chúng ta rất nhiều vitamin C cùng các chất dinh dưỡng khác có ích cho vấn đề nâng cao thể trạng. Vì vậy khế gần như được xem là “thần dược” cho người bị bệnh tiểu đường.

tieu duong co an duoc khe ngot khong

Ảnh: @Internet

Tuy nhiên, cũng như với bất kì loại thực phẩm nào khác, bạn hãy ăn khế ở mức độ vừa phải. Bởi nếu cơ thể được dung nạp quá nhiều vitamin C cũng có thể gây tác dụng ngược. Đồng thời bạn cũng cần lưu ý rằng, tuyệt đối không nên ăn khế lúc đói vì điều đó có thể khiến bạn mắc phải chứng đau dạ dày, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ.


Có thể bạn quan tâm:

  • Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?
  • Đừng xem thường các biến chứng tiểu đường

2. Lợi ích khế ngọt mang lại cho sức khoẻ của người bệnh tiểu đường

Dưới đây là 3 lợi ích chính mà quả khế có thể mang lại cho sức khoẻ, đặc biệt là những người bệnh tiểu đường. 

2.1. Do thành phần chất xơ có trong khế 

Chất xơ là một loại hoạt chất có tác dụng rất tốt trong việc ngăn cản quá trình hấp thụ trực tiếp glucose có trong thức ăn, nhờ đó hạn chế được tình trạng tăng đường huyết đột ngột.

Do vậy, những người mắc tiểu đường thường được khuyên nên ăn thật nhiều rau xanh, các loại quả có chất xơ để bù đắp cho lượng tinh bột được cắt giảm. Nhờ đó, cơ thể được cung cấp một lượng calo nhất định, phục vụ cho hoạt động sống hàng ngày.

Bài viết liên quan:

  1. https://thietbiytetamlan.com/an-nhieu-duong-co-bi-tieu-duong-khong/
  2. https://thietbiytetamlan.com/cach-lam-tam-chan-giot-ban/
  3. https://thietbiytetamlan.com/tieu-duong-tuyp-3/
  4. https://thietbiytetamlan.com/dau-hieu-tieu-duong/
  5. https://thietbiytetamlan.com/tang-duong-huyet/

2.2. Do hàm lượng vitamin C khế cung cấp

Vitamin C là một dạng hoạt chất chống oxy hóa rất tốt, đặc biệt có lợi trong việc ngăn chặn và làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào trong cơ thể. Đặc biệt, với bệnh nhân bị tiểu đường thì việc cung cấp một lượng vitamin C đủ sẽ làm chậm quá trình xảy ra nguy cơ biến chứng do tiểu đường. Do vậy, khế đã được biến thành một loại thần dược cho bệnh nhân đái tháo đường.

2.3 Do hàm lượng các khoáng chất có lợi từ khế

Kali và sắt là 2 loại khoáng chất được đánh giá cao trong giá trị dinh dưỡng từ khế. Trong đó, kali là chất có tác dụng duy trì huyết áp, giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột quỵ. Đây là 2 trong số các biến chứng có tỉ lệ tử vong cao nhất ở bệnh nhân tiểu đường.

Sắt là hợp chất giúp tăng sản sinh máu. Bệnh nhân tiểu đường thường dễ đói, khi đói thường sẽ bị choáng váng và mất hoàn toàn sức lực. Do vậy, việc đẩy nhanh quá trình tạo máu, nhanh chóng vận chuyển oxi đi khắp cơ thể thì người tiểu đường nên chú ý để bổ sung một lượng sắt đủ vào trong cơ thể. Khế ngọt có thể coi là một loại quả chứa nhiều sắt mà bệnh nhân có thể lựa chọn.

3. Cách sử dụng khế ngọt trong điều trị tiểu đường 

Với những tác dụng “thần thánh” như trên, thì khế ngọt được tin tưởng sử dụng như một phương thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường. Vậy phải sơ chế khế ngọt như thế nào?

tieu duong co an khe ngot duoc khong

Ảnh: @Internet

Theo các phương pháp dân gian thì người ta thường thực hiện như sau:

  • Lựa những quả khế to, mọng nước và rửa sạch
  • Cắt thành các lát nhỏ, mỏng rồi đem phơi khô trong bóng mát từ 2-3 ngày
  • Cho khế đã khô vào nấu nước uống hàng ngày thay nước lọc bình thường
  • Duy trì uống liên tục trong 3-6 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Một số lưu ý khác mà bệnh nhân tiểu đường nên chú ý khi sử dụng khế ngọt như phương thuốc chữa tiểu đường:

  • Không nên cho quá nhiều khế khô vào, trung bình chỉ khoảng 3-5 lát cho 2 lít nước để tránh tình trạng gây ra đau bao tử.
  • Nên phơi khế trong bóng râm để tránh ánh nắng làm biến đổi các thành phần có lợi từ khế
  • Nên làm và uống dần tránh làm nhiều dẫn đến không kịp uống gây ẩm mốc do khế khi đã phơi ẩm thường khó bảo quản.
  • Nên kết hợp sử dụng nước từ khế với việc duy trì các thói quen có lợi khác như: cắt giảm tối đa lượng tinh bột hấp thụ, làm quen với chế độ sinh hoạt hợp lý, nói không với các đồ uống có ga cũng như sử dụng các chất kích thích như cafe,.
  • Khế chỉ là một phương thuốc hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Do đó, bệnh nhân không nên quá mong chờ vào tác dụng khỏi tận gốc bệnh, để đạt được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, bệnh nhân cần phải kiên trì theo dõi thực hiện cũng như kết hợp thêm các phương pháp điều trị bệnh từ thuốc khác. 

Trên đây là những chia sẻ mới nhất giải đáp cho thắc mắc tiểu đường ăn khế ngọt được không. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng bài viết có thể mang lại cho quý bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn đọc thật nhiều sức khoẻ!

Share12
Tweet
Share

Bài viết liên quan

khat nuoc la mot trong nhung bieu hien cua tieu duong giai doan dau

Tìm hiểu các triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu

Uốn ván (phong đòn gánh) là gì? Uốn ván ủ bệnh bao lâu?

Gel rửa tay khô có tốt không? Có nên dùng gel rửa tay khô?

Tấm chắn giọt bắn mua ở đâu? Face shield loại nào tốt?

Cách làm tấm chắn giọt bắn trong suốt nhựa PVC chỉ trong 10 phút

Hướng dẫn cách đo nhiệt kế các loại chính xác & an toàn nhất!

Bài viết nên xem

Tìm hiểu nguyên nhân gây hạ đường huyết ở người bình thường

Vết thương phần mềm và những điều cần biết

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không?

Bảng theo dõi chỉ số đường huyết chính xác nhất

Kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì? Có cần giấy phép không?

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Bài viết khác

Hạ đường huyết nên ăn gì, không nên ăn gì?

Lý giải nguyên nhân nhân dẫn đến vết thương không lành và cách chữa trị

Cách làm tấm chắn giọt bắn trong suốt nhựa PVC chỉ trong 10 phút

Nước vô lỗ tai phải làm sao? Cách xử lý tình huống nhanh nhất

Vết thương mạch máu là gì? Cấp cứu vết thương đứt mạch máu an toàn

Vết thương phần mềm và những điều cần biết

Bài viết mới

Tìm hiểu nguyên nhân gây hạ đường huyết ở người bình thường

Tìm hiểu nguyên nhân gây hạ đường huyết ở người bình thường

Vết thương phần mềm và những điều cần biết

Vết thương phần mềm và những điều cần biết

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không?

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không?

Bảng theo dõi chỉ số đường huyết chính xác nhất

Bảng theo dõi chỉ số đường huyết chính xác nhất

Kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì? Có cần giấy phép không?

Kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì? Có cần giấy phép không?

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Thông tin hữu ích

Chăm sóc vết thương hở như thế nào để mau lành và không để lại sẹo?

Kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì? Có cần giấy phép không?

Tìm hiểu các triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu

Hướng dẫn xử lý vết thương ở đầu gối đúng cách

Quần Áo Bảo Hộ Y Tế Nào Được Sử Dụng Rộng Rãi Hiện Nay?

Tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?

Gạc đắp mặt nạ dùng trong spa và những điều cần biết – Tâm Lan Medical

Cách cặp nhiệt độ cho trẻ an toàn, chính xác nhất

Vết thương phần mềm và những điều cần biết

Gel rửa tay khô có tốt không? Có nên dùng gel rửa tay khô?

Bài viết nên xem

7 loại băng gạc y tế và cách ứng dụng vào từng trường hợp

7 loại băng gạc y tế và cách ứng dụng vào từng trường hợp

Chăm sóc vết thương hở như thế nào để mau lành và không để lại sẹo?

Chăm sóc vết thương hở như thế nào để mau lành và không để lại sẹo?

Mẹo dân gian: Rơ lưỡi bằng lá hẹ khi trẻ được 3 tháng 10 ngày

Mẹo dân gian: Rơ lưỡi bằng lá hẹ khi trẻ được 3 tháng 10 ngày

Bài viết nổi bật

Xử lý băng gạc và vết thương khi bị dính vào nhau 

Xử lý băng gạc và vết thương khi bị dính vào nhau 

Vì sao vết thương bị chai cứng? Cách xử lý vết thương bị cứng

Vì sao vết thương bị chai cứng? Cách xử lý vết thương bị cứng

Vì sao có ráy tai ướt? Nhiều ráy tai ướt có sao không?

Vì sao có ráy tai ướt? Nhiều ráy tai ướt có sao không?

Chuyên mục
  • Chăm sóc vết thương (23)
  • Sức khỏe Tai Mũi Họng (16)
  • Thiết bị y tế (12)
  • Thông Tin Sức Khỏe (45)

Copyright © 2024 thietbiytetamlan.com. All rights reserved.

↑