Thiết Bị Y Tế Tâm Lan

Công ty sản xuất vật tư y tế, dụng cụ y khoa

  • Trang chủ
  • Sản Phẩm
  • Thông Tin Sức Khỏe
    • Sức khỏe Tai Mũi Họng
    • Chăm sóc vết thương
  • Thiết bị y tế
  • Giới thiệu
    • Privacy Policy
    • Disclaimer
    • Liên hệ
    • Chính sách
Trang chủ / Thông Tin Sức Khỏe / Bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? 

Bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? 

Bệnh tiểu đường thường dễ dàng được chẩn đoán thông qua phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm các chỉ số đường huyết. Tuy nhiên dấu hiệu bệnh tiểu đường là gì, triệu chứng mắc bệnh ra sao? Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây nhé!

Toc

  • 1. Bệnh tiểu đường là gì? 
  • 2. Nguyên nhân bệnh tiểu đường là gì?
    • 2.1. Thường xuyên ăn đồ ăn ngọt và giàu chất béo
    • 2.2. Không hoặc ít vận động
    • 2.3. Có thói quen sinh hoạt không đều đặn và lành mạnh
  • 3. Bệnh tiểu đường được chia làm mấy nhóm?
    • 3.1. Tiểu đường tuýp 1
    • 3.2. Tiểu đường tuýp 2
    • 3.3. Tiểu đường thai kỳ
    • 3.4. Tiền tiểu đường
  • 4. Bài viết liên quan:
  • 5. Những triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu
  • 6. Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? 
  • 7. Một số biến chứng của bệnh tiểu đường
    • 7.1. Các bệnh về thần kinh
    • 7.2. Các bệnh liên quan đến võng mạc 
    • 7.3. Các bệnh về thận

Bệnh tiểu đường là gì? 

Bệnh tiểu đường, hay đái tháo đường là bệnh lý mà lượng đường (glucose) trong máu vượt ngưỡng cho phép. Bệnh nhân mắc tiểu đường đồng nghĩa với năng lượng được cung cấp cho các hoạt động của tế bào bị ảnh hưởng, người dễ mệt mỏi, nhanh đói, sức lao động giảm sút. Mọi người có thể dễ dàng kiểm tra sức khoẻ tại nhà bằng cách trang bị máy đo đường huyết, từ đó tự điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để nâng cao sức khoẻ.

Lay mau mau xet nghiem benh tieu duong

Ảnh: @Internet

Nguyên nhân bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường là bệnh lý không loại trừ bất kỳ ai từ người già đến trẻ nhỏ nếu thường xuyên duy trì các thói quen sau:

Thường xuyên ăn đồ ăn ngọt và giàu chất béo

Hiện nay rất nhiều người đang có thói quen ăn nhiều thực phẩm ngọt và giàu chất béo vì những nhóm chất này rất vừa miệng, tạo cảm giác ăn ngon cho người dùng. Tuy nhiên, những rủi ro tiềm ẩn sau nó không chỉ là tăng cân mất kiểm soát, béo phì mà còn có thể là nguyên nhân bệnh tiểu đường. Khi ăn uống vô độ, insulin bị ảnh hưởng, dẫn đến được sản sinh ở tần suất thấp và không thể đảm nhận được chức năng chuyển hóa đường trong máu, dẫn đến xuất hiện đái tháo đường. 

Do ngot la mot trong nhung nguyen nhan chinh gay benh tieu duong

Ảnh: @Internet

Không hoặc ít vận động

Nằm và ngồi nhiều dẫn đến tích tụ mỡ bụng chèn ép lên tuyến tụy cộng thêm stress trong cuộc sống và công việc sẽ trở thành nguyên nhân tiểu đường cao gấp 3 lần so với người hay vận động. 

Có thói quen sinh hoạt không đều đặn và lành mạnh

Những người thường xuyên thức khuya, bỏ bữa sáng, sử dụng nhiều cà phê, chế độ làm việc và nghỉ ngơi không có nhịp sinh học rất dễ mắc tiểu đường. Bởi những thói quen này rất dễ khiến con người cảm thấy mệt mỏi, không có trạng thái cân bằng nên dễ bị hạ đường huyết đột ngột.

Bệnh tiểu đường được chia làm mấy nhóm?

Hiện tiểu đường được chia thành các nhóm như sau:

Tiểu đường tuýp 1

Bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 khi chỉ số đường huyết lúc đói là > 125 mg/dl và lúc bình thường là >= 200 mg/d. Tiểu đường tuýp 1 bị gây ra do tế bào β nằm trong tuyến tụy không thể sản sinh ra insulin, làm glucose trong máu tăng cao.

Tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là nhóm tiểu đường có tỷ lệ người mắc cao nhất, chiếm hơn 90% số người đã từng xét nghiệm. Bệnh lý này xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt kém lành mạnh hoặc có thể do di truyền. 

Tiểu đường thai kỳ

Đây là bệnh lý gây ra nhiều hoang mang cho các bà mẹ chuẩn bị mang thai. Nhiều người có thể đến giai đoạn mang bầu mới dấu hiệu tiểu đường nhưng cũng có người đã mắc trước đó mà không biết. Do đó, có thể dẫn đến một số nỗi lo như: sinh non, các dị tật bẩm sinh cho thai nhi, gây nguy hiểm trong lúc vượt cạn. 

Thong tin can thiet cho me bau ve benh tieu duong thai ky

Ảnh: @Internet

Tiền tiểu đường

Mặc dù nằm trong nhóm tiểu đường nhưng tiền tiểu đường là mức nhẹ nhất và vẫn có những biểu hiện bệnh tiểu đường. Là bước chuyển tiếp trước khi trở thành bệnh nhân mắc đái tháo đường các tuýp 1 và 2. Tuy nhiên, bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan khi được chẩn đoán mắc bệnh lý này, vì nguy cơ biến thành tiểu đường là rất lớn và có thể xảy ra xơ cứng động mạch ở giai đoạn đầu. 

Bài viết liên quan:

  1. https://thietbiytetamlan.com/tieu-duong-tuyp-3/
  2. https://thietbiytetamlan.com/bien-chung-tieu-duong/
  3. https://thietbiytetamlan.com/tieu-duong-an-khe-ngot-duoc-khong/
  4. https://thietbiytetamlan.com/tam-chan-giot-ban-mua-o-dau/
  5. https://thietbiytetamlan.com/tat-tan-tat-cach-bao-ve-suc-khoe-mua-dich-covid-19-dung-bo-lo/

Những triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Để biết chính xác bản thân có đang mắc bệnh tiểu đường hay không bạn sẽ cần phải xét nghiệm để đo nồng độ insulin trong máu. Tuy nhiên, một số triệu chứng của bệnh tiểu đường của người bệnh thường có khả năng mắc đái tháo đường là:

  • Luôn trong trạng thái đói, khát nước dù đã ăn rất nhiều trong các bữa chính
  • Mất kiểm soát về cân nặng
  • Thị lực giảm đột ngột
  • Dễ mệt mỏi, stress
  • Vết thương trên da lâu lành hơn 
trieu chung cua benh tieu duong

Ảnh: @Internet

Đó là những dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, một số biểu hiện của bệnh tiểu đường ở nam giới còn cảm nhận được sức bị yếu dần, kém ham muốn hơn. Ở nữ giới thì xảy ra tình trạng khô da, rối loạn nội tiết tố.

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? 

Tiểu đường là bệnh lý chủ yếu xuất phát từ sự mất cân bằng trong ăn uống và sinh hoạt của con người. Tuy nhiên, với tỷ lệ mắc nhiều như hiện nay đang dấy lên lo ngại cho sức khỏe của không chỉ người mắc mà thế hệ con cái cũng sẽ bi ảnh hưởng do bệnh có yếu tố di truyền. 

Ngoài ra, bệnh lý này sau một thời gian mắc sẽ xuất hiện các biện chứng rất nguy hiểm làm suy giảm chức năng của các bộ phận trong cơ thể. Vậy biến chứng tiểu đường là gì?

Một số biến chứng của bệnh tiểu đường

Các bệnh về thần kinh

Tiểu đường là tác nhân dẫn đến xơ vữa động mạch, đột quỵ và suy tim. Đây là các chứng bệnh vô cùng nguy hiểm, vừa khó chữa, để lại nhiều di chứng và nguy cơ tử vong đột ngột rất cao.

benh tieu duong gay bien chung than kinh kha nguy hiem

Ảnh: @Internet

Các bệnh liên quan đến võng mạc 

Mắt là bộ phận bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ tiểu đường. Ban đầu người bệnh có thể thường xuyên cảm thấy mắt mờ, rối loạn thị lực và lâu dần có thể gây ra mù lòa.

benh tieu duong gay bien chung vong mac mat

Ảnh: @Internet

Các bệnh về thận

Tiểu đường là tác nhân gây ra suy giảm chức năng thận do phải làm việc quá sức để lọc glucozo có trong thức ăn để thành các chất nuôi dưỡng tế bào. Bệnh nhân mắc tiểu đường mãn tính sẽ buộc phải chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống. 

tieu duong gay bien chung ve than

Ảnh: @Internet

Ngoài ra còn nhiều biến chứng tiểu đường khác cũng hết sức nguy hiểm mà người bệnh nên thận trọng theo dõi thường xuyên để điều chỉnh chế độ sống lành mạnh nhằm cải thiện và nâng cao tình trạng sức khoẻ…

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ cụ thể nhất về bệnh tiểu đường, nguyên nhân, dấu hiệu mắc bệnh cùng các biến chứng liên quan. Hy vọng bài viết có thể mang lại cho nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn cùng gia đình nhiều niềm vui và sức khoẻ!

Share0
Tweet
Share

Bài viết liên quan

khat nuoc la mot trong nhung bieu hien cua tieu duong giai doan dau

Tìm hiểu các triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu

Uốn ván (phong đòn gánh) là gì? Uốn ván ủ bệnh bao lâu?

Gel rửa tay khô có tốt không? Có nên dùng gel rửa tay khô?

Tấm chắn giọt bắn mua ở đâu? Face shield loại nào tốt?

Cách làm tấm chắn giọt bắn trong suốt nhựa PVC chỉ trong 10 phút

Hướng dẫn cách đo nhiệt kế các loại chính xác & an toàn nhất!

Bài viết nên xem

Tìm hiểu nguyên nhân gây hạ đường huyết ở người bình thường

Vết thương phần mềm và những điều cần biết

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không?

Bảng theo dõi chỉ số đường huyết chính xác nhất

Kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì? Có cần giấy phép không?

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Bài viết khác

Vết thương mạch máu là gì? Cấp cứu vết thương đứt mạch máu an toàn

Vì sao bộ dụng cụ cấp cứu là vật không thể thiếu dù ở cơ quan hay gia đình?

Sử dụng dung dịch xịt tan ráy tai cho bé, nên hay không nên?

Quần Áo Bảo Hộ Y Tế Nào Được Sử Dụng Rộng Rãi Hiện Nay?

Ráy tai có mùi hôi: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Tấm chắn giọt bắn mua ở đâu? Face shield loại nào tốt?

Bài viết mới

Tìm hiểu nguyên nhân gây hạ đường huyết ở người bình thường

Tìm hiểu nguyên nhân gây hạ đường huyết ở người bình thường

Vết thương phần mềm và những điều cần biết

Vết thương phần mềm và những điều cần biết

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không?

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không?

Bảng theo dõi chỉ số đường huyết chính xác nhất

Bảng theo dõi chỉ số đường huyết chính xác nhất

Kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì? Có cần giấy phép không?

Kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì? Có cần giấy phép không?

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Thông tin hữu ích

Máu đông là hiện tượng gì? Có nguy hiểm hay không?

Tìm hiểu về băng dính y tế. Cách xử lý khi bị dị ứng sao cho đúng?

Gạc đắp mặt nạ dùng trong spa và những điều cần biết – Tâm Lan Medical

Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh thiết bị y tế

Vết thương lên da non bị thâm có chữa khỏi được không?

Công ty sản xuất băng gạc y tế Tâm Lan – Uy tín, tận tâm, chất lượng

Hướng dẫn xử lý đúng cách khi không may bị vỡ nhiệt kế thủy ngân

Tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị của tiểu đường tuýp 2

Vì sao có ráy tai ướt? Nhiều ráy tai ướt có sao không?

Tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?

Bài viết nên xem

7 loại băng gạc y tế và cách ứng dụng vào từng trường hợp

7 loại băng gạc y tế và cách ứng dụng vào từng trường hợp

Chăm sóc vết thương hở như thế nào để mau lành và không để lại sẹo?

Chăm sóc vết thương hở như thế nào để mau lành và không để lại sẹo?

Mẹo dân gian: Rơ lưỡi bằng lá hẹ khi trẻ được 3 tháng 10 ngày

Mẹo dân gian: Rơ lưỡi bằng lá hẹ khi trẻ được 3 tháng 10 ngày

Bài viết nổi bật

Xử lý băng gạc và vết thương khi bị dính vào nhau 

Xử lý băng gạc và vết thương khi bị dính vào nhau 

Vì sao vết thương bị chai cứng? Cách xử lý vết thương bị cứng

Vì sao vết thương bị chai cứng? Cách xử lý vết thương bị cứng

Vì sao có ráy tai ướt? Nhiều ráy tai ướt có sao không?

Vì sao có ráy tai ướt? Nhiều ráy tai ướt có sao không?

Chuyên mục
  • Chăm sóc vết thương (23)
  • Sức khỏe Tai Mũi Họng (16)
  • Thiết bị y tế (12)
  • Thông Tin Sức Khỏe (45)

Copyright © 2024 thietbiytetamlan.com. All rights reserved.

↑