Trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi? Đây có lẽ là thắc mắc mà rất nhiều mẹ đang đi tìm kiếm câu trả lời. Do vậy, bài viết hôm nay Thiết Bị Y Tế Tâm Lan sẽ gửi đến bạn một vài thông tin mới nhất. Mời bạn cùng tìm hiểu với chúng tôi ngay bây giờ nhé!
Toc
1. Khi nào thì rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Nhìn chung, có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian nên rơ lưỡi cho trẻ. Tùy thuộc vào thể trạng, cách nạp nguồn sữa vào cơ thể của từng bé mà tần suất làm sạch lưỡi của các bé sẽ khác nhau. Do vậy, để chắc chắn rơ lưỡi kịp thời, các mẹ có thể chú ý dựa theo một số dấu hiệu đặc trưng sau đây:
1.1. Khi quan sát thấy nhiều mảng trắng trên lưỡi
Đây là cách dễ dàng nhất để mẹ phát hiện ra trẻ sơ sinh bao lâu thì được rơ lưỡi. Thông thường, mảng trắng trên lưỡi xuất hiện là do các cặn sữa để lại do ăn uống lâu ngày. Mảng trắng sẽ tích tụ và dày dần lên, tạo ra môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn có hại sinh sôi ở bên trong khoang miệng, gây ra các vấn đề về răng miệng như nấm lưỡi, viêm nướu răng,…
Do vậy, các mẹ nên theo dõi sát sao các mảng trắng trên lưỡi trẻ để tính thời gian thích hợp làm sạch lưỡi.
Ảnh: @Internet
1.2. Khi trẻ đột nhiên quấy khóc bỏ bú
Trẻ quấy khóc, không chịu bú có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, cảm giác kém ngon miệng do lưỡi bị mảng trắng từ cặn sữa bao phủ cũng được coi là một trong những tác nhân gây nên tình trạng bé bỗng nhiên quấy khóc, không chịu bú sữa như mọi ngày.
Nếu một ngày bé trở nên chán ăn và thường xuyên quấy khóc khi ăn mà không phải nguyên do bắt nguồn từ thức ăn có mùi vị kém hấp dẫn, mẹ có thể chuyển sang kiểm tra thử vấn đề răng miệng của trẻ.
1.3. Khi ghé gần phát hiện miệng trẻ có mùi bất thường
Cũng giống như người lớn phải đánh răng thường xuyên để tránh sâu răng và hôi miệng thì trẻ em cũng tương tự như vậy. Trong khoang miệng của trẻ, lưỡi là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với sữa. Do vậy, lưỡi nếu không được vệ sinh cẩn thận thường xuyên thì chắc chắn sẽ tạo ra cho trẻ có hơi thở bất thường, mùi khó chịu.
Ảnh: @Internet
Lúc này, các mẹ cần xem lại cách thực hiện rơ lưỡi đã đúng cách chưa cũng như gia tăng tần suất làm sạch lưỡi cho trẻ để loại bỏ các nguyên nhân gây mùi khó chịu.
Có thể bạn quan tâm:
- 3 mẹo đơn giản nhất dành cho các mẹ khi bé không chịu rơ lưỡi
- Cách làm sạch lưỡi cho trẻ 2 tuổi và 1 tuổi có gì khác?
2. Trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi?
Tần suất rơ lưỡi chính xác nhất cho trẻ có thể chia theo các mốc như sau:
2.1. Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn
Nếu các mẹ đang cho con uống sữa trực tiếp tại núm ti thì việc cặn sữa đọng lại hầu như là không có nhiều. Do vậy, với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì câu trả lời cho thắc mắc không biết trẻ sơ sinh mấy ngày thì rơ lưỡi sẽ là khoảng tầm 4-5 ngày / 1 lần hoặc có thể lâu hơn tùy từng trẻ.
2.2. Trẻ vừa bú mẹ vừa uống sữa ngoài
Trong trường hợp trẻ hấp thụ sữa theo cả 2 nguồn là sữa mẹ và sữa công thức thì các mẹ có thể điều chỉnh tần suất rơ lưỡi thành 2-4 ngày / 1 lần. Thực hiện như vậy sẽ đảm bảo trẻ không còn xuất hiện quá nhiều mảng trắng hoặc tưa lưỡi nữa.
2.3. Trẻ bú sữa ngoài hoàn toàn
Do kết cấu dạng bột, sữa công thức là dạng sữa để lại nhiều cặn nhất sau khi uống. Do vậy, để tránh tối đa tình trạng hình thành các mảng trắng dày ở lưỡi, các mẹ sau khi trẻ bú xong có thể đút thêm 1-2 thìa nước lọc ấm để tráng miệng cho trẻ.
Ảnh: @Internet
Trẻ sơ sinh bao lâu thì rơ lưỡi? Với trường hợp trẻ đang bú sữa ngoài hoàn toàn thì các mẹ có thể thực hiện rơ lưỡi khoảng 2 ngày / 1 lần.
Cần lưu ý rằng, không có câu trả lời hoàn toàn chính xác đến mức tuyệt đối cho thắc mắc “trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi”. Bởi vì mỗi bé sẽ có một chế độ ăn uống khác nhau, thể trạng khác nhau. Do đó, mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Trong quá trình chăm sóc bé yêu, bản năng làm mẹ chắc chắn sẽ mách bảo cho các bạn biết điều gì là tốt nhất cho các con. Vì vậy các mẹ có thể tự điều chỉnh tần suất rơ lưỡi sao cho phù hợp với bé nhà mình.
3. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng?
Các mẹ nên đặc biệt chú ý đến việc theo dõi tình trạng lưỡi của trẻ để rơ lưỡi kịp thời tránh xảy ra những hậu quả như trẻ bị tưa lưỡi, đẹn lưỡi,..
Thời điểm thích hợp nhất để các mẹ tiến hành rơ lưỡi hiệu quả và trẻ cũng hợp tác đó chính là vào buổi sáng, tốt nhất là khi trẻ đang đói. Tránh rơ lưỡi khi trẻ vừa ăn xong vì nó có thể khiến trẻ bị nôn trớ, từ đó có cảm giác sợ hãi không hợp tác ở những lần sau.
Ngoài ra, các mẹ có thể kết hợp vừa rơ lưỡi cho bé vừa bật những âm thanh yêu thích và làm trò để bé vui hơn và ngoan hơn. Vậy, việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng là thích hợp?
Ảnh: @Internet
Không có một mốc thời gian nào đc cho là cụ thể để hoàn thành giai đoạn vệ sinh răng miệng bằng rơ lưỡi. Thông thường thì khi bé khoảng tầm 18 tháng, hoặc khi bạn cảm thấy bé bắt đầu cứng cáp, có thể tự vệ sinh răng miệng, mẹ nên dạy bé cách sử dụng bàn chải và kem đánh răng thay vì tiếp tục giữ thói quen rơ lưỡi như lúc sơ sinh.
Thời gian đầu bé có thể sẽ lúng túng và vụng về nhưng mẹ hãy yên tâm rằng phần lớn trẻ nhỏ đều cảm thấy thích thú khi được trải nghiệm cảm giác vệ sinh răng miệng bằng bàn chải đánh răng. Đặc biệt, mùi hương ngọt ngào từ các loại kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ cũng khiến các bé cảm thấy vô cùng hào hứng.
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc “trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi“. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các mẹ sẽ biết được dấu hiệu khi nào cần làm sạch lưỡi cũng như tần suất rơ lưỡi thích hợp cho từng trẻ. Đừng quên theo dõi và cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa tại Thiết Bị Y Tế Tâm Lan mỗi ngày bạn nhé!