Thiết Bị Y Tế Tâm Lan

Công ty sản xuất vật tư y tế, dụng cụ y khoa

  • Trang chủ
  • Sản Phẩm
  • Thông Tin Sức Khỏe
    • Sức khỏe Tai Mũi Họng
    • Chăm sóc vết thương
  • Thiết bị y tế
  • Giới thiệu
    • Privacy Policy
    • Disclaimer
    • Liên hệ
    • Chính sách
Trang chủ / Sức khỏe Tai Mũi Họng / Vì sao có ráy tai ướt? Nhiều ráy tai ướt có sao không?

Vì sao có ráy tai ướt? Nhiều ráy tai ướt có sao không?

Ráy tai ướt hay khô ở trẻ là do gen quy định. Ráy tai đôi khi có mùi hôi nhẹ nhưng nhìn chung đây là cơ chế hoàn toàn tự nhiên của cơ thể con người nên bạn không cần quá lo lắng. Sau đây là những thông tin cụ thể hơn về cách làm sạch ráy tai ướt, mời bạn đọc tham khảo cùng Tâm Lan nhé! 

Toc

  • 1. 1. Vì sao có ráy tai ướt?
  • 2. 2. Nhiều ráy tai ướt có sao không?
    • 2.1. 2.1. Ráy tai ướt và ngứa
  • 3. Bài viết liên quan:
    • 3.1. 2.2. Ráy tai ướt và có mùi hôi
  • 4. 3. Ráy tai khô và ướt cái nào tốt hơn?
  • 5. 4. Cách lấy ráy tai ướt cho bé an toàn

1. Vì sao có ráy tai ướt?

Ráy tai là một hỗn hợp của các tế bào da chết bong tróc cộng thêm các tuyến bã nhờn, mồ hôi và bụi bẩn tích tụ, dần dần hình thành nên ráy tai nước và sẽ được đẩy ra bên ngoài ống tai. Ráy tai có vai trò như nút thắt bảo vệ tai khỏi sự xâm lấn của các vi khuẩn, bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. 


Có thể bạn quan tâm: Nước vô lỗ tai phải làm sao? Cách xử lý tình huống nhanh nhất


Theo các nhà khoa học, ráy tai bị ướt hoàn toàn là do gen di truyền, do sự bài tiết của tuyến hạch và cũng một phần là do môi trường sống quy định (các vấn đề về môi trường, khí hậu,…). Vì thế, ráy tai ướt là trạng thái vô cùng bình thường của con người nhằm thích nghi với các điều kiện sống và khí hậu khác nhau.  

ray tai bi uot

Ảnh: @Internet

2. Nhiều ráy tai ướt có sao không?

Liệu ráy tai ướt có tốt không? Ráy tai nước là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên phản ánh biểu hiện bình thường của cơ thể con người. Người có ráy tai ướt không cần quá lo lắng bởi đây không phải bất kì một biểu hiện bệnh lý nào. Tuy nhiên, nếu ráy tai ướt đi kèm với mùi lạ và màu sắc bất thường hay ngoáy tai bị chảy máu thì bạn cần phải để ý theo dõi và nhanh chóng liên hệ đến phòng khám gần nhất để có hướng xử lý kịp thời.

lay ray tai uot

Ảnh: @Internet

2.1. Ráy tai ướt và ngứa

Tình trạng này có thể xảy ra do ráy tai bị tích tụ lâu ngày, dẫn đến nhiều ráy tai ướt nằm ngay ngoài ống tai. Lúc này, bạn hãy nhanh chóng sử dụng tăm bông ngoáy ráy và vệ sinh sạch sẽ lại tai. Không nên để tai có quá nhiều ráy vì bạn có thể sẽ vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi bên trong ống tai dẫn đến các hệ luỵ viêm nhiễm không mong muốn.

Đồng thời, nếu tình trạng ráy tai ướt và ngứa diễn ra thường xuyên, bạn cũng nên cân nhắc vấn đề tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khoẻ thật tốt cho đôi tai của mình.

Bài viết liên quan:

  1. https://thietbiytetamlan.com/be-khong-chiu-ro-luoi/
  2. https://thietbiytetamlan.com/xit-tan-ray-tai-cho-be/
  3. https://thietbiytetamlan.com/tre-so-sinh-bao-nhieu-ngay-thi-ro-luoi/
  4. https://thietbiytetamlan.com/ray-tai-co-mui-hoi/
  5. https://thietbiytetamlan.com/ro-luoi-bang-nuoc-muoi-sinh-ly/

ray tai uot va ngua

Ảnh: @Internet

2.2. Ráy tai ướt và có mùi hôi

Ráy tai là hỗn hợp của cả tuyến nhờn và các bụi bẩn nên thường sẽ có mùi hôi nhẹ. Tuy nhiên, khi lấy ráy tai ướt kèm theo mùi hôi hắc rất khó chịu, đôi khi ráy tai còn có màu sắc khác thường thì rất có khả năng tai bạn đang có triệu chứng của nhiễm trùng. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc các bệnh viêm tai như viêm tai giữa, viêm ống tai,… 

3. Ráy tai khô và ướt cái nào tốt hơn?

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Vì dù là ráy tai khô hay ướt thì đặc tính và vai trò của chúng vẫn thế, vẫn là sự bài tiết bình thường của tai. Tuy nhiên, với những người có ráy tai ướt thì việc chú trọng vệ sinh ngoáy ráy phải hết sức chú trọng. Vì tình trạng ẩm ướt trong tai rất dễ trở thành môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn có hại sinh sôi, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và tổn thương cho tai.

ray tai kho va uot cai nao tot hon

Ảnh: @Internet

Ngược lại với ráy tai khô và có xu hướng kết thành mảng thì ít có thể xảy ra tình trạng ướt ngứa hơn. Tuy nhiên vẫn phải chú trọng vệ sinh để đảm bảo tai luôn được sạch sẽ.

4. Cách lấy ráy tai ướt cho bé an toàn

Tai là một bộ phận rất mẫn cảm, nhất là với các bé nhỏ có ráy tai ướt, việc làm sạch ráy tai ướt lại càng phải đặc biệt chú ý hơn. Nhất là trong vấn đề sử dụng tăm bông, bạn nên lựa chọn sản phẩm chất lượng, có đầu bông chắc chắn, mềm mại. Bởi ống tai trẻ khá hẹp. Nếu tăm bông quá khô cứng sẽ gây đau rát tai trẻ. Còn đầu bông không chắc chắn rất dễ xảy ra tình trạng kẹt sót lại bông gòn bên trong ống tai bé. Đây là các trường hợp đặc biệt cần thận trọng. Đồng thời bạn cũng nên theo dõi và làm đúng cách lấy ráy tai ướt cho bé để đảm bảo tai trẻ được vệ sinh sạch sẽ. Sau đây là hướng dẫn cách lấy ráy an toàn, hiệu quả.

  • Bước 1: Đặt bé lên tay để có điểm tựa chắc chắn hơn
  • Bước 2: Dùng tăm bông nhẹ nhàng xoay tròn đều từ vùng tai ngoài đến ống tai
  • Bước 3: Khi ngoáy thấy tăm bông vẫn nguyên màu trắng là tai của bé đã đủ sạch.
cach lay ray tai uot cho be

Ảnh: @Internet

Như vậy, với 3 bước như trên là đã đủ để các mẹ có thể lấy ráy tai ướt an toàn và sạch cho trẻ rồi. Dù vậy, mẹ vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau đây nhé:

  • Với những bé hiếu động và sợ ngoáy tai, mẹ có thể lấy ráy tai nước khi bé ngủ để tránh bé giãy làm tổn thương tai.
  • Chỉ sử dụng tăm bông đầu nhỏ để lấy ráy tai ướt, tránh tuyệt đối không sử dụng các đồ ngoáy ráy sắc nhọn cho tai của trẻ vì rất có thể gây đau và tổn thương vùng tai.
  • Theo dõi tình trạng ráy tai của trẻ để kịp thời vệ sinh tránh gây ra tình trạng viêm nhiễm
  • Không nên ngoáy ráy quá thường xuyên vì tai vốn dĩ có cơ chế tự làm sạch và đẩy ráy ra ngoài
  • Trong quá trình lấy ráy hãy giữ chặt trẻ tránh để trẻ giật mình, dẫn đến nguy cơ bị tổn thương tai.
  • Không để trẻ tự thọc tay vào tai để ngoáy ráy vì móng tay sắc có thể gây đau và trầy xước tai.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cụ thể nhất về ráy tai ướt mà Thiết Bị Y Tế Tâm Lan vừa chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết có thể mang lại cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Chúc bạn đọc cùng gia đình thật nhiều sức khoẻ!

Share0
Tweet
Share

Bài viết liên quan

Ngoáy tai bị chảy máu có sao không? Cách xử trí kịp thời hiệu quả

Nút ráy tai là gì? Nguyên nhân bị nút ráy tai và cách xử lý nhanh chóng

Chuyên mục giải đáp: Trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi?

Đau lỗ tai là bệnh gì? Lỗ tai bị đau phải làm sao?

Nước vô lỗ tai phải làm sao? Cách xử lý tình huống nhanh nhất

Cách làm sạch lưỡi cho trẻ 2 tuổi và 1 tuổi có gì khác?

Bài viết nên xem

Tìm hiểu nguyên nhân gây hạ đường huyết ở người bình thường

Vết thương phần mềm và những điều cần biết

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không?

Bảng theo dõi chỉ số đường huyết chính xác nhất

Kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì? Có cần giấy phép không?

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Bài viết khác

Bệnh Cúm Và Ảnh Hưởng Của Nó Lên Người Bệnh Tim Mạch

Sử dụng dung dịch xịt tan ráy tai cho bé, nên hay không nên?

Hạ đường huyết và hạ canxi là giống hay khác nhau?

Nhiệt kế 39 độ là cao hay thấp? Cách xử trí khi trẻ sốt cao 39 độ liên tục

Hướng dẫn xử lý vết thương ở đầu gối đúng cách

Các lỗi sai thường gặp khi mặc và tháo đồ bảo hộ chống dịch

Bài viết mới

Tìm hiểu nguyên nhân gây hạ đường huyết ở người bình thường

Tìm hiểu nguyên nhân gây hạ đường huyết ở người bình thường

Vết thương phần mềm và những điều cần biết

Vết thương phần mềm và những điều cần biết

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không?

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không?

Bảng theo dõi chỉ số đường huyết chính xác nhất

Bảng theo dõi chỉ số đường huyết chính xác nhất

Kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì? Có cần giấy phép không?

Kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì? Có cần giấy phép không?

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Thông tin hữu ích

Review chi tiết bộ đồ bảo hộ y tế 4 món từ Y Tế Tâm Lan

Quần áo bảo hộ y tế phòng dịch giá rẻ, chất lượng nhất

Đồ quần áo bảo hộ y tế chống dịch dùng 1 lần mua ở đâu?

Tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị của tiểu đường tuýp 2

Vết thương mạch máu là gì? Cấp cứu vết thương đứt mạch máu an toàn

Quần Áo Bảo Hộ Y Tế Nào Được Sử Dụng Rộng Rãi Hiện Nay?

Bảo vệ bản thân tốt hơn với Kính chống giọt bắn Faceshield

 Tiểu đường ăn khế ngọt được không?

Tiểu đường tuýp 1 là gì? Cơ chế gây bệnh, triệu chứng, cách điều trị tiểu đường tuýp 1

Lý giải nguyên nhân nhân dẫn đến vết thương không lành và cách chữa trị

Bài viết nên xem

7 loại băng gạc y tế và cách ứng dụng vào từng trường hợp

7 loại băng gạc y tế và cách ứng dụng vào từng trường hợp

Chăm sóc vết thương hở như thế nào để mau lành và không để lại sẹo?

Chăm sóc vết thương hở như thế nào để mau lành và không để lại sẹo?

Mẹo dân gian: Rơ lưỡi bằng lá hẹ khi trẻ được 3 tháng 10 ngày

Mẹo dân gian: Rơ lưỡi bằng lá hẹ khi trẻ được 3 tháng 10 ngày

Bài viết nổi bật

Xử lý băng gạc và vết thương khi bị dính vào nhau 

Xử lý băng gạc và vết thương khi bị dính vào nhau 

Vì sao vết thương bị chai cứng? Cách xử lý vết thương bị cứng

Vì sao vết thương bị chai cứng? Cách xử lý vết thương bị cứng

Vì sao có ráy tai ướt? Nhiều ráy tai ướt có sao không?

Vì sao có ráy tai ướt? Nhiều ráy tai ướt có sao không?

Chuyên mục
  • Chăm sóc vết thương (23)
  • Sức khỏe Tai Mũi Họng (16)
  • Thiết bị y tế (12)
  • Thông Tin Sức Khỏe (45)

Copyright © 2024 thietbiytetamlan.com. All rights reserved.

↑