Thiết Bị Y Tế Tâm Lan

Công ty sản xuất vật tư y tế, dụng cụ y khoa

  • Trang chủ
  • Sản Phẩm
  • Thông Tin Sức Khỏe
    • Sức khỏe Tai Mũi Họng
    • Chăm sóc vết thương
  • Thiết bị y tế
  • Giới thiệu
    • Privacy Policy
    • Disclaimer
    • Liên hệ
    • Chính sách
Trang chủ / Thông Tin Sức Khỏe / Nhận biết các dấu hiệu tiểu đường âm thầm ở nam giới và nữ giới

Nhận biết các dấu hiệu tiểu đường âm thầm ở nam giới và nữ giới

Một trong những dấu hiệu tiểu đường đó là tiểu nhiều, khát nước hơn, nhiễm nấm, sụt cân,… do rối loạn chức năng sản sinh insulin để ổn định lượng glucose cần thiết.  Sau đây là một số thông tin về dấu hiệu nhận biết sớm cảnh báo mắc bệnh, các biến chứng cũng như cách điều trị. Mời bạn cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan theo dõi bài viết sau đây nhé!

Toc

  • 1. 1. Bệnh tiểu đường là gì?
  • 2. 2. Biểu hiện sớm của bệnh tiểu đường
  • 3. 3. Dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ
  • 4. 4. Dấu hiệu tiểu đường ở nam giới
    • 4.1. Rối loạn chức năng cương dương
    • 4.2. Nhiễm nấm, tăng nguy cơ gây nhiễm trùng
    • 4.3. Đi tiểu nhiều lần, với tần suất nhiều hơn
    • 4.4. Mệt mỏi
    • 4.5. Tăng cân đột ngột
    • 4.6. Đau tức ngực khi vận động

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn được gọi là bệnh đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân của tình trạng này là do một số vấn đề liên quan đến sự tác động chuyển hóa hoặc sản sinh insulin trong cơ thể không ổn định.

Nhìn chung, dấu hiệu của tiểu đường rất dễ nhận biết, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt nam hay nữ. Đặc biệt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn với những người có chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt không lành mạnh.

Dựa vào đặc điểm cũng như dấu hiệu của bệnh tiểu đường mà bệnh được chia làm các loại tiểu đường: tiểu đường tuýp 1, đái tháo đường tuýp 2, đái tháo đường tuýp 3 thứ phát và tiểu đường thai kỳ.


Có thể bạn quan tâm:

  • Bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
  • Tìm hiểu các triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu

2. Biểu hiện sớm của bệnh tiểu đường

Những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường thường không biểu hiện rõ, rất âm thầm, ít triệu chứng và khó nhận biết. Tuy nhiên nếu người bệnh có những dấu hiệu dưới đây thì nên cẩn thận vì rất có thể đây là những biểu hiện của bệnh tiểu đường.

trieu chung benh tieu duong giai doan dau

Ảnh: @Internet

  • Ở giai đoạn đầu, do lượng đường huyết trong cơ thể thay đổi, người bệnh dễ bị mệt mỏi vô cớ, cơ thể nóng hơn
  • Thị lực cũng kém hơn, mắt nhìn mờ hơn
  • Tay chân thường xuyên bị tê ở các đầu chi. Đặc biệt là bàn tay, bàn chân và ngón tay, chân
  • Cơ thể xuất hiện thêm dấu hiệu tiểu đường trên da. Như da sẫm màu hơn đặc biệt ở vùng nách, cổ, khuỷu tay, khuỷu chân, háng,…
  • Các vết thương trên da trở nên lâu lành, thậm chí là dễ lở loét, viêm nhiễm
  • Ngoài ra còn có thể xuất hiện dấu hiệu tiểu đường sớm như tiểu nhiều hơn, thời gian giữa các lần đi vệ sinh ngắn hơn, khát nước nhiều và sút cân,…

3. Dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ

Triệu chứng bệnh tiểu đường ở phụ nữ phổ biến gồm:

  • Nhiễm trùng niêm mạc miệng, tử cung do nấm. Bởi nấm có thể phát triển và sản sinh ở bề mặt một số niêm mạc miệng, tử cung, khi sự sản sinh này quá mức sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng. Biểu hiện của tình trạng này là ngứa, rát âm đạo, đau khi quan hệ tình dục, ra nhiều dịch âm đạo,…
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng là dấu hiệu mắc tiểu đường ở phụ nữ khi lượng đường trong máu tăng quá cao. Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây đau rát khi đi tiểu, nước tiểu có màu sẫm vàng hoặc có máu,… Bệnh sẽ nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời vì có thể gây nhiễm trùng thận.
  • Rối loạn sinh lý ở nữ giới. Khi lượng đường tăng cao sẽ dẫn đến người bệnh luôn cảm giác ngứa, nóng ran khắp người, thậm chí là mất cảm giác ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể và làm giảm ham muốn tình dục.
  • Một trong những dấu hiệu bị tiểu đường ở nữ giới đó là hội chứng buồng trứng đa nang. Việc rối loạn nội tiết tố ở nữ giới khiến nồng độ hormone nữ tăng cao, gây lên hội chứng buồng trứng đa nang. Điển hình như rối loạn kinh nguyệt, tăng cân, khô âm đạo, xuất hiện nhiều mụn trứng cá ở ngực và lưng. Bên cạnh đó hội chứng này còn có thể gây ra tình trạng kháng insulin khiến bệnh tiểu đường càng trở nên nghiêm trọng hơn ở nữ.
trieu chung tieu duong o nu gioi

Ảnh: @Internet

4. Dấu hiệu tiểu đường ở nam giới

Theo thống kê, bệnh đái tháo đường thường gặp ở nam nhiều hơn nữ giới. Những dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam giới bao gồm:

Rối loạn chức năng cương dương

Đây được coi là biểu hiện rõ ràng nhất mà người bệnh có thể dễ dàng phát hiện ra khi không làm chủ được. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, có tới 89% nam giới bị mắc bệnh tiểu đường sẽ bị rối loạn chức năng cương. Và khi lượng đường trong máu tăng cao và tăng liên tục có thể khiến tình trạng này trở nên xấu gấp 3 lần.

Bên cạnh đó, xuất tinh sớm cũng là dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam giới. Theo nghiên cứu, những người mắc bệnh tiểu đường thường có tỷ lệ xuất tinh sớm hơn so với người bình thường.

roi loan cuong duong cung la mot trong nhung bieu hien cua benh tieu duong

Ảnh: @Internet

Nhiễm nấm, tăng nguy cơ gây nhiễm trùng

Đây là triệu chứng của bệnh tiểu đường không chỉ gặp ở nam giới mà còn ở cả nữ giới. Khi lượng đường trong máu có nguy cơ tăng cao sẽ thúc đẩy nhiều hơn sự phát triển của các vi khuẩn, nấm men. Nguy hiểm hơn có thể gây ra nhiễm trùng. Các bác sĩ lưu ý rằng nam giới dễ bị nhiễm nấm dưới bao quy đầu của “cậu nhỏ” khi xuất hiện triệu chứng tiểu đường.

Đi tiểu nhiều lần, với tần suất nhiều hơn

Đây là một trong những dấu hiệu bệnh tiểu đường rõ ràng nhất. Cụ thể người tiểu đường sẽ thường xuyên đi tiểu đêm, cứ sau vài giờ lại phải thức dậy. Tuy nhiên ở nam giới dấu hiệu này lại dễ nhầm lẫn với bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Do vậy phái mạnh thường không đến kiểm tra và không nghĩ đây chính là biểu hiện tiểu đường.

Mệt mỏi

Người tiểu đường thường có dấu hiệu mệt mỏi do lượng đường trong máu bị giữ lại, không chuyển hóa được đến các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

cac dau hieu cua benh tieu duong

Ảnh: @Internet

Tăng cân đột ngột

Dấu hiệu tăng cân đột ngột và thường xuyên cảm thấy thèm ăn cũng là biểu hiện bệnh tiểu đường. Bởi lúc này lượng đường trong máu không bình thường do vậy cơ thể dễ cảm thấy luôn trong tình trạng đói, thèm ăn.

Đau tức ngực khi vận động

Đau tức ngực cũng là triệu chứng của tiểu đường về sự bất thường của các vấn đề trao đổi chất trong cơ thể. Điều này sẽ ảnh hưởng đến huyết áp, thiếu máu,…

Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, có một số trường hợp không có biểu hiện của tiểu đường cụ thể. Đây là điều hết sức nguy hiểm. Các bác sĩ còn cho biết người bệnh có thể gặp vấn đề về đường huyết trong 6 – 7 năm trước khi phát bệnh cũng như có dấu hiệu của tiểu đường cụ thể. Điều này là một tiến trình rất chậm, gây ra nhiều diễn biến xấu cho tình hình sức khỏe của người bệnh.

Chính vì vậy, bạn nên giữ thói quen ăn uống khoa học, thể dục điều độ để duy trì một cơ thể khoẻ mạnh, tươi trẻ và tránh xa mọi nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật.

Trên đây là các dấu hiệu tiểu đường thường thấy nhất ở những người mới mắc bệnh. Nếu gặp phải một trong những triệu chứng tương tự, hãy bình tĩnh theo dõi sức khoẻ và liên hệ ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn cụ thể. Tâm Lan chúc bạn đọc luôn thật nhiều sức khoẻ và bình an!

Share0
Tweet
Share

Bài viết liên quan

khat nuoc la mot trong nhung bieu hien cua tieu duong giai doan dau

Tìm hiểu các triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu

Uốn ván (phong đòn gánh) là gì? Uốn ván ủ bệnh bao lâu?

Gel rửa tay khô có tốt không? Có nên dùng gel rửa tay khô?

Tấm chắn giọt bắn mua ở đâu? Face shield loại nào tốt?

Cách làm tấm chắn giọt bắn trong suốt nhựa PVC chỉ trong 10 phút

Hướng dẫn cách đo nhiệt kế các loại chính xác & an toàn nhất!

Bài viết nên xem

Tìm hiểu nguyên nhân gây hạ đường huyết ở người bình thường

Vết thương phần mềm và những điều cần biết

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không?

Bảng theo dõi chỉ số đường huyết chính xác nhất

Kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì? Có cần giấy phép không?

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Bài viết khác

Gạc đắp mặt nạ dùng trong spa và những điều cần biết – Tâm Lan Medical

Tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị của tiểu đường tuýp 2

Cách làm tấm chắn giọt bắn trong suốt nhựa PVC chỉ trong 10 phút

7 loại băng gạc y tế và cách ứng dụng vào từng trường hợp

Chuyển độ F sang độ C Microlife cực kỳ đơn giản chỉ với 1 phút

Danh mục trang thiết bị y tế thuộc loại A

Bài viết mới

Tìm hiểu nguyên nhân gây hạ đường huyết ở người bình thường

Tìm hiểu nguyên nhân gây hạ đường huyết ở người bình thường

Vết thương phần mềm và những điều cần biết

Vết thương phần mềm và những điều cần biết

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không?

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không?

Bảng theo dõi chỉ số đường huyết chính xác nhất

Bảng theo dõi chỉ số đường huyết chính xác nhất

Kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì? Có cần giấy phép không?

Kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì? Có cần giấy phép không?

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Thông tin hữu ích

Chuyển độ F sang độ C Microlife cực kỳ đơn giản chỉ với 1 phút

Ráy tai có mùi hôi: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Lý giải nguyên nhân nhân dẫn đến vết thương không lành và cách chữa trị

Vì sao bộ dụng cụ cấp cứu là vật không thể thiếu dù ở cơ quan hay gia đình?

Đồ quần áo bảo hộ y tế chống dịch dùng 1 lần mua ở đâu?

Bảo vệ bản thân tốt hơn với Kính chống giọt bắn Faceshield

Cẩn trọng với tình trạng vết thương lành nhưng vẫn sưng

Bảng theo dõi chỉ số đường huyết chính xác nhất

Bảng tra cứu giá trang thiết bị y tế chính xác nhất được cập nhật ở đâu?

Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh thiết bị y tế

Bài viết nên xem

7 loại băng gạc y tế và cách ứng dụng vào từng trường hợp

7 loại băng gạc y tế và cách ứng dụng vào từng trường hợp

Chăm sóc vết thương hở như thế nào để mau lành và không để lại sẹo?

Chăm sóc vết thương hở như thế nào để mau lành và không để lại sẹo?

Mẹo dân gian: Rơ lưỡi bằng lá hẹ khi trẻ được 3 tháng 10 ngày

Mẹo dân gian: Rơ lưỡi bằng lá hẹ khi trẻ được 3 tháng 10 ngày

Bài viết nổi bật

Xử lý băng gạc và vết thương khi bị dính vào nhau 

Xử lý băng gạc và vết thương khi bị dính vào nhau 

Vì sao vết thương bị chai cứng? Cách xử lý vết thương bị cứng

Vì sao vết thương bị chai cứng? Cách xử lý vết thương bị cứng

Vì sao có ráy tai ướt? Nhiều ráy tai ướt có sao không?

Vì sao có ráy tai ướt? Nhiều ráy tai ướt có sao không?

Chuyên mục
  • Chăm sóc vết thương (23)
  • Sức khỏe Tai Mũi Họng (16)
  • Thiết bị y tế (12)
  • Thông Tin Sức Khỏe (45)

Copyright © 2024 thietbiytetamlan.com. All rights reserved.

↑