Thiết Bị Y Tế Tâm Lan

Công ty sản xuất vật tư y tế, dụng cụ y khoa

  • Trang chủ
  • Sản Phẩm
  • Thông Tin Sức Khỏe
    • Sức khỏe Tai Mũi Họng
    • Chăm sóc vết thương
  • Thiết bị y tế
  • Giới thiệu
    • Privacy Policy
    • Disclaimer
    • Liên hệ
    • Chính sách
Trang chủ / Sức khỏe Tai Mũi Họng / Rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý cho trẻ được không?

Rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý cho trẻ được không?

Rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý là biện pháp vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh bằng gạc đánh tưa lưỡi kết hợp chai dung dịch natri clorid. Cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan tìm hiểu qua cách rơ lưỡi này để trau dồi thêm kiến thức chăm sóc cho bé yêu thật chu toàn bạn nhé!

Toc

  • 1. Tại sao cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?
  • 2. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý được không?
  • 3. Rơ lưỡi trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý ngày mấy lần?
    • 3.1. Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn
  • 4. Bài viết liên quan:
    • 4.1. Trẻ bú mẹ và kết hợp với sữa ngoài
    • 4.2. Trẻ bú ngoài hoàn toàn 100%
  • 5. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý
  • 6. Nên rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý loại nào?

Tại sao cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên bú sữa mẹ, uống sữa ngoài hoặc ăn dặm các loại thực phẩm dinh dưỡng khác. Tuy nhiên vì các bé còn quá nhỏ, chưa đủ khả năng tự làm vệ sinh răng miệng, việc ăn uống lâu ngày khiến cho vi khuẩn tích tụ, sinh sôi bên trong khoang miệng. Điều này dễ khiến cho lưỡi của các bé bị bám những cặn sữa trắng hoặc vàng. Những mảng bám trong khoang miệng bé lâu ngày sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, cha mẹ cần thực hiện rơ lưỡi cho bé thường xuyên để tránh vi khuẩn cũng như nấm phát triển.

ro luoi cho be bang nuoc muoi sinh ly

Ảnh: @Internet

Trẻ sơ sinh không được rơ lưỡi thường xuyên có tỷ lệ mắc nấm, nhiễm khuẩn tăng cao. Điều này dẫn đến trẻ biếng ăn, không bú, quấy khóc và hơi thở của bé cũng có phần chua, khó chịu.


Có thể bạn quan tâm:

  • Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không?
  • Một số cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn, đơn giản và hiệu quả tại nhà

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý được không?

Các mẹ thường hay sử dụng nước muối sinh lý dùng để rơ lưỡi cho bé vì đây là cách phổ biến và dễ thực hiện nhất. Bởi thao tác không quá phức tạp, tiện dụng thậm chí cha mẹ có thể tự pha nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh.

Theo bác sĩ nha khoa, rơ lưỡi trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý tuy đem lại hiệu quả nhanh và phòng ngừa vi khuẩn nhất định. Thế nhưng vào giai đoạn này đối với trẻ nhỏ, việc thực hiện lâu ngày vô tình khiến cho các khoáng chất có trong muối ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Nghiêm trọng hơn có thể khiến bé dị ứng, rối loạn chức năng tiêu hóa và các chức năng liên quan khác.

ro luoi cho tre so sinh bang nuoc muoi sinh ly duoc khong

Ảnh: @Internet

Cho nên cha mẹ chỉ nên rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý đối khi bé từ 5-6 tháng tuổi trở nên để đảm bảo an toàn tốt nhất. Đối với những trẻ sơ sinh dưới 5 tháng tuổi các mẹ nên vệ sinh cho bé theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con mình.

Sử dụng nước muối sinh lý dùng để rơ lưỡi cho bé không phải là cách thức duy nhất, ngoài ra còn có nhiều cách để các mẹ giúp bé làm sạch mảng bám trên lưỡi. Về mức độ hiệu quả thì các phương thức đều cho kết quả tương tự nhau. Tuy nhiên mỗi cách lại phù hợp với một nhóm tuổi riêng và còn ảnh hưởng rất nhiều từ cơ địa của mỗi bé.

Rơ lưỡi trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý ngày mấy lần?

Tùy từng lứa tuổi mà những loại sữa cha mẹ cung cấp cho mỗi bé là khác nhau. Vì vậy những cặn sữa bám lại trong khoang miệng bé cũng cần tìm hiểu và cách vệ sinh khác nhau. Trước khi lựa chọn rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, các mẹ cần hiểu con mình đang ở độ tuổi nào và ăn những thức ăn như thế nào. Sau đó việc sử dụng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho bé được chia làm các mức độ cụ thể như sau:

Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn

Nguồn sữa mẹ là sữa tự nhiên, hoàn toàn không pha tạp nên lượng cặn bám đọng lại trên lưỡi của bé sẽ ít hơn rất nhiều. Nếu trẻ sơ sinh bú mẹ trực tiếp thì lượng cặn sữa bám sẽ càng ít hơn nữa do có cọ xát với đầu ti của mẹ. Vì vậy việc thực hiện rơ lưỡi cho bé chỉ cần làm 2 tuần 1 lần hoặc 2-3 ngày 1 lần.

ro luoi cho be so sinh bang nuoc muoi sinh ly

Ảnh: @Internet

Bài viết liên quan:

  1. https://thietbiytetamlan.com/cong-ty-san-xuat-do-bao-ho-y-te/
  2. https://thietbiytetamlan.com/xit-tan-ray-tai-cho-be/
  3. https://thietbiytetamlan.com/ray-tai-mau-den/
  4. https://thietbiytetamlan.com/chung-nhan-ce-cho-thiet-bi-y-te/
  5. https://thietbiytetamlan.com/ray-tai-uot/

Trẻ bú mẹ và kết hợp với sữa ngoài

Không như nguồn sữa mẹ tự nhiên, các loại sữa công thức, sữa bột pha ngoài chứa nhiều hỗn tạp. Vì vậy lượng cặn sữa bám trên lưỡi bé sẽ nhiều hơn trẻ chỉ bú mẹ. Cho nên các mẹ cần thực hiện rơ lưỡi cho con hàng ngày. Để loại bỏ hết những cặn sữa gây lên mùi chua và tạo điều kiện cho nguồn vi khuẩn xâm nhập.

Trẻ bú ngoài hoàn toàn 100%

Đối với trẻ sơ sinh bú ngoài 100% các bà mẹ nên vệ sinh cho con mình 2 lần một ngày. Nếu không thực hiện vệ sinh cho con thường xuyên, trẻ có nguy cơ bị tưa lưỡi, nấm miệng hoặc nhiễm khuẩn như viêm lợi, viêm họng. Điều này không những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chế độ ăn của con mà còn khiến trẻ quấy khóc cha mẹ cũng mệt mỏi theo.

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Cách sử dụng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tuy rất đơn giản nhưng nếu như các bà mẹ không chuẩn bị và tìm hiểu kĩ càng thì sẽ gặp nhiều rắc rối, bỡ ngỡ. Dưới đây là cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý chuẩn nhất mà các mẹ cần thực hiện.

cach ro luoi cho tre so sinh bang nuoc muoi sinh ly

Ảnh: @Internet

Bước 1: Chuẩn bị băng gạc rơ lưỡi và chai nước muối sinh lý loại 0.9%. Hoặc các mẹ cũng có thể tự pha muối sạch với nước ấm theo tỷ lệ nhất định để vệ sinh cho bé.

Bước 2: Trước khi tiến hành cha mẹ cần vệ sinh sạch tay để tránh là nguồn lây nhiễm vào miệng của bé

Bước 3: Sử dụng băng gạc rơ lưỡi chuyên dụng cuốn quanh đầu ngón tay rồi thấm vào nước muối sinh lý

Bước 4: Đặt bé nằm trong lòng và dùng tay có băng gạc thấm nước muối sinh lý rơ xung quanh miệng, nướu, hai bên má và cuối cùng là đến phần lưỡi của bé

Các mẹ lưu ý rằng, chỉ nên thực hiện rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý vào buổi sáng, trước khi ăn 10 phút. Tuyệt đối không thực hiện sau khi bé ăn no, vì có thể khiến bé trớ, nôn hết phần sữa đã được ăn trước đó.

Nên rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý loại nào?

Để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho bé, các mẹ nên rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý 100% tinh khiết. Nồng độ natri clorid được các chuyên gia y tế khuyên dùng là 0,9%, không gây kích ứng hay bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào cho trẻ. Sản phẩm thường được bày bán phổ biến tại các nhà thuốc tây với giá thành tương đối phải chăng.

ro luoi bang nuoc muoi sinh ly cho tre

Ảnh: @Internet

Rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý là một trong những biện pháp vệ sinh răng miệng hữu ích cho trẻ mà Thiết Bị Y Tế Tâm Lan muốn chia sẻ đến bạn. Nếu còn băn khoăn gì về vấn đề này, hãy để lại phản hồi bên dưới bài viết để được tư vấn thêm bạn nhé!

Share0
Tweet
Share

Bài viết liên quan

Quy trình 7 bước đăng ký Chứng nhận CE cho thiết bị y tế

Danh mục trang thiết bị y tế thuộc loại A

Cách cặp nhiệt độ cho trẻ an toàn, chính xác nhất

Quần áo bảo hộ y tế phòng dịch giá rẻ, chất lượng nhất

Công ty sản xuất đồ bảo hộ y tế chống dịch Tâm Lan

Ngoáy tai bị chảy máu có sao không? Cách xử trí kịp thời hiệu quả

Bài viết nên xem

Tìm hiểu nguyên nhân gây hạ đường huyết ở người bình thường

Vết thương phần mềm và những điều cần biết

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không?

Bảng theo dõi chỉ số đường huyết chính xác nhất

Kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì? Có cần giấy phép không?

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Bài viết khác

Công ty sản xuất băng gạc y tế Tâm Lan – Uy tín, tận tâm, chất lượng

Tấm chắn giọt bắn mua ở đâu? Face shield loại nào tốt?

Vì sao có ráy tai ướt? Nhiều ráy tai ướt có sao không?

Gạc y tế Tâm Lan – Sản phẩm không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình bạn

Hướng dẫn xử lý vết thương ở đầu gối đúng cách

Ráy tai màu đen tiết lộ điều gì? Nguyên nhân & cách khắc phục?

Bài viết mới

Tìm hiểu nguyên nhân gây hạ đường huyết ở người bình thường

Tìm hiểu nguyên nhân gây hạ đường huyết ở người bình thường

Vết thương phần mềm và những điều cần biết

Vết thương phần mềm và những điều cần biết

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không?

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không?

Bảng theo dõi chỉ số đường huyết chính xác nhất

Bảng theo dõi chỉ số đường huyết chính xác nhất

Kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì? Có cần giấy phép không?

Kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì? Có cần giấy phép không?

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Thông tin hữu ích

Cẩn trọng với tình trạng vết thương lành nhưng vẫn sưng

Tấm chắn giọt bắn mua ở đâu? Face shield loại nào tốt?

Tiểu đường tuýp 1 là gì? Cơ chế gây bệnh, triệu chứng, cách điều trị tiểu đường tuýp 1

Nhận biết dấu hiệu vết thương bị hoại tử. Cách xử lý vết thương hoại tử

Danh mục trang thiết bị y tế thuộc loại A

Review chi tiết bộ đồ bảo hộ y tế 4 món từ Y Tế Tâm Lan

Vết thương phần mềm và những điều cần biết

Công ty sản xuất đồ bảo hộ y tế chống dịch Tâm Lan

Tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị của tiểu đường tuýp 2

Cách làm sạch lưỡi cho trẻ 2 tuổi và 1 tuổi có gì khác?

Bài viết nên xem

7 loại băng gạc y tế và cách ứng dụng vào từng trường hợp

7 loại băng gạc y tế và cách ứng dụng vào từng trường hợp

Chăm sóc vết thương hở như thế nào để mau lành và không để lại sẹo?

Chăm sóc vết thương hở như thế nào để mau lành và không để lại sẹo?

Mẹo dân gian: Rơ lưỡi bằng lá hẹ khi trẻ được 3 tháng 10 ngày

Mẹo dân gian: Rơ lưỡi bằng lá hẹ khi trẻ được 3 tháng 10 ngày

Bài viết nổi bật

Xử lý băng gạc và vết thương khi bị dính vào nhau 

Xử lý băng gạc và vết thương khi bị dính vào nhau 

Vì sao vết thương bị chai cứng? Cách xử lý vết thương bị cứng

Vì sao vết thương bị chai cứng? Cách xử lý vết thương bị cứng

Vì sao có ráy tai ướt? Nhiều ráy tai ướt có sao không?

Vì sao có ráy tai ướt? Nhiều ráy tai ướt có sao không?

Chuyên mục
  • Chăm sóc vết thương (23)
  • Sức khỏe Tai Mũi Họng (16)
  • Thiết bị y tế (12)
  • Thông Tin Sức Khỏe (45)

Copyright © 2024 thietbiytetamlan.com. All rights reserved.

↑