Nước vô lỗ tai là hiện tượng không thể tránh khỏi khi tắm gội hoặc có các hoạt động dưới nước như bơi lặn,… Sau những hoạt động này, nếu bạn không làm sạch tai đúng cách thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Về lâu dài sẽ xuất hiện mùi hôi ở vành tai, ngứa, nhiễm trùng, thậm chí là viêm tai giữa. Vậy nước vào tai có sao không và cách xử lý như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Toc
1. Nước vào tai có sao không?
Nước vô lỗ tai bị ù là hiện tượng thường xuyên gặp phải khi tắm rửa hàng ngày hoặc hoạt động thể thao dưới nước như bơi lội, lặn,… Triệu chứng điển hình khi bị nước vào lỗ tai đó là cảm giác khó chịu kéo dài từ tai đến hàm và cổ họng. Khi đó tai có thể bị ù và vấn đề thính giác sẽ không còn được bình thường trong một thời gian ngắn. Vậy nước vô lỗ tai có sao không?
Ảnh: @Wikihow
Thông thường, hiện tượng nước vô lỗ tai không gây ra nhiều nguy hiểm đến tình trạng sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng một chút đến cảm giác của con người, khiến bạn khó chịu, rùng mình. Tình trạng nước vô tai sẽ mất dần theo thời gian, thế nhưng nếu như bạn có những cách xử lý sai như lấy bông tăm hoặc đồ vật thô cứng để ngoáy sâu vào tai. Thì điều này lại có thể gây lên hậu quả không hề nhỏ đến nguy cơ viêm nhiễm bên trong.
Vậy thì bị nước vô lỗ tai khi tắm phải làm sao, đừng quá lo lắng bởi bạn hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng này chỉ với những mẹo đơn giản ngay bên dưới đây.
2. Cách xử lý nước vô lỗ tai
Nhiều người khi bị nước chảy vào tai và vô cùng hoang mang không biết nước vô lỗ tai làm sao hết. Theo các chuyên gia, khi bị nước vô lỗ tai bạn có thể thực hiện theo các cách sơ cứu sau:
Ảnh: @Wikihow
- Nghiêng đầu hoặc lắc đầu về phía bên tai bị nước chảy vô để nước có thể chảy ngược lại ra ngoài. Hoặc bạn cũng có thể kéo, giật dái tai cùng lúc để hiệu quả tác động tốt hơn
- Nằm nghiêng và úp bên tai bị nước vào xuống dưới để làm khô tai một cách tự nhiên
- Nghiêng đầu rồi giữ lòng bàn tay khum chặt trên tai, sau đó ép thẳng lòng bàn tay và khum tay lại nhanh chóng. Theo đó nước sẽ bị kéo ra ngoài khi bị tạo áp lực chân không
- Nằm nghiêng đầu về phía bên tai bị nước vô, áp vải ấm vào tai khoảng 30 giây, lặp lại 4-5 lần, mỗi lần cách nhau một phút
- Bạn cũng có thể sử dụng máy sấy để sấy khô tai bằng cách đặt máy sấy mức thấp rồi để cách xa tai 30cm. Trong quá trình sấy, bạn có thể di chuyển máy sấy qua lại đồng thời thực hiện kéo tai để nước bên trong có thể bay hơi, làm khô
Ảnh: @Wikihow
- Tạo cơ chế như một máy hút chân không bằng cách úp tai bị đọng nước vào lòng bàn tay sau đó đập tay nhẹ cho nước chảy ra ngoài
- Bạn cũng có thể pha loãng dung dịch rửa hydrogen peroxide với nước rồi sử dụng 3-4 giọt dung dịch sau 2-3 phút, nghiêng đầu về bên bị ảnh hưởng để chất lỏng thoát ra
Ảnh: @Wikihow
Bài viết liên quan:
Trên đây là một số cách làm hết nước vô lỗ tai, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Tuy nhiên nếu như tình trạng nặng, nước không thể ra ngoài quá lâu, bạn cần tới gặp ngay chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám kịp thời.
Ngoài ra, để tránh tình trạng nước vào tai không ra, các chuyên gia cũng khuyên mọi người chú ý cần làm khô tai sau khi bơi, tắm,… bằng khăn sạch, lau khô. Có thể ấn nhẹ vào gần ống tai và nghiêng đầu để nước chảy ra phía bên ngoài nhanh hơn. Đặc biệt, không nên sử dụng tăm bông hay bông nút tai làm sạch tai vì có thể đẩy nước hay ráy tai vào sâu trong tai hơn. Điều này gây ảnh hưởng lâu dài đến tình trạng viêm tai hoặc nặng hơn nữa.
Có thể bạn quan tâm:
- Vì sao có ráy tai ướt? Nhiều ráy tai ướt có sao không?
- Đau lỗ tai là bệnh gì? Lỗ tai bị đau phải làm sao?
3. Phải làm gì khi nước vô lỗ tai trẻ sơ sinh?
Đối với người lớn, khi bị nước vô tai sẽ tự ý thức được nước vô lỗ tai làm sao cho hết. Thế nhưng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, thì nước còn đọng lại trong tai là cực kỳ nguy hiểm. Nhiều bà mẹ hoang mang còn không biết trẻ sơ sinh bị nước vô lỗ tai phải làm sao? Bởi vậy một trong những kỹ năng chăm con cần thiết mà các mẹ cần trang bị đó là cách chữa nước vô lỗ tai cho trẻ sơ sinh.
- Cho bé nghiêng đầu về bên tai có nước để dòng chảy của nước theo quán tính sẽ được trôi ra phía bên ngoài
- Mẹ có thể sử dụng khăn ấm mềm hoặc tăm bông để lau nhẹ nhàng nước trong tai cho bé. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý là bông ngoáy tai không nên đưa vào quá sâu vi có thể làm tổn thương lớp niêm mạc tai của trẻ nhỏ
Ảnh: @Wikihow
Một số trường hợp, trẻ bị nước vào tai nhưng thực hiện những cách trên không hết. Và các mẹ đang lo lắng không biết nước vô lỗ tai thì phải làm sao. Lúc này cha mẹ cần để ý những biểu hiện của con và kịp thời đưa bé đến bệnh viện, phòng khám uy tín. Các biểu hiện điển hình như:
- Bé không chịu ăn, quấy khóc, bỏ bú, trằn trọc không ngủ
- Trẻ sơ sinh thường xuyên ngọ nguậy quơ tay lên kéo giật tai của mình
- Tai bị chảy dịch màu vàng hoặc xanh, vùng tai có mùi hôi khó chịu, thân nhiệt lên bất thường, sốt cao kéo dài
- Phản ứng chậm với những âm thanh, không như bình thường
Ảnh: @Wikihow
Nước vô lỗ tai là tình trạng bất cứ ai cũng từng gặp qua trong đời. Đây là một trường hợp đơn giản có thể tự xử lý tại nhà nên bạn không nên quá lo lắng. Tuy nhiên cần lưu ý, không được để nước ứ đọng bên trong tai thời gian dài vì ít nhiều việc này sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ của trẻ nhỏ cũng như người lớn.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức cần thiết nhất cần trang bị cho trường hợp nước vô lỗ tai. Nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hãy để lại bình luận ngay bên dưới. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất có thể. Cảm ơn bạn đã theo dõi.