Toc
1. Hạ đường huyết ở người bình thường là gì?
Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu giảm thấp đột ngột, bệnh xảy ra ngay cả ở với những người bình thường mặc dù không bị bệnh đái tháo đường. Khi đó, lượng đường glucose xuống mức quá thấp khiến cho cơ bắp và tế bào não không còn khả năng hoạt động. Điều này lý giải tại sao người bị hạ đường huyết hay bủn rủn chân tay, chóng mặt, đau đầu dẫn đến ngất xỉu, hôn mê.
Hạ đường huyết ở người bình thường hiếm gặp hơn so với những người mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể xảy ra nếu như cơ thể của họ không có khả năng ổn định lượng đường trong máu. Hoặc do cơ thể sản xuất quá nhiều insulin sau khi ăn dẫn đến đường huyết thay đổi đột ngột, bất thường.
Ảnh: @Internet
2. Vì sao đường huyết của người bình thường bị hạ đột ngột?
2.1. Hạ chỉ số đường huyết đói
Việc hạ chỉ số đường huyết khi đói là tình trạng thường xuyên gặp phải, tuy nhiên bệnh không nhất thiết liên quan đến bữa ăn mà còn có thể tiềm ẩn căn bệnh nguy hiểm khác. Nguyên nhân của việc hạ đường huyết không phản ứng (hạ đường huyết ở người bình thường) có thể bao gồm đó là:
- Do tác dụng phụ của một số loại thảo dược hay thuốc bổ sung có chứa các thành phần như cây hồ đào, nhân sâm hoặc quế. Những thành phần này có thể gây hạ chỉ số đường huyết đột ngột không phản ứng
- Những người mắc các bệnh liên quan đến gan hoặc suy giáp, u xơ,… đều dễ bị hạ đường huyết
- Hạ đường huyết dễ gặp ở những người bị rối loạn ăn uống, suy dinh dưỡng, thiếu hụt chất
- Bệnh dễ xảy ra ở những người đã từng chạy thận nhân tạo hoặc phẫu thuật dạ dày
- Người sử dụng bia rượu cũng dễ bị hạ đường huyết do rượu bia ngăn chặn gan sản sinh glucose ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan, thận hoặc tim
- Phụ nữ mang thai cũng rất dễ xảy ra tình trạng này nếu như cơ thể không dung nạp đủ lượng glucose cho cơ thể
- Những người bị mắc u tuyến tụy dễ khiến cơ thể sản sinh quá nhiều insulin dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết không phản ứng
- Người rối loạn nội tiết tố cũng dễ khiến tình trạng hạ đường huyết xảy ra do hormone trong cơ thể kiểm soát, không cung cấp, duy trì lượng đường cần thiết đi khắp cơ thể
Ảnh: @Internet
2.2. Hạ đường máu sau ăn 2h
Hiện tượng hạ đường huyết sau ăn từ 1-2h gọi là hạ đường huyết phản ứng. Bởi chính việc cơ thể sản sinh quá nhiều insulin sau bữa ăn đã gây ra hiện tượng này. Tuy nhiên, nguyên nhân của bệnh hạ đường huyết phản ứng này chưa thực sự rõ ràng và được biết đến hết. Vì vậy nhiều người vẫn còn rất lo lắng vì tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây lên hiện tượng này:
- Tăng insulin đột ngột
- Cơ thể người bệnh có tiền sử tiểu đường
- Bệnh tụt đường huyết phản ứng xảy ra ở người có bất kỳ cuộc phẫu thuật liên quan đến hệ thống tiêu hóa
- Người ăn nhiều carbohydrate tinh chế như thực phẩm chứa nhiều đường hoặc bánh mì trắng,…
3. Hạ đường huyết ở người bình thường có nguy hiểm không?
Dựa vào những con số mà nghiên cứu của các chuyên gia đưa ra với người bình thường không mắc đái tháo đường, mọi người sẽ biết được mình có mắc bệnh tiểu đường hay không? Thông thường, người bị hạ đường huyết sẽ có các biểu hiện rõ rệt vì không đủ lượng đường để cung cấp cho cơ thể tới não bộ. Cụ thể là hoa mắt, chóng mặt, đói, đổ mồ hôi, run cơ bắp, chân tay mềm yếu, cơ thể mệt mỏi, tim đập nhanh hơn, nôn ói,…
Khi đó nếu như không có các biện pháp can thiệp kịp thời thì diễn biến của người bệnh hết sức nguy hiểm và khó lường. Người bệnh có thể sẽ bất tỉnh, mê sảng, hôn mê kéo dài, co giật,… Nặng hơn có thể dẫn đến đột quỵ ảnh hưởng đến tính mạng.
4. Ngăn ngừa hạ đường huyết ở người bình thường
Đường huyết trung bình của người bình thường là <140mg/dL (7,8 mmol/l); đường huyết lúc đói là <100 mg/dL (< 5,6
mmol/l) và sau bữa ăn sẽ là <140mg/dl (7,8 mmol/l).
Dựa vào những chỉ số này, ta có thể điều chỉnh lại hàm lượng đường có trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày để ngăn ngừa các triệu chứng hạ đường huyết ở người bình thường. Đồng thời thực hiện đời sống sinh hoạt lành mạnh, khoa học để ổn định đường huyết, nâng cao sức khoẻ.
Ảnh: @Internet
- Không nhịn bữa không theo khoa học để giảm cân
- Không sử dụng những đồ uống có chất kích thích chứa cafein như soda, cà phê,… Vì chúng sẽ gây hạ đường huyết và khiến người dùng mệt mỏi
- Không sử dụng rượu bia quá nhiều trong ngày, không uống rượu bia khi đang đói. Mỗi ngày đàn ông chỉ nên uống 2 ly, dung lượng đối với mỗi ly là 12 ounce đối với bia, 5 ounce đối với rượu hoặc 1 ounces rượu mạnh. Phụ nữ chỉ nên uống 1 ly mỗi ngày để tránh hạ đường huyết
Có thể bạn quan tâm:
- Hạ đường huyết nên ăn gì, không nên ăn gì?
- Tăng đường huyết: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử trí
Thay vào đó, nên:
- Ăn uống đầy đủ, khoa học, chia nhỏ các bữa trong ngày và ăn cùng một lượng carbohydrate trong bữa ăn hay đồ ăn nhẹ mỗi ngày.
- Bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm giàu protein và rau trong bữa ăn có trong thịt bò, thịt lợn, cá, thịt gia cầm (gà và gà tây), đậu và các loại hạt.
- Nên kiểm tra lượng đường huyết định kỳ để kịp thời phát hiện ra bệnh sớm, tránh để tình trạng nặng gây biến chứng nguy hiểm
Hạ đường huyết ở người bình thường không thể xem thường vì vậy mọi người nên chú ý ăn uống, sinh hoạt đều đặn, khoa học, chú ý theo dõi sức khỏe định kỳ. Nếu có bất cứ thắc mắc gì cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay cho Tâm Lan để được tư vấn hỗ trợ kịp thời bạn nhé!