Toc
1. Rơ lưỡi bằng lá hẹ và những điều nên biết
Để hiểu rõ cách lấy lá hẹ rơ lưỡi cho trẻ có hiệu quả hay không hãy cùng tham khảo những thông tin về hẹ ngay dưới đây:
1.1 Thành phần chính của lá hẹ
Lá hẹ là một loại thực vật có vị chua nhẹ, mùi hăng và thuộc tính nhiệt. Hẹ không chỉ được sử dụng trong nấu ăn để gia tăng hương vị mà còn được dùng như là một loại kháng sinh có công dụng diệt khuẩn và làm sạch hiệu quả.
Do trong hẹ có chứa các hợp chất có tính kháng viêm, diệt khuẩn như: saponin, allcin, odorin ,.. nhờ đó mà hẹ được sử dụng như một liệu pháp an toàn trong làm sạch lưỡi cũng như giúp phòng tránh các bệnh liên quan đến răng miệng.
1.2 Công dụng làm sạch tưa lưỡi bằng lá hẹ
Việc rơ lưỡi trẻ sơ sinh hiển nhiên không còn là vấn đề quá xa lạ đối với các mẹ. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng từng rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé. Bởi có thể bạn chưa biết, loại thực phẩm mà mẹ thiên nhiên ban tặng này vốn dĩ có chứa rất nhiều các thành phần kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên, có lợi cho sức khoẻ.
Ảnh: @Internet
Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, độ tuổi này luôn dễ mẩn cảm với các thành phần có nguồn gốc không tự nhiên nên việc áp dụng rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé được xem là một phương pháp khá hữu hiệu, an toàn.
Thực hiện đánh tưa lưỡi cho trẻ bằng lá hẹ sẽ giúp diệt khuẩn và kháng lại quá trình tích tụ của vi khuẩn, các loại nấm trên bề mặt lưỡi và các nướu răng.
Ngoài ra, lá hẹ còn được biết đến với các tác dụng long đờm, hạ sốt khá hiệu quả. Vì thế từ lâu trong dân gian vẫn thường sử dụng lá hẹ rơ lưỡi cho bé vào thời điểm 3 tháng 10 ngày để đối phó với chu kì sốt mọc răng của trẻ.
Có thể bạn quan tâm:
- Chuyên mục giải đáp: Trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi?
- Xem thêm các sản phẩm Thiết bị vật tư y tế khác
- Những tác dụng của yến sào với trẻ em không thể bỏ qua
1.3 Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi rơ lưỡi bằng hẹ
Với một số trẻ yếu bụng thì rơ lưỡi bằng lá hẹ có thể khiến trẻ bị tiêu chảy do tính ấm từ hẹ gây ra tình trạng nóng bụng. Bên cạnh đó, hẹ cũng có mùi khá hăng, với một số trẻ nhạy cảm có thể sẽ trở nên quấy khóc, không hợp tác hoặc nôn trớ. Do vậy, các mẹ hãy chú ý nếu trẻ có xuất hiện những dấu hiệu trên hãy ngừng ngay việc áp dụng cách làm lá hẹ rơ lưỡi cho bé.
2. Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ đúng chuẩn như thế nào?
Vậy dựa vào đâu để biết cách lấy lá hẹ rơ lưỡi cho trẻ an toàn mà hiệu quả? Thời điểm đánh tưa lưỡi thích hợp nhất là vào buổi sáng, khi bụng trẻ còn đói để tránh gặp phải tình trạng bé bị nôn trớ, quấy khóc.
Bài viết liên quan:
Để làm đúng cách rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ, các mẹ cần thực hiện theo hướng dẫn như sau:
2.1. Cách làm lá hẹ rơ lưỡi cho bé
Các vật liệu cần có: mẹ hãy chuẩn bị một gạc rơ lưỡi vô trùng, lá hẹ rửa sạch, nước ấm và túi lọc cặn thức ăn.
Ảnh: @Internet
- Đầu tiên: Đây là bước đặc biệt quan trọng không thể thiếu. Các mẹ lưu ý hãy rửa tay thật sạch trước khi thực hiện đánh tưa lưỡi cho bé nhằm đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn tuyệt đối.
- Bước 2: Nghiền hoặc xay nhuyễn lá hẹ, vớt ra một chén nhỏ.
- Bước 3: Đổ nước ấm vào chén đựng lá hẹ nhuyễn, dùng muỗng khuấy cho chất trong lá hẹ tan đều
- Bước 4: Dùng lọc để tách bỏ cặn lá hẹ, giữ lại phần nước hẹ.
Vậy là đã xong phần dung dịch lá hẹ, đến đây, mẹ cần thực hiện tiếp theo hướng dẫn bên dưới để biết cách lấy lá hẹ rơ lưỡi cho trẻ.
2.2. Cách lấy lá hẹ rơ lưỡi cho trẻ
- Bước 1: Mẹ rửa lại tay thật sạch và lau khô.
- Bước 2: Bế bé lên tay để có thể dễ dàng rơ lưỡi thuận chiều hơn.
- Bước 3: Đeo gạc rơ lưỡi vào ngón tay, thấm tí nước hẹ đã được lọc bỏ cặn vào gạc và thực hiện đánh tưa lưỡi bằng lá hẹ thật nhẹ nhàng theo kiểu chải từ trong ra ngoài. Ngoài phần lưỡi, các mẹ có thể lau kĩ phần 2 bên má và các nướu răng của trẻ.
- Bước 4: Quan sát thật kĩ bên trong miệng của bé. Nếu thấy mảng bám trên lưỡi đã mỏng đi, trông thấy lưỡi hồng là có thể khẳng định lưỡi bé sạch rồi.
Ảnh: @Internet
Lưu ý trong quá trình thực hiện rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé, các mẹ nên thao tác thật nhẹ và chậm rãi, tránh muốn làm sạch kĩ mà dùng lực quá mạnh khiến bé quấy khóc, sợ hãi và không hợp tác. Ngoài ra, hãy chú ý theo dõi tình trạng lưỡi của trẻ để điều chỉnh tần suất rơ lưỡi cho phù hợp.
3. Rơ lưỡi bằng lá hẹ 3 tháng 10 ngày
Rơ lưỡi bằng lá hẹ 3 tháng 10 ngày là một mẹo phổ biến trong dân gian từ lâu. Thời điểm trẻ sơ sinh được 3 tháng 10 ngày là giai đoạn trẻ chuẩn bị hành sốt mọc răng. Trong đó, cách rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ được xem như một biện pháp khá hữu ích giúp giảm thiểu tình trạng sưng viêm của nướu và hạ sốt mọc răng hiệu quả.
Áp dụng theo luật dân gian thì mẹ sẽ sử dụng 7 lá hẹ để rơ lưỡi cho bé trai và 9 lá hẹ dành cho bé gái.
Ảnh: @Internet
Đây là kinh nghiệm đã có từ lâu đời, được truyền đạt và ứng dụng thành công qua nhiều thế hệ mà mẹ hoàn toàn có thể tham khảo để áp dụng nếu thấy phù hợp cho bé nhà mình.
Trên đây là những chia sẻ đầy đủ nhất về mẹo dân gian rơ lưỡi bằng lá hẹ khi trẻ sơ sinh được 3 tháng 10 ngày. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan chúc mẹ thành công trong hành trình chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho con yêu của mình. Nếu mẹ có băn khoăn vấn đề gì cần giải đáp, hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!
Trong trường hợp cần vệ sinh khoang miệng nhanh và tiện lợi, bạn cũng có thể tham khảo xịt họng kháng khuẩn PlasmaKare H-Spray, đây là sản phẩm có thể kháng khuẩn, làm sạch khoang miệng, họng giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý nhiễm trùng tại họng miệng, khử mùi hiệu quả và làm dịu nhanh chóng trong khoang miệng, họng, lưỡi.