Trẻ thường xuyên bị đau lỗ tai, nổi mụn nhọt hay mưng mủ gây đau nhức và nhói tai thì rất có khả năng đây là những dấu hiệu của các bệnh viêm tai giữa, viêm ống tai ngoài hoặc viêm sụn vành tai… Bệnh lý này tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng không nên chủ quan. Nào, cùng chúng tôi tìm hiểu xem đau lỗ tai phải làm sao để chữa trị cho hiệu quả bạn nhé!
Toc
1. Nhận biết các triệu chứng đau lỗ tai
1.1. Đau lỗ tai trái
Theo các chuyên gia y tế thì nguyên nhân dẫn đến việc đau lỗ tai trái là do nhiễm trùng. Nếu bạn bị đau lỗ tai trái sẽ bắt gặp các biểu hiện chủ yếu như lỗ tai đau chảy nước, cơn đau lan dần lên phía đỉnh đầu. Có trường hợp bên trong tai đôi khi xuất hiện cảm giác ù ù gây khó chịu.
1.2. Đau lỗ tai phải
Tương tự như đau lỗ tai trái, lý do dẫn đến đau lỗ tai bên phải cũng có thể xuất phát từ việc tai bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, lỗ tai bị đau nhói cũng có thể do tình trạng viêm ống tai gây nên. Đây là trường hợp thường gặp phải ở những người có thói quen bơi lội. Khi nước thường xuyên bị ứ đọng bên trong sẽ khiến cho lỗ tai đau nhức kèm ngứa ngáy, khó chịu.
Ảnh: @Internet
1.3. Đau bên ngoài tai
Bệnh lý này có thể xuất hiện khi bạn vừa mới xỏ khuyên về hoặc bị chấn thương do va đập mạnh gây ra. Thường bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như tai bị sưng, nổi mụn nhọt hay mưng mủ gây đau cơ mặt, khó há miệng và chóng mặt. Hãy theo dõi các triệu chứng của bệnh để tránh bệnh trở nặng gây nguy hiểm.
1.4. Bị đau trong lỗ tai
Bệnh lý trên có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: do thói quen đeo tai nghe liên tục, do ngoáy tai bằng các vật sắc nhọn để lại tổn thương bên trong ống tai, do bệnh viêm tai giữa hoặc viêm ống tai. Do vậy, khi cảm thấy bị đau trong lỗ tai buộc phải đến các phòng khám và trung tâm y tế để kịp thời chẩn đoán tình trạng bệnh vì đây là bệnh lý có diễn tiến khá phức tạp.
Có thể bạn quan tâm:
- Nút ráy tai là gì? Nguyên nhân bị nút ráy tai và cách xử lý nhanh chóng
- Vì sao có ráy tai ướt? Nhiều ráy tai ướt có sao không?
2. Bị đau lỗ tai có nguy hiểm không?
Tai là một bộ phận tương đối nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương. Đây được coi là bệnh lý khá nguy hiểm và diễn tiến bệnh chuyển xấu rất nhanh. Chính vì thế, việc càng phát hiện bệnh sớm và có những liệu pháp điều trị thích hợp sẽ càng tránh được những rủi ro của bệnh.
Do vậy, khi bạn cảm thấy lỗ tai bị đau dù là bên trong hay bên ngoài thì cũng cần hết sức thận trọng theo dõi. Nếu cần thiết hãy nhanh chóng đến ngay bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa về tai mũi họng để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra cách điều trị phù hợp. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ bạn nhé.
Bài viết liên quan:
Ảnh: @Internet
3. Cách trị đau lỗ tai như thế nào?
Lỗ tai bị đau phải làm sao? Sau khi tìm hiểu đau lỗ tai là bệnh gì cũng như những nguy hiểm của bệnh thì có lẽ rất nhiều bạn đang băn khoăn về cách trị đau lỗ tai. Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa và điều trị mà bạn có thể tham khảo.
3.1. Giữ vệ sinh tai sạch sẽ để phòng ngừa biểu hiện đau lỗ tai
Vệ sinh đủ sạch là bước rất quan trọng để tai của bạn tránh khỏi tình trạng viêm nhiễm. Vậy phải làm sạch tai như thế nào? Trước tiên, tránh để nước vào tai quá lâu, sau khi bơi hoặc tắm xong hãy sử dụng khăn mềm để lau khô trước, sau đó sử dụng tăm bông để giúp sâu bên trong tai được khô thoáng hơn. Chỉ nên sử dụng tăm bông mềm để vệ sinh, tránh tuyệt đối dùng các vật sắc nhọn để lấy ráy vì rất dễ gây ra tổn thương cho tai, dẫn đến lỗ tai đau nhức.
Ảnh: @Internet
Hạn chế đi ngoáy tai ngoài tiệm vì thường đồ lấy ráy là dùng chung cho tất cả khách hàng. Do vậy, rất có thể nó sẽ làm lây lan những căn bệnh viêm nhiễm liên quan đến tai.
3.2. Sử dụng thuốc đúng theo tình trạng bệnh
Sau khi hoàn tất khám và chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho từng bệnh nhân. Thông thường sẽ bao gồm thuốc nhỏ vệ sinh tai và thuốc kháng sinh đi kèm để hỗ trợ điều trị làm thuyên giảm cơn đau. Tuy nhiên, các bệnh lý liên quan đến tai thường phải sử dụng thuốc lâu dài kèm một chế độ kiêng cữ khắt khe, do vậy bệnh nhân nên kiên trì điều trị và tuân thủ theo hướng dẫn của các y bác sĩ.
3.3. Kết hợp với các biện pháp hỗ trợ đi kèm
Cảm giác đau lỗ tai kèm nhức sâu bên trong tai khiến người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi và bất tiện, gây mất tập trung trong học tập, công việc lẫn sinh hoạt thường ngày. Để nhanh chóng xoa dịu các cơn đau, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách như sau:
Ảnh: @Internet
- Chườm tai: Bệnh nhân có thể sử dụng chườm nóng hoặc chườm lạnh tùy ý, vì nó có thể giúp xua tan cảm giác đau nhói, khó chịu bên trong tai tạm thời.
- Ngủ ở tư thế cao: Người bị đau lỗ tai nên ngủ kê gối cao vì nó giúp loại bỏ cảm giác đau và áp lực bên trong tai.
- Nhai kẹo cao su: Khi di chuyển lên trên cao như đi máy bay hay lên thang máy ở các tầng cao, con người thường gặp phải cảm giác ù tai tạm thời. Một mẹo khá phổ biến để đối phó với tình trạng này đó là nhai ngay kẹo cao su để các cơ ở tai được làm quen với điều kiện bên ngoài, giúp nhanh chóng loại bỏ cảm giác đau ù tai. Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này để đánh lừa cơn đau ù tai trong khoảnh khắc tạm thời.
Đau lỗ tai cũng như bất kì triệu chứng nào khác, đều có thể là một dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khoẻ mà bạn nên để ý theo dõi để kịp thời thăm khám bác sĩ nhằm tìm ra phương án chữa trị thích hợp. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích qua bài viết trên đây. Chúc bạn đọc nhiều sức khoẻ!