Tăng đường huyết là tình trạng lượng đường máu lên cao gây rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đái tháo đường type 2 cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác về tim mạch, võng mạc,… Để biết thêm thông tin mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Toc
1. Tăng đường huyết là gì?
Tăng đường huyết là tình trạng lượng đường glucose có trong máu tăng vọt, vượt ngưỡng bình thường trong bảng theo dõi chỉ số đường huyết. Như đã biết các tế bào sử dụng glucose giống như một nguồn năng lượng chính nhằm để cung cấp cho các hoạt động, nuôi dưỡng cơ thể. Khi đó phải cần có insulin thì mới sử dụng được lượng đường glucose trong máu này. Ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2, cơ thể bị thiếu hụt insulin hoặc kháng insulin đều dẫn đến tình trạng tăng đường huyết.
Theo đó thắc mắc tăng đường huyết không đặc hiệu là gì phần nào đã được giải đáp. Lượng đường trong máu đột ngột tăng cao do sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa glucose dẫn đến rối loạn chuyển hóa chất đạm, chất béo, gây tăng đường huyết.
Có thể bạn quan tâm:
- Tìm hiểu nguyên nhân gây hạ đường huyết ở người bình thường
- Hạ đường huyết là gì? Xử lý hạ đường huyết như thế nào?
2. Tăng đường huyết đột ngột có nguy hiểm không?
Tăng đường huyết cấp cứu là tình trạng tăng đường huyết đột ngột dẫn đến nhiều nguy hiểm và biến chứng khác nhau cho người bệnh. Đặc biệt khi cơ thể tăng glucose máu, rối loạn chuyển hóa insulin thường xuyên sẽ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Bệnh có thể gây xơ vữa mạch máu lớn, làm hẹp tắc các mạch máu nhỏ và làm hỏng toàn bộ hệ thống thần kinh và kéo theo nhiều mối nguy khác. Như:
Ảnh: @Internet
- Gây tổn thương tim mạch, người bệnh có thể mắc xơ vữa động mạch chủ dẫn đến nguy cơ xảy ra đột quỵ, nhồi máu cơ tim tăng cao.
- Gây tổn thương thận, khiến các mạch máu trong thận thu hẹp lại, lượng máu vào chức năng thận suy giảm, gây tình trạng kém lưu thông, tắc nghẽn. Dẫn đến suy giảm chức năng thận, suy thận, viêm đường tiết niệu,…
- Khi lượng đường trong máu tăng cao đột ngột trong khoảng thời gian dài có thể làm tổn thương thần kinh. Thậm chí làm chậm, tê liệt hoạt động cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho hệ thần kinh.
- Người bị tăng đường huyết thường xuyên có thể gây tổn thương đến mắt. Do lượng đường tăng khiến cho hệ thống mao mạch ở mắt tổn thương gây mờ mắt, mù lòa
- Gây nhiễm trùng nhiều chức năng trên cơ thể người bệnh do bị suy giảm hệ miễn dịch
- Trong trường hợp lượng đường trong máu tăng quá nhanh có thể gây ra nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm. Điển hình phải kể đến như nhiễm toan ceton, gây hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu,… Và nếu như không điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
3. Cách xử trí tăng đường huyết
Tăng đường huyết trong máu rất nguy hiểm vậy làm thế nào để kiểm soát được lượng đường ở mức ổn định, không cho vượt ngưỡng cho phép?
Ảnh: @Internet
- Uống thuốc để ổn định lượng insulin trong cơ thể. Như đã biết lượng đường huyết lúc đói bất ổn là do cơ thể bị kháng insulin, dẫn đến tăng đường huyết sau ăn, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch do rối loạn mỡ máu. Cho nên đối với những người tiểu đường type 2 bị thiếu hụt insulin cần điều trị bằng thuốc để kiểm soát tốt chúng dẫn đến ổn định lượng đường huyết.
- Uống nhiều nước cũng là một biện pháp xử trí tăng đường huyết đột ngột. Bởi nước sẽ giúp đào thải lượng đường trong máu ra ngoài, tuy vậy những người đang mắc bệnh suy thận, suy tim hay cao huyết áp tuyệt đối không sử dụng cách này.
- Uống trà quế, trà xanh để ổn định lượng đường huyết một cách nhanh chóng. Bởi hai thành phần này giúp tác động tăng chuyển hóa đường, cải thiện độ nhạy cảm của insulin.
- Vận động nhẹ nhàng trong khoảng 15 tới 20 phút mỗi ngày sẽ giúp giảm lượng đường trong máu, tăng hoạt động insulin. Tuy nhiên không nên áp dụng khi đang buồn nôn, mệt mỏi, kiệt sức, chóng mặt,…
- Ăn thức ăn giàu đạm, phô mai, chất béo ngay khi có cảm giác đói bởi những thực phẩm này sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường, do đó lượng đường huyết trong máu cũng không tăng cao quá nhanh sau khi ăn.
4. Nghiệm pháp tăng đường huyết dạng uống
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống được sử dụng để đo khả năng sử dụng đường trong cơ thể. Đường glucose chính là một nguồn năng lượng chính vô cùng quan trọng và đương nhiên chúng không thể thiếu với mỗi con người. Áp dụng phương pháp này, bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh tiền đái tháo đường cũng như đái tháo đường.
Ảnh: @Internet
Với nghiệm pháp tăng đường huyết dạng uống, các bác sĩ sẽ áp dụng đối với phụ nữ mang thai để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Đây là một phương pháp dễ thực hiện và được khuyến khích với phụ nữ mang thai đặc biệt trong vòng 24-28 tuần.
Bên cạnh đó, nghiệm pháp này còn được khuyến khích thực hiện với những người đang nghi ngờ tăng đường huyết hoặc có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2. Những người có mức đường huyết khi đói cao hơn 126mg/dL hoặc xét nghiệm HbA1c lớn hơn 6,5% cũng được khuyến nghị áp dụng nghiệm pháp này để xác định bệnh tiểu đường.
Bài viết trên đây đã đem lại cho bạn đọc thêm nhiều thông tin về bệnh tăng đường huyết và mức độ nguy hiểm cũng như cách xử trí, phòng ngừa bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy nhấc máy lên liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn miễn phí.