Nút ráy tai hay còn gọi là cứt ráy, nếu không được ngoáy đúng cách sẽ gây ngứa, mắc các bệnh liên quan tai mũi họng, viêm ống tai, màng nhĩ rất nguy hiểm. Để lấy nút ráy tai, ngoài việc tự thực hiện tại nhà bạn còn có thể liên hệ đến phòng khám để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ trực tiếp. Nào, bây giờ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Toc
1. Nút ráy tai là gì?
Nút ráy tai là chất dịch được tiết ra từ các tuyến da bao phủ quanh phần trong ống tai. Ráy tai có công dụng ngăn ngừa những bụi bẩn hay những hạt có kích thước cực nhỏ khi vô tình rơi vào trong lỗ tai, không tiếp cận và làm hại được màng nhĩ. Bên cạnh đó, sự kiểm soát của ráy tai cũng ức chế sự phát triển, sinh sản của một số loại vi khuẩn.
Nút ráy tai không chỉ có ở trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng xuất hiện. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà nút ráy tai ở người lớn, trẻ nhỏ có số lượng, kích thước và đặc điểm khác nhau. Thông thường, có hai dạng ráy tai ở con người đó là ráy tai khô và ráy tai ướt.
Ảnh: @Internet
2. Nguyên nhân bị nút ráy tai
Như đã nói ở trên, ráy tai có bản chất như một loại chất sáp trong tai nằm ở nửa ngoài của ống tai. Nó cùng với các sợi lông tơ trong lỗ tai đóng vai trò ngăn chặn bụi bẩn, các vật thể kích thước vô cùng nhỏ khiến chúng không thể vào sâu làm hỏng màng nhĩ. Được biết, ráy tai chỉ tồn tại một lượng nhỏ, thường xuyên bị rửa trôi hoặc ra ngoài khi có chất dịch khác được tiết ra.
Thế nhưng, khi lượng chất nhầy này vì lý do nào đó mà mất kiểm soát, tiết ra quá nhiều sẽ tạo thành các cục nút ráy tai và có thể làm nghẽn ống tai. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng trên đó là trẻ em hoặc người có thói quen hoặc thường xuyên cố gắng tự làm sạch bằng cách cách không hợp lý và đúng tiêu chuẩn. Dẫn đến các nút ráy tai bị nhiều lên và đi sâu vào bên trong ống tai thay vì bị đào thải ra ngoài một cách tự nhiên.
3. Biểu hiện của trẻ bị nút ráy tai như thế nào?
Biểu hiện của trẻ khi bị hiện tượng tắc nghẽn nút ráy tai đó là cảm giác đầy ứ trong lỗ tai, ù tai, nghe thấy tiếng sột soạt trong tai, đau tai, chóng mặt, thính lực bị suy giảm hoặc ho khan do kích thích,…
Ảnh: @Internet
4. Hướng dẫn cách lấy nút ráy tai cho bé
Khi lấy nút ráy tai ở trẻ em, cha mẹ tuyệt đối không được dùng các dụng cụ sắc nhọn, đặc biệt là móng tay để cậy. Việc thực hiện không đúng cách không khiến cho tai bé được vệ sinh sạch sẽ mà còn vô tình bị ảnh hưởng rất nhiều từ vi khuẩn bên ngoài, gây nguy hại tới màng nhĩ của tai. Dưới đây là cách lấy nút ráy tai cho bé an toàn nhất mà cha mẹ cần biết để làm theo.
Trong trường hợp nút ráy tai trẻ em ít và dễ dàng làm sạch, đầu tiên, cha mẹ nên dùng một chiếc khăn mềm thấm nhẹ nước ấm xung quanh vành tai của trẻ sau đó xoắn lại một đầu khăn rồi từ từ đưa sâu vào bên trong tai của bé. Ráy tai sẽ theo đường xoắn của khăn mềm đi ra ngoài từ từ khiến cho trẻ không bị đau đớn, quấy khóc mà vẫn đảm bảo ống tai được vệ sinh sạch.
Tuy nhiên, nếu tai bé bị trầy xước hoặc đang bị viêm tai giữa, thì cha mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng bông hay dụng cụ nào lấy ráy tai cho con mình. Để tránh nguy hiểm tới sức khỏe của bé cũng như làm nặng hơn nguy cơ nhiễm trùng.
Bài viết liên quan:
Trong trường hợp nút ráy tai có nhiều và khó lấy, các mẹ nên làm mềm trước bằng oxy già rồi mới tiến hành lấy ráy tai cho trẻ. Để lấy ráy tai cho bé đúng cách, cha mẹ hãy tham khảo các bước tiến hành dưới đây nhé:
- Bước 1: Cho bé nằm ở tư thế nghiêng, hướng phía bên tai cần làm vệ sinh lên phía bên trên, bạn có thể gây sự chú ý cho bé bằng cách xem tivi hoặc đọc truyện để bé ngồi yên.
- Bước 2: Tiến hành làm mềm ráy tai bằng hỗn hợp chuyên dụng bằng cách dùng bơm tiêm nhựa không kim xịt nhẹ cho tới khi ngập ống tai ngoài. (Thông thường tai trẻ nhỏ chỉ cần khoảng 5-7 giọt là vừa đủ). Lưu ý khi thực hiện cha mẹ nên nhỏ từ từ từng giọt một vào ống tai bé để dung dịch có thể đi sâu và làm mềm ráy tai bên trong. Cha mẹ nhớ giữ bé nguyên tư thế trong 5 phút, nếu trẻ không phối hợp thực hiện thì có thể giữ trong khoảng thời gian ngắn hơn.
- Bước 3: Nghiêng đầu bé về hướng ngược lại sao cho các giọt nước dung dịch chuyên dụng có thể chảy theo ra ngoài hết rồi lau lại cho bé bằng khăn mềm.
Ảnh: @Internet
Với cách thực hiện này, mỗi ngày cha mẹ cần vệ sinh tai cho con 1 lần và kéo dài trong suốt từ 3-5 ngày. Đến ngày cuối cùng, mẹ hãy tiến hành rửa tai lại cho bé bằng cách nghiêng tai bé hướng vào bồn rửa mặt hoặc thau nước. Sau đó dùng bơm nhựa không có kim bơm bơm nhẹ nước ấm để rửa tai cho bé. Lúc này, có thể thấy các cục ráy tai có thể được rửa trôi ra ngoài theo đường nước.
Lưu ý, nếu ráy tai bé đã được làm mềm, rã ra từng chút một, cha mẹ cần thực hiện nhỏ tai cho bé hàng ngày thêm vài ngày nữa cho tới khi ráy tai được loại bỏ hoàn toàn. Trong trường hợp nút ráy tai trẻ chỉ mềm chứ không rã ra và đi theo ra bên ngoài cùng nước rửa. Thì cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và lấy hút ráy tai. Tránh trường hợp xấu cho bé như gây lên các bệnh về tai, viêm tai giữa, kém thính giác,…
Bài viết liên quan:
Trên đây là tổng hợp những hướng dẫn chi tiết nhất mà Thiết Bị Y Tế Tâm Lan muốn chia sẻ đến các mẹ về cách lấy nút ráy tai cho trẻ nhỏ. Mong rằng mẹ có thêm nhiều hành trang kinh nghiệm để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho con yêu! Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn gì thêm, hãy nhấc máy và gọi điện ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng bạn nhé.