Tiểu đường tuýp 2 là bệnh gì? Mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có phải do bị rối loạn insulin và béo phì gây ra hay không? Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không? Cách điều trị lượng đường huyết (glucose) trong máu quá cao ở tiểu đường type 2 như thế nào? Mời bạn cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây nhé!
Toc
- 1. Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường tuýp 2?
- 2. Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ? Nguyên nhân đái tháo đường tuýp 2?
- 3. Những nguyên nhân đái tháo đường type 2 là gì?
- 4. Triệu chứng và dấu hiệu tiểu đường tuýp 2
- 5. Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không? Có để lại biến chứng không?
- 6. Cách điều trị tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường tuýp 2?
Đa số bệnh nhân tiểu đường thì thường mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Các chỉ số tiểu đường tuýp 2, trong đó chỉ số đường huyết trong máu đặc biệt bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống. Bệnh đái tháo đường tuýp 2 sẽ kháng insulin, tức là không cho chuyển hóa lượng đường hấp thụ đi nuôi tế bào mà tịch tụ dần lại trong máu.
Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường type 2 chủ yếu là do cơ thể thiếu lượng insulin phục vụ cho quá trình chuyển hóa. Bệnh tiểu đường type 2 là căn bệnh tiến triển âm thầm và khởi phát do tích tụ lâu ngày. Do đó, bệnh học đái tháo đường type 2 rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu.
Ảnh: @Internet
Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ? Nguyên nhân đái tháo đường tuýp 2?
Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ? Tiểu đường type 2 có chữa được không? Nhìn chung, tất cả bệnh lý liên quan đến tiểu đường tuýp 2 đều có xu hướng diễn tiến nặng. Bệnh nhân hầu như không điều trị được tận gốc bệnh và sẽ phải sống chung với bệnh cả đời.
Những nguyên nhân đái tháo đường type 2 là gì?
Đầu tiên, phải kể đến chính là tuyến tụy không cung cấp đủ insulin để hạ đường huyết. Bên cạnh đó, phải kể đến một số yếu tố khác như:
- Yếu tố di truyền: Do sở hữu cùng mã gen, nên cha mẹ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thì nguy cơ con cái cũng sẽ mắc theo.
- Thói quen sống không lành mạnh: Đa số những người thích ăn đồ ngọt, chế độ ăn giàu chất béo, thường xuyên sử dụng rượu bia, nước có ga, béo phì thì khả năng kích hoạt cơ chế đái tháo đường type 2 khởi phát là rất lớn.
- Do các bệnh lý nền: Đa số các bệnh nhân có huyết áp cao, các bệnh liên quan đến tim, hội chứng buồng trứng đa năng ở nữ sẽ mắc kèm theo bệnh tiểu đường.
Ảnh: @Internet
Đây là nguyên nhân đái tháo đường type 2 được chẩn đoán chung. Tùy tình trạng bệnh có thể xảy ra do nhiều tác nhân khác nhau.
Triệu chứng và dấu hiệu tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 có nặng không? Những triệu chứng tiểu đường tuýp 2 thường rất khó biểu hiện ở giai đoạn đầu dẫn đến khi người bệnh phát hiện ra thì có thể đã diễn tiến nặng. Tuy nhiên một số dấu hiệu tiểu đường tuýp 2 bạn nên biết đó là:
- Các vết thương rất lâu lành hoặc xuất hiện lở loét chảy máu
- Đói rất nhanh
- Thường xuyên khát nước
- Đi tiểu liên tục
- Cân nặng bị mất kiểm soát
- Thị lực kém dần, thường xuyên gặp phải tình trạng hoa và mờ mắt.
- Chân tay đau nhức, tê bì
Ảnh: @Internet
Đây là triệu chứng đái tháo đường type 2 và bệnh tiểu đường nói chung. Để biết chính xác bạn đang mắc tiểu đường loại mấy thì buộc phải tiến hành kiểm tra và xét nghiệm máu.
Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không? Có để lại biến chứng không?
Tiểu đường tuýp 2 sẽ để lại cho bệnh nhân những biến chứng và gây đau đớn trên cơ thể. Một số biến chứng tiểu đường tuýp 2 phải kể đến là:
- Gây tổn thương cho mắt: Như đã nhắc đến triệu chứng tiểu đường type 2 là giảm thị lực thì lâu dần sẽ có thể gây ra biến chứng là mù lòa, các bệnh liên quan đến võng mạc và tăng nhãn áp.
- Gây tổn thương lên thận: Đa số bệnh nhân mắc tiểu đường giai đoạn cuối sẽ buộc phải chạy thận để lọc máu. bởi chức năng thận đã bị suy giảm
- Gây tổn thương lên hệ thần kinh. Các cơn đau dữ dội liên quan đến xương khớp, dẫn đến bàn chân bàn tay bị phù nề gây nhiễm trùng, thậm chí có thể phải cắt bỏ các ngón bị tổn thương nặng.
Ảnh: @Internet
Trên đây là loạt biến chứng tiểu đường type 2 để lại cho người bệnh. Do đó, ngay khi phát hiện những biểu hiện tiểu đường tuýp 2 hãy nhanh chóng thực hiện các biện pháp chẩn đoán bệnh để điều trị kịp thời.
Bài viết liên quan:
- Tiểu đường tuýp 1 là gì? Cơ chế gây bệnh, triệu chứng, cách điều trị tiểu đường tuýp 1
- Tiểu đường tuýp 3 là gì? Đái tháo đường type 3 nguy hiểm như thế nào?
Cách điều trị tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có chữa được không? Người bệnh chỉ có thể kéo dài thời gian điều trị và hạn chế để bệnh chuyển sang giai đoạn biến chứng bằng việc áp dụng các biện pháp điều trị tiểu đường type 2 như sau:
Áp dụng chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2
Chế độ ăn cho người tiểu đường type 2 đóng vai trò rất quan trọng giúp điều chỉnh lượng đường hấp thụ. Một số thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2 mà bệnh nhân có thể tham khảo như: chia nhỏ nhiều bữa trong ngày, tuyệt đối không được kiêng đường hoàn toàn mà hãy thay thế và cắt giảm dần lượng đường. Bên cạnh đó hãy ăn những thức ăn cho người tiểu đường type 2 như: gạo lứt, các loại hạt, các loại rau xanh và trái cây, kiêng các thức ăn nhiều dầu mỡ. Chắc chắn khi áp dụng chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 một cách khoa học, bạn sẽ cảm nhận được tình trạng bệnh diễn tiến ổn định hơn.
Ảnh: @Internet
Kế hoạch vận động và tập luyện
Song song áp dụng chế độ thức ăn cho người tiểu đường type 2 khoa học, tập luyện rèn luyện sự dẻo dai cũng rất quan trọng. hãy lên kế hoạch vận động mỗi ngày 30 phút để lấy lại sự cân bằng cho cơ thể.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Tiểu đường tuýp 2 có chữa được không? Bạn có thể kiểm soát và điều trị tiểu đường tuýp 2 hiệu quả nếu tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đặt ra. Bên cạnh đó, người bệnh hãy kiểm tra lượng đường định kỳ để có thể sử dụng thuốc điều trị đều đặn theo sự chỉ định của bác sĩ. Khi thực hiện đúng như vậy, chắc chắn cơ hội chữa khỏi tiểu đường tuýp 2 sẽ khả quan hơn.
Tiểu đường tuýp 2 để lại những biến chứng nguy hiểm và người bệnh nên hết sức cảnh giác nhằm phòng ngừa, chữa trị đúng cách. Hy vọng bài viết trên có thể mang lại cho bạn đọc nhiều kiến thức hữu ích. Chúc bạn đọc cùng gia đình thật nhiều sức khoẻ và niềm vui!