Băng dính y tế là một loại vật tư y tế tiêu hao chuyên dùng trong các bệnh viện, phòng khám, thường được sử dụng kết hợp với băng gạc để bảo vệ vết thương. Sản phẩm được thiết kế chống nước với các loại băng dính trong suốt, băng dính cuộn vải lụa hay băng dính giấy y tế. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin cụ thể hơn về các loại băng dính, mời bạn đọc cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan xem qua bài viết dưới đây…
Toc
Băng dính y tế là gì?
Băng dính y tế hay còn được gọi là băng keo y tế là một vật tư y tế tiêu hao thiết yếu dùng trong y khoa. Sản phẩm dùng để bảo vệ cho vết thương cũng như dùng để cố định băng gạc trong quá trình phẫu thuật. Bên cạnh đó, người ta thường dùng băng dính y tế để cố định kim tiêm khi truyền dịch, truyền nước.
Băng keo y tế được cấu tạo từ lớp ngoài bằng vải hoặc giấy, bên trong là lớp keo acrylic an toàn. Băng dính y tế chống nước tốt, an toàn cho da, không gây kích ứng và một số loại còn có lớp sát khuẩn nhằm hỗ trợ khả năng lành vết thương nhanh hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Thông tin về sản phẩm Băng cuộn y tế Tâm Lan.
- Băng thun y tế là gì? Cách sử dụng băng thun y tế đơn giản nhất
Phân loại băng dính y tế
Băng dính y tế chống nước trong suốt
Đây là loại băng dính y tế được cấu tạo từ sợi tổng hợp cùng với lớp keo không mủ cao su đặc biệt. Sản phẩm có độ co giãn và bám dính tối ưu. Thích hợp để dán những vết thương ở vị trí khó như khuỷu tay hay đầu gối.
Ảnh: @Internet
Băng dính vải y tế
Băng dính vải y tế được cấu tạo lớp nền từ vải lụa, bên trong là lớp keo với độ bám dính cao. Đây là một loại tương đối phổ biến thường được sử dụng nhất tại các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế,… Hoặc tại những hiệu thuốc dùng để cố định kim tiêm khi truyền máu, truyền nước,… nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
Băng dính giấy y tế
Với loại băng keo giấy y tế, lớp nền được sử dụng từ loại giấy mỏng, nhẹ, chống nước và vô cùng thoáng khí. Sản phẩm được sử dụng để băng những vết thương khi bị trầy xước. Đảm bảo không gây kích ứng cho da, rất an toàn với người sử dụng.
Ảnh: @Internet
Băng dính y tế thể thao
Băng dính thể thao y tế giống như tên gọi, thường được sử dụng để tránh những chấn thương khi hoạt động mạnh hoặc khi chơi thể thao. Sản phẩm được cấu thành từ bông và lớp keo y tế có độ bám dính cao, đàn hồi tốt. Bên cạnh đó loại băng dính chuyên dùng cho thể thao còn hỗ trợ điều trị các vấn đề về nhức mỏi cơ, giảm đau, bầm tím,…
Ảnh: @Internet
Bài viết liên quan:
Công dụng của băng dính y tế
- Băng dính y tế thường được sử dụng cùng với băng gạc, bông để hỗ trợ quá trình cầm máu vết thương hở tại các cơ sở y tế. Nhằm tránh bụi bẩn cũng như vi khuẩn có thể xâm nhập gây lên nhiễm trùng.
- Băng dính vải y tế còn được sử dụng để điều chỉnh lượng thuốc đưa vào cơ thể. Cụ thể trong quá trình truyền nước hay truyền máu, bác sĩ có thể điều chỉnh lượng thuốc vào cơ thể người bệnh nhanh hay chậm thông qua loại băng dính này khi cố định mũi kim.
- Băng dính y tế chuyên dụng còn được dùng để cố định băng gạc tại vị trí vết thuơng sau mỗ.
Dị ứng với băng dính y tế
Da của chúng ta thường rất nhạy cảm, đặc biệt với những vùng da bị tổn thương hay vết thương hở lại càng trở nên nhạy cảm hơn. Lúc này một vật thể lạ thôi cũng đủ để da kích ứng và phản ứng lại. Chuyên gia y tế gọi đây là dấu hiệu của bệnh viêm da tiếp xúc. Nhiều người có dị ứng với băng dính y tế và có các biểu hiện cụ thể. Điển hình như:
- Xuất hiện mụn nước xung quanh vị trí dán băng dính y tế. Và khi những mụn nước này vỡ ra người bệnh sẽ có cảm giác đau rát. Hiện tượng dị ứng này có thể lây lan rộng hơn đối với các vùng da khác.
- Cảm giác ngứa và sưng tại những vùng sử dụng băng keo y tế. Đặc biệt hiện tượng ngứa rát, khô tại vùng da tổn thương trở nên nặng hơn vào buổi tối hoặc vào mùa khô.
Một số biện pháp xử lý khi bị dị ứng với băng dính y tế
Những biểu hiện dị ứng với băng dính y tế tuy không quá nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Bởi vậy hãy học cách xử lý ngay khi xuất hiện những triệu chứng trên bằng các bước dưới đây nhé!
Ảnh: @Internet
Bước 1: Vệ sinh da thật sạch
Điều đầu tiên khi da xuất hiện biểu hiện dị ứng với băng dính đó là bạn nên loại bỏ chúng ngay. Sau đó tiến hành vệ sinh thật sạch bằng các dung dịch hỗ trợ chuyên dụng. Bạn có thể sử dụng những phương pháp khác thay thế băng dính y tế nhưng phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng tệ hơn.
Bước 2: Sử dụng thuốc
Việc sử dụng thuốc chuyên dụng nhằm giúp loại bỏ những chất gây dị ứng với vết thương cũng giúp tình trạng xấu mau hết. Tuy nhiên tuyệt đối không tự ý làm và thay đổi liều lượng khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Bước 3: Chăm sóc sức khỏe
Lúc này cơ thể đang rất nhạy cảm, vì vậy bạn cần chăm sóc, giữ gìn sức khỏe thật tốt. Chú ý chế độ ăn uống phù hợp để có sức đề kháng tốt nhất, vết thương từ đó cũng nhanh lành hơn.
Trên đây là những thông tin chi tiết về băng dính y tế và một số biện pháp xử lý khi chẳng may bị dị ứng với sản phẩm. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Chúc bạn đọc nhiều sức khoẻ!