Lấy ráy tai không đúng cách có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa ở trẻ, các bệnh liên quan tai mũi họng hay tệ hơn là có khả năng bị điếc. Vậy ngoáy tai bị chảy máu có sao không? Phải làm gì nếu phát hiện chảy máu màu cam khi ngoáy tai? Cách xử lý khi lấy ráy tai bị chảy máu như thế nào? Cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Toc
Ngoáy tai bị chảy máu có sao không?
Vệ sinh tai có lẽ là việc mọi người thường xuyên làm để đảm bảo thính giác luôn tốt nhất cũng như phòng tránh các bệnh liên quan đến tai. Tuy nhiên, phải làm gì nếu một ngày bạn móc ráy tai bị chảy máu. Liệu đây có phải là một việc đáng lo lắng hay không? Trước tiên, hãy bình tĩnh và tìm hiểu lấy ráy tai bị chảy máu có sao không, nguyên nhân bắt nguồn từ đâu nhằm có cách xử trí phù hợp.
Để xác định chính xác độ nguy hiểm khi lấy ráy tai chảy máu có sao không thì buộc phải kiểm tra vì lý do gì mà tai của bạn lại bị chảy máu sau khi ngoái ráy. Tai bị chảy máu sau khi lấy ráy có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là do lực tác động quá mạnh trong quá trình lấy ráy làm tai bị tổn thương hoặc do bạn đang mắc các bệnh lý về tai. Sau đây là một vài nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lỗ tai ra máu.
Ảnh: @Internet
Lỗ tai ra máu do tổn thương
Tổn thương này có thể xảy ra khi chúng ta sử dụng các vật sắc nhọn để lấy ráy hoặc vệ sinh tai bằng tăm bông quá sâu khiến cho ống tai bị trầy xước, gây đau rát và chảy máu. Nhìn chung, chảy máu do dùng đồ ngoáy ráy tai sai cách là khá nguy hiểm. Việc làm này thậm chí có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn như thủng màng nhĩ, rách ống tai, viêm tai ngoài, viêm tai giữa,…
Móc ráy tai bị chảy máu do thủng màng nhĩ
Đây là hậu quả của việc ngoáy tai quá mạnh và sâu. Nhiều người có thói quen cho rằng càng ngoáy tai sâu và kĩ thì tai sẽ càng sạch sẽ. Tuy nhiên, lỗ tai luôn có cơ chế tự làm sạch riêng. Chính vì vậy, việc chúng ta cho các đồ ngoáy vào sâu trong tai để lấy ráy sẽ gây nhiều nguy hiểm. Trong đó thì màng nhĩ là bộ phận đầu tiên dễ có nguy cơ bị tổn thương nhất. Khi đó bạn có thể phải đối diện với hàng loạt các hệ lụy khác kéo theo bao gồm: thính lực kém đi, tai đau rát khó chịu kèm chảy máu. Nếu gặp phải những biểu hiện này, bạn tuyệt đối không nên tự ý xử lý hay dùng bất kì thuốc nhỏ tai nào mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Đây là tình trạng khá nguy hiểm và bạn buộc phải đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và kiểm tra ngay lập tức.
Ảnh: @Internet
Tai chảy máu do nhiễm trùng tai
Nhiễm trùng tai là bệnh lý có thể bắt gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em. Biểu hiện thường thấy nhất là bỗng dưng lỗ tai ra máu dù không ngoáy tai hay hoặc sau khi ngoáy tai thì thấy máu chảy không ngừng. Ngoài ra, người bệnh còn có thể cảm thấy bị ù tai liên tục, tai bị sưng và làm mủ. Đây là tình trạng nguy hiểm và có diễn tiến nặng. Trường hợp không may bắt gặp những biểu hiện này, bạn phải sắp xếp đến bệnh viện kiểm tra tai càng sớm càng tốt.
Nếu bạn lấy ráy tai cho bé bị chảy máu với tần suất thường xuyên, để đảm bảo an toàn nhất thì hãy nhanh chóng đi khám ngay lập tức để biết sớm được tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Ảnh: @Internet
Bài viết liên quan:
Có thể bạn quan tâm:
Cách xử lý khi lấy ráy tai bị chảy máu
Sau khi có được lời đáp cho nỗi băn khoăn không biết ngoáy lỗ tai bị chảy máu có sao không thì giải pháp xử lý nên làm lúc này là gì?
Để trả lời cho câu hỏi: Lấy ráy tai bị chảy máu phải làm sao? Mời bạn cùng tham khảo cách xử lý sau đây:
- Ngay lập tức dùng bông hoặc khăn mềm thấm, ngăn máu từ trong tai chảy ra nhiều hơn.
- Sau đó, hãy đến kiểm tra tại các phòng khám tai mũi họng hoặc bệnh viện gần nhất. Tại đây các bác sĩ sẽ chụp chiếu và chẩn đoán mức độ tổn thương, tình trạng bệnh lý, xác định ráy tai chảy máu có sao không trong trường hợp của bạn. Từ đó, tìm ra phương pháp điều trị kịp thời nhất.
Vậy, ngoáy tai bị chảy máu có sao không? Câu trả lời là tuỳ trường hợp và mức độ tổn thương. Trên thực tế thì bác sĩ sẽ áp dụng 2 giải pháp chính để điều trị cũng như giải đáp cho thắc mắc ‘ngoáy lỗ tai bị chảy máu có sao không’ của bạn.
- Sử dụng thuốc đặc trị: Tùy thuộc vào tính trạng bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Chủ yếu sẽ là thuốc có tác dụng giảm tình trạng nhiễm trùng tai, giảm cảm giác đau khi bị chảy máu và hạn chế bệnh diễn biến nặng hơn.
- Thực hiện các biện pháp ngoại khoa: Với một số trường hợp bệnh, các bác sĩ có thể sẽ phải can thiệp thêm các biện pháp như: châm cứu, bấm huyệt, tiểu phẫu nội soi để đạt được hiệu quả chữa trị cao nhất. Bên cạnh đó, đây cũng là cách để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh, đảm bảo duy trì thính lực cho người bệnh.
Ảnh: @Internet
Một vài lưu ý về làm sạch tai và lấy ráy dành cho bạn
- Hãy vệ sinh, ngoáy ráy tai bằng tăm bông nhẹ nhàng. Tuyệt đối không dùng vật sắc nhọn, không dùng lực mạnh cũng như không ngoáy vào quá sâu gây tổn thương tai
- Nếu thấy đau rát kèm chảy máu sau khi lấy ráy hãy lấy khăn ấm chườm quanh tai để loại bỏ cảm giác đau. Tuy nhiên, nếu không thấy thuyên giảm hãy thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị.
- Với những bạn có bệnh lý nền về tai, khi tắm gội có thể sử dụng miếng nút bảo vệ tai để ngăn nước đi vào trong tai cũng như tránh được tình trạng viêm nhiễm trong quá trình trị bệnh.
Trên đây là những chia sẻ mới nhất nhằm giải đáp cho thắc mắc ngoáy tai bị chảy máu có sao không. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng bài viết có thể mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích và giá trị. Chúc bạn đọc luôn thật nhiều sức khoẻ và thành công!