Toc
1. Tìm hiểu về kinh doanh thiết bị y tế
Kinh doanh thiết bị y tế được hiểu là bán các trang thiết bị phục vụ cho mục đích y tế tại các phòng khám, bệnh viện và trung tâm y tế. Hiện trang thiết bị y tế được phân thành 2 nhóm dựa vào mức độ rủi ro:
Nhóm 1: Là các trang thiết bị y tế thuộc hạng A có mức độ rủi ro thấp
Nhóm 2: Là các trang thiết bị y tế thuộc hạng B, C, D; trong đó:
- Trang thiết bị y tế hạng B có mức độ rủi ro trung bình thấp
- Trang thiết bị y tế hạng C có mức độ rủi ro trung bình cao
- Trang thiết bị y tế hạng D có mức độ rủi ro cao
Mỗi một nhóm trang thiết bị y tế sẽ có điều kiện kinh doanh riêng, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn những điều kiện chung nhất giúp bạn hiểu được cơ bản kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì?
2. Kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì?
Nếu bạn đang có định hướng kinh doanh các vật tư y tế, dụng cụ y khoa thì ít nhất bạn cần phải nắm rõ một số thông tin về việc kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì. Đồng thời không quên trang bị thêm kiến thức chuyên môn về dịch vụ, sản phẩm cũng như sẵn sàng về vấn đề tài chính cho hành trình khởi nghiệp.
2.1. Đáp ứng điều kiện quản lý chất lượng
Để kinh doanh thiết bị y tế thì trước tiên bạn nên là người có trình độ chuyên môn, có sự am hiểu nhất định về y khoa, sức khoẻ. Trình độ tối thiểu là từ Cao đẳng trở lên.
Dù không phải là điều kiện bắt buộc nhưng đây là vấn đề khá quan trọng, giúp bạn vận hành mô hình kinh doanh đúng hướng và cực kỳ hữu ích cho sự phát triển đường dài của mỗi cơ sở.
Bởi những cơ sở kinh doanh các thiết bị hiện đại hơn liên quan đến tiền chất thì bắt buộc người quản lý phải có trình độ đại học chuyên ngành y dược, hóa sinh học.
2.2. Sở hữu giấy lưu hành trang thiết bị y tế
Cơ sở kinh doanh của bạn bắt buộc phải đăng ký mã số lưu hành và có giấy cấp phép thiết bị y tế theo quy định. Ngoài ra, người quản lý phải đảm bảo mỗi khi đưa sản phẩm ra thị trường thì cần đính kèm đầy đủ các giấy tờ sau:
- Nhãn, tem chống hàng giả
- Văn bản dưới dạng tiếng Việt giới thiệu về sản phẩm, chức năng của thiết bị
- Có phiếu bảo hành, ghi rõ thông tin thời gian bảo hành
2.3. Đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất kinh doanh
Cơ sở vật chất kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì? Mô hình của bạn tối thiểu cần đáp ứng các tiêu chí sau:
- Đối với kho lưu chứa hàng hóa: Do vật tư y tế là những sản phẩm phục vụ cho khám chữa bệnh nên buộc phải được lưu kho trong điều kiện sạch khuẩn, khô ráo và thoáng khí. Ngoài ra, diện tích kho chứa phải phù hợp nhằm đáp ứng điều kiện chứa hàng hóa.
- Đối với trang thiết bị vận chuyển: Ô tô chở hàng là điều kiện thiết yếu để lưu hành hàng hóa tới các địa điểm.
Với những cơ sở kinh doanh không có kho bãi riêng thì buộc phải cung cấp các giấy tờ liên quan đến thuê nơi lưu trữ và thuê phương tiện vận chuyển
3. Kinh doanh thiết bị y tế có cần giấy phép không?
Chắc chắn là có. Tương tự như kinh doanh các mặt hàng thương mại khác thì kinh doanh thiết bị y tế có cần giấy phép. Giấy phép này sẽ được cấp khi cơ sở của bạn đáp ứng được điều kiện kinh doanh theo quy định của Nhà Nước và cơ quan có thẩm quyền.
Giấy phép kinh doanh sẽ là minh chứng cho chuỗi hoạt động hợp pháp của cơ sở bạn. Do đó, nếu không có giấy phép kinh doanh mà tự ý mua bán, khi bị phát hiện các cơ sở này sẽ bị xử phạt theo quy định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
4. Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh thiết bị y tế
Để hoạt động kinh doanh thiết bị y tế diễn ra suôn sẻ và đáp ứng theo quy định hiện hành thì bạn có thể tham khảo lưu ý sau đây:
4.1. Nên chuẩn bị mặt bằng và điều kiện tài chính ổn định
Đây là 2 yếu tố giúp quyết định mô hình kinh doanh của bạn có thành công hay không? Do các vật tư y tế có giá thành cao và cần diện tích để trưng bày nên yêu cầu tiềm lực tài chính của bạn phải lớn để giúp hoạt động kinh doanh thêm vững chắc hơn trong giai đoạn đầu.
Ảnh: @Internet
4.2. Tìm các cơ sở phân phối có nhiều chính sách ưu đãi
Việc tìm được cơ sở phân phối uy tín sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của bạn. Đây là yếu tố giúp mang đến cho khách hàng các vật tư y tế chính hãng, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Ngoài ra, cơ sở phân phối có chính sách chiết khấu ưu đãi sẽ giúp bạn phần nào tháo gỡ các khó khăn tài chính trong hoạt động kinh doanh
4.3. Tạo mối quan hệ thân thiết với các trung tâm y tế
Việc tìm kiếm khách hàng sẽ trở thành một thách thức trong giai đoạn đầu kinh doanh. Tuy nhiên, bạn có thể từng bước bắt đầu bằng việc tài trợ máy móc cho các cơ sở để tạo niềm tin. Dần dần bạn sẽ có thêm các mối kết giao với các đơn vị y tế, việc kinh doanh theo đó cũng khởi sắc hơn.
4.4. Kết hợp bán hàng online và offline
Dù bạn kinh doanh thiết bị y tế hay bất cứ ngành nghề nào thì đây cũng là vấn đề hết sức quan trọng cần phải lưu ý. Bởi nhu cầu và hành vi mua sắm của mỗi người tiêu dùng mỗi khác nhau. Chính vì vậy bạn nên tối ưu thật tốt cả mảng bán hàng offline lẫn online. Bên cạnh việc đầu tư vào chất lượng sản phẩm cũng sẽ là chất lượng dịch vụ, chẳng hạn như dịch vụ bảo hành và dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng online 24/7. Đồng thời không quên triển khai các chính sách khuyến mãi thích hợp để thu hút thị hiếu người tiêu dùng.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất giải đáp cho thắc mắc kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì hay không. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng bài viết có thể trở thành hành trang kiến thức, giúp bạn vững vàng hơn trong hành trình khởi nghiệp sắp tới. Chúc bạn đọc thành công và nhiều sức khoẻ!