Toc
Đường có trong những loại thực phẩm nào?
Nhiều thực phẩm tự nhiên có chứa đường nhiều, điển hình như trong các loại sữa, trái cây hay rau củ quả. Bên cạnh đó, những thực phẩm được chế biến công nghiệp như đồ ăn, thức uống cũng chứa một lượng đường đáng kể. Nói tóm lại thức ăn, nước uống hàng ngày mà con người vẫn thường hay ăn đều có chứa đường. Tuy nhiên với những thực phẩm tự nhiên, lượng đường có trong nó không gây nguy hại, không chứa chất hóa học. Mà mối lo ngại lớn nhất của con người đó là các loại thực phẩm có chứa đường dùng trong sản xuất. Điển hình như:
- Các loại trà sữa, bánh ngọt, ngũ cốc hay thực phẩm đóng hộp
- Mật ong, siro,….
- Bánh kẹo, đồ ăn vặt chế biến sẵn, mứt,…
- Nước ép hoa quả, sữa, sinh tố,…
Ảnh: @Internet
Bởi đường là nguyên liệu trong nhiều món ăn hàng ngày và không thể thiếu nên đây cũng trở thành nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Liệu ăn món ăn nhiều đường có bị tiểu đường không? Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không? Có phải ăn nhiều đường là bị tiểu đường?
Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?
Tiểu đường không phải là bệnh hiếm gặp ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường thường được phân làm 2 dạng phổ biến nhất, đó là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2.
Đối với những người bị bệnh tiểu đường tuýp 1, các tế bào trong cơ thể để sản xuất insulin trong tuyến tụy bị phá hủy. Do cơ chế hệ miễn dịch bị tác động, không còn đủ khả năng chống chọi mạnh mẽ. Vì vậy cho nên đồ ngọt, đường hay bất cứ chế độ ăn uống, lối sống nào đều không phải nguyên nhân chính gây lên bệnh tiểu đường tuýp 1. Điều này lý giải cho những người mặc dù không ăn nhiều đồ ngọt mà vẫn bị mắc bệnh tiểu đường. Và cũng trả lời cho câu hỏi ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường không?
Ảnh: @Internet
Tuy nhiên đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, dù đường hay đồ ngọt không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh đái tháo đường. Nhưng ở những người thừa cân, béo phì lại dễ có nguy cơ cao mắc bệnh. Bởi vậy nếu bạn đang cảm thấy cơ thể nạp quá nhiều đường và dẫn đến tăng cân không kiểm soát thì rất có thể bạn đã mắc phải đái tháo đường tuýp 2. Tuy nhiên, bệnh đái tháo đường nhìn chung cũng rất phức tạp nên việc ăn nhiều đường hay đồ ngọt không hẳn là lý do duy nhất gây nên bệnh.
Người bị tiểu đường có phải kiêng đường hoàn toàn không?
Nhiều người đang mặc định ăn ngọt bị tiểu đường và kiêng hoàn toàn lượng đường nạp vào cơ thể, nhất là đối với những người bị tiểu đường. Điều này dẫn đến rất nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Bởi vậy, những người đang mắc đái tháo đường không có nghĩa là phải cắt bỏ toàn bộ thực phẩm có đường.
Người bệnh không nên giữ tâm lý lo lắng ăn nhiều đường có bị tiểu đường hay không? Mà hãy cứ ăn uống sinh hoạt một cách bình thường. Với một số người mắc bệnh tiểu đường, lượng đường hay đồ ngọt cần thiết còn giúp ổn định tránh cho mức đường huyết hạ xuống thấp quá gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ảnh: @Internet
Bài viết liên quan:
- https://thietbiytetamlan.com/tieu-duong-an-khe-ngot-duoc-khong/
- https://thietbiytetamlan.com/bang-dinh-y-te/
- https://thietbiytetamlan.com/tam-chan-giot-ban-mua-o-dau/
- https://thietbiytetamlan.com/tat-tan-tat-cach-bao-ve-suc-khoe-mua-dich-covid-19-dung-bo-lo/
- https://thietbiytetamlan.com/tieu-duong-tuyp-2/
Mặc dù vậy, nhưng với những người bình thường và người bị tiểu đường đều không nên nạp quá nhiều đường hay đồ ngọt. Bởi nó sẽ khiến cơ thể thừa cân, khó khăn hơn trong việc điều trị đái tháo đường cũng như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như tim mạch, huyết áp, dễ đột quỵ,…
Bài viết liên quan:
Tiểu đường ăn khế ngọt được không?
Hạ đường huyết ăn yến có hiệu quả không? Tại Sao?
Bảng theo dõi chỉ số đường huyết chính xác nhất
Vậy lượng đường nên nạp vào cơ thể mỗi ngày là bao nhiêu?
Thắc mắc có phải ăn nhiều đường bị tiểu đường đã được giải đáp, tuy nhiên lượng đường cần dung nạp vào cơ thể bao nhiêu là đủ?
Các chuyên gia khuyên rằng, mỗi người nên giảm lượng đường trong đồ ăn chế biến sẵn, đặc biệt là hạn chế thức ăn nhanh, nước ngọt đóng chai, đồ ăn vặt,… Đối với người lớn, lượng đường cần đủ cho một ngày là 30 gram một ngày, tương đương với 7 muỗng cà phê đường. Cũng như theo tính toán của các chuyên gia dinh dưỡng, 1 muỗng nước sốt cà chua chứa tương đương với 1 thìa cà phê đường. 1 chiếc bánh quy socola chứa khoảng 2 muỗng cà phê đường.
Một số cách giảm lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày
Nhiều người vẫn lo lắng ăn nhiều đường bị tiểu đường và muốn cắt giảm một lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thì chế độ dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.
Ảnh: @Internet
- Chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh hơn như sữa chua không đường, các loại hạt không tẩm gia vị (hướng dương, hạt bí,…) hay trái cây, rau quả thay vì bánh, kẹo, socola. Bạn cũng có thể trộn hoa quả với sữa chua, sữa tươi không đường vừa tốt cho sức khỏe mà lượng đường lại ít.
- Nhiều người luôn lo sợ ăn nhiều đường có bị bệnh tiểu đường không, thế nhưng trong thói quen ăn uống hàng ngày lại không thể kiểm soát chúng. Bởi vậy hãy giảm lượng đường nêm vào các món ăn hàng ngày nếu như gia đình bạn có thói quen dùng đường làm gia vị.
- Chọn mua các loại thực phẩm nên chú hàm lượng đường ghi trên bao bì, nhất là đối với những thực phẩm ít béo, nhà sản xuất có thể sẽ cho thêm đường để bù đắp đi phần hương vị bị mất đi.
Như vậy, thắc mắc ăn ngọt nhiều có bị bệnh tiểu đường hay ăn nhiều đường có bị tiểu đường không đã được giải đáp. Bởi vậy hãy thực hiện tốt chế độ ăn hàng ngày, dung nạp lượng đường vừa đủ để có một sức khỏe tốt nhất nhé!