Toc
Điều cần biết về ráy tai ở trẻ em
Ráy tai được tạo thành bởi sự kết hợp giữa các chất tiết ra từ tuyến bã nhờn của ống tai ngoài và các tế bào da chết, lông tai. Ráy tai thường có màu nâu, xám, đỏ, cam hoặc vàng; có ráy tai khô, ráy tai ướt và ráy tai cứng. Trong một vài trường hợp, có thể thấy ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh, ráy tai ướt có mùi hôi…
Có rất nhiều người nhầm lẫn và cho rằng ráy tai chính là chất thải của cơ thể; thực tế không phải như vậy. Ráy tai được coi như một hàng rào bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập của những loài côn trùng nhỏ, dị vật… vào màng nhĩ. Đồng thời, ráy tai cũng giúp chống lại vi khuẩn, nấm và nước; hỗ trợ làm sạch ống tai ngoài.
Ảnh: @Internet
Bởi những tác dụng to lớn ấy mà việc lấy ráy tai mỗi ngày là điều không cần thiết. Không còn ráy tai sẽ đồng nghĩa với việc ống tai bị mất đi lớp bảo vệ; dễ gây nguy hiểm cho tai. Chỉ nên lấy ráy tai cho bé trong trường hợp ráy tai được tiết ra quá nhiều; gây ngứa tai, đau tai, ù tai, viêm tai, làm giảm sức nghe của tai…
Có thể bạn quan tâm:
Ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh xuất hiện do đâu?
Thông thường, để ngăn cản sự xâm nhập của bụi bẩn, các dị vật, côn trùng nhỏ và vi khuẩn; tai của trẻ sẽ tiết ra ráy tai không màu. Bỗng nhiên một ngày mẹ phát hiện ráy tai có mùi, thấy xuất hiện ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh thì có thể là do một trong những nguyên nhân sau đây.
Tai trẻ tiết ra quá nhiều ráy tai
Một trong những nguyên do khiến tai trẻ xuất hiện ráy tai ướt có mùi hôi là do tích tụ quá nhiều ráy tai. Ngay lúc này, mẹ cần phải vệ sinh tai ngay cho bé để tránh tình trạng tai bị tắc nghẽn, ngăn chặn trường hợp ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Ảnh: @Internet
Bài viết liên quan:
Có thể trẻ đã bị viêm tai giữa
Viêm tai giữa là nguyên nhân thường gặp nhất trong trường hợp ráy tai trẻ sơ sinh màu vàng. Sự tấn công của vi khuẩn, virus trong mũi và họng đã khiến tai giữa của trẻ bị nhiễm trùng; điều này đã khiến cho màng nhĩ bị tích tụ chất dịch màu vàng. Đồng thời, đây cũng là lý do khiến ráy tai của trẻ có mùi hôi.
Có thể trẻ bị viêm ống tai ngoài
Một nguyên do khác khiến trẻ sơ sinh xuất hiện ráy tai ướt màu vàng là do bệnh viêm ống tai ngoài do bị vi khuẩn, virus xâm nhập. Trẻ lớn cũng có thể bị mắc căn bệnh này, nhất là những trẻ thường xuyên bơi lội; khiến ống tai tiếp xúc nhiều với nước.
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ có những dấu hiệu nào?
Như vậy, có thể thấy dấu hiệu ban đầu để nhận biết bệnh viêm tai giữa chính là xuất hiện ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, bệnh viêm tai giữa cũng xuất hiện ở những triệu chứng sau đây:
Ảnh: @Internet
- Trẻ nhỏ quấy khóc nhiều do bị đau tai: triệu chứng nổi bật của viêm tai giữa chính là đau tai. Tuy nhiên do không thể diễn đạt bằng lời với bố mẹ nên nếu thấy bé yêu quấy khóc, khó chịu, khó ngủ hơn bình thường kèm theo ráy tai ướt màu vàng, mẹ nên chú ý đến căn bệnh này, lấy ráy tai cho bé và đưa bé đi khám kịp thời.
- Trẻ lười ăn: đau tai làm cho trẻ khó nuốt, đồng thời ráy tai ướt màu vàng; vì vậy mà sẽ gây ra tình trạng chán ăn, lười ăn kéo dài.
- Trẻ bị sốt: những cơn đau tai dai dẳng, ráy tai có mùi hôi có thể khiến bé yêu của mẹ gặp phải những cơn sốt tới hơn 39 độ.
- Trẻ không muốn nằm ngửa khi ngủ: trẻ bị viêm tai giữa, ráy tai trẻ sơ sinh màu vàng thường sẽ thấy rất khó chịu khi nằm ngửa do chất dịch trong tai đổ dồn về phía màng nhĩ. Do vậy mà bé lăn qua lăn lại liên tục để giảm bớt những cơn đau tai, mẹ có thể lấy ráy tai hoặc cho trẻ lấy ráy tai ở bệnh viện để giảm tình trạng khó chịu.
Lấy ráy tai như thế nào để bé thấy dễ chịu?
Để đảm bảo an toàn cho đôi tai của con, ngăn chặn tình trạng ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh, mẹ cần biết cách vệ sinh, lấy ráy tai cho bé đúng cách. Sẽ có cách lấy ráy tai an toàn dành cho mỗi loại ráy tai khác nhau, mẹ hãy tham khảo nhé!
Trẻ sơ sinh có ráy tai khô
Để lấy ráy tai khô, mẹ cần cho trẻ nằm gối cao và nghiêng sang một bên; dùng khăn ẩm lau ngoài ống tai của trẻ. Sau đó, mẹ xoắn một đoạn ngắn khăn giấy mềm, mỏng rồi ngoáy nhẹ nhàng vào ống tai; điều này sẽ khiến ráy tai tự bám vào khăn và ra ngoài. Tuy nhiên, vật dụng hợp lý nhất được khuyến khích sử dụng cho trẻ vẫn nên là tăm bông. Bởi bông ngoáy tai có đầu bông nhỏ, chắc chắn, mềm mại và được tiệt trùng nên sẽ hạn chế khả năng gây viêm nhiễm, đảm bảo tính an toàn cho bé.
Mẹ cũng có thể dùng tăm bông đầu nhỏ thấm với nước muối sinh lý để lấy ráy tai. Sau đó mẹ đưa đầu bông vào tai trẻ và hãy ngoáy thật nhẹ nhàng; ráy tai sẽ bám vào tăm bông và ra ngoài. Để bé cảm thấy dễ chịu, mẹ có thể lay nhẹ tai bé sau mỗi lần ngoáy tai xong.
Trẻ sơ sinh có ráy tai ướt
Khi lấy ráy tai ướt ở trẻ sơ sinh, mẹ cũng đặt trẻ nằm trên gối cao và nghiêng sang một bên. Mẹ đưa tăm bông loại tốt, đầu nhỏ vào tai bé thật nhẹ nhàng rồi ngoáy đều đến khi sạch lớp ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh. Nếu trong trường hợp có quá nhiều ráy tai tiết ra, khiến ống tai bị bít tắc; mẹ nên đưa bé đến lấy ráy tai ở bệnh viện để đảm bảo an toàn nhé.
Ảnh: @Internet
Hiểu được sự quan trọng trong việc bảo vệ đôi tai, Thiết Bị Y Tế Tâm Lan đã sản xuất và cung cấp các sản phẩm bông ngoáy tai, tăm bông ráy tai chất lượng cao, an toàn cho trẻ nhỏ. Với độ uy tín và tận tâm trong nghề, sản phẩm của Tâm Lan được rất nhiều mẹ bỉm sữa tin dùng. Hãy liên hệ ngay với Tâm Lan qua hotline 0908 797 345 để nhận được những sản phẩm tốt nhất.
Trên đây là những chia sẻ của Tâm Lan xoay quanh hiện tượng ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho mẹ trong quá trình chăm sóc con yêu. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan kính chúc mẹ và bé luôn thật nhiều sức khoẻ và niềm vui!