Toc
1. Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết thường được viết tắt là GI (glycemic index). Đây là một loại chỉ số thông báo nồng độ glucose có trong máu, được tính bằng đơn vị là mmol/L hoặc mg/dl.
Thông thường, lượng gluscose có trong máu sẽ luôn dao động liên tục và có liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của chúng ta.
Căn cứ vào những số liệu đo được từ cơ thể, dựa trên bảng chỉ số đường huyết, các bác sĩ có thể chẩn đoán được liệu bạn có đang là bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hay không.
Hiện nay, người bệnh có thể dễ dàng kiểm tra được các chỉ số đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả chính xác nhất về chẩn đoán bệnh, bạn có thể liên hệ đến các cơ sở y tế có máy móc phân tích hiện đại cùng sự thăm khám chuyên môn của các y bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm: Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?
2. Chỉ số đường huyết an toàn
Mỗi một giai đoạn, chỉ số đường huyết được cho là an toàn sẽ khác nhau. Cụ thể:
2.1. Chỉ số đường huyết của người bình thường
Đối những người bình thường thì chỉ số đường huyết bình thường sẽ dao động khoảng 70-99 mg/dL hoặc 3.9 – 5.55 mmol/L. Đây là thang đo nồng độ glucose trong máu ở mức được cho là an toàn đảm bảo đáp ứng đủ năng lượng cho cơ thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt và làm việc, học tập.
Ngược lại, những người thuộc nhóm hạ đường huyết sẽ nằm ở mức dưới 3.9 mmol/L tương đương 69 mg/dL.
2.2. Chỉ số đường huyết của bà bầu
Theo các chuyên gia y tế thì chỉ số đường huyết của bà bầu thường là thấp hơn so với người thường do lúc này lượng máu bơm cần thiết phải đủ cung cấp cho hoạt động sống cho 2 người. Chỉ số đường huyết thai kỳ lúc đói sẽ rơi vào khoảng dưới 92 mg/dL (5,1 mmol/L) và chỉ số đường huyết thai kỳ sau ăn 2 giờ sẽ là dưới 153 mg/dL (8,5 mmol/L).
Bài viết liên quan:
- https://thietbiytetamlan.com/tieu-duong-tuyp-3/
- https://thietbiytetamlan.com/tat-tan-tat-cach-bao-ve-suc-khoe-mua-dich-covid-19-dung-bo-lo/
- https://thietbiytetamlan.com/quan-ao-bao-ho-y-te-nao-duoc-su-dung-rong-rai-hien-nay/
- https://thietbiytetamlan.com/cong-ty-san-xuat-bang-gac-y-te/
- https://thietbiytetamlan.com/ha-duong-huyet/
3. Chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao?
Chỉ số đường huyết được đánh giá là cao (tăng đường huyết) sẽ dao động từ >=200 mg/dL (11.1 mmol/L) được đo tại thời điểm bất kì trước ngày. Sau khi thực hiện xét nghiệm và đo được kết quả lớn hơn con số trên thì có thể chẩn đoán bạn đang có nguy cơ mắc chỉ số đường huyết cao (bệnh đái tháo đường). Để phân biệt xem bạn đang mắc tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 thì cần khám sàng lọc chỉ số đường huyết lúc đói:
Ảnh: @Internet
- Nếu kết quả trên 9mmol/L (162 mg/dl) thì bạn đang là bệnh nhân tuýp 1( nhóm nguy hiểm)
- Nếu kết quả dưới 8,5 mmol (153mg/dl) thì bạn đang là bệnh nhân tuýp 2
Để chắc chắn nhất về kết quả đo bạn hãy thực hiện khám tại các cơ sở uy tín. Nếu phát hiện đang mắc tiểu đường thì buộc bệnh nhân phải thường xuyên đo chỉ số đường huyết để theo dõi sát các diễn tiến của tình trạng bệnh.
4. Cập nhật chỉ số đường huyết chính xác nhất
Để biết được nồng độ glucose trong cơ thể ở các thời điểm và cập nhật được chính xác tình trạng bệnh thì mời bạn tham khảo bảng chỉ số dưới đây:
4.1. Chỉ số đường huyết của thực phẩm
Khi biết được nồng độ glucose được chuyển hóa từ thực phẩm, người bệnh sẽ dễ dàng điều chỉnh được chế độ ăn uống phù hợp. Hiện chỉ số đường huyết trong thực phẩm được chia làm 3 loại:
- Nhóm thực phẩm có chuyển hóa đường thấp: Đó là nhóm rau củ quả xanh, trái cây, các loại họ đậu, các chế phẩm từ sữa, lúa mạch và bánh mì nguyên cám
- Nhóm thực phẩm có chuyển hóa đường trung bình: Bao gồm các thực phẩm là nước cam, gạo, mật ong.
- Nhóm thực phẩm có chuyển hóa đường nhanh: khoai tây, bánh mì.
Ảnh: @Internet
4.2. Chỉ số đường huyết lúc đói
Được đo vào buổi sáng khi bạn chưa dung nạp bất kỳ thức ăn gì vào trong cơ thể hoặc được tính trong khoảng thời gian 8 giờ liên tục bạn chưa ăn gì. Lúc này chỉ số đường huyết an toàn và bình thường sẽ dao động từ 70 mg/dL (3.9 mmol/L) và 100 mg/dL (5.6 mmol/L) là bình thường.
4.3. Chỉ số đường huyết sau ăn
Sau khi ăn các thực phẩm vào trong cơ thể thì chỉ số đường huyết cũng được thay đổi theo. Thông thường, các bệnh nhân sẽ được đo chỉ số đường huyết sau ăn 2h và 8h. Mức an toàn ở người bình thường là 140mg/dL (7.8 mmol/L) còn chỉ số đường huyết sau ăn 2h của bà bầu là 153 mg/dL (8,5 mmol/L).
Có thể thấy chỉ số đường huyết trong cơ thể chúng ta luôn thay đổi dựa vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày hoặc các trạng thái tâm sinh lý khác nhau. Chính vì vậy, ngoài việc thực hiện các chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, bạn cũng nên giữ thói quen khám sức khỏe định kỳ để theo dõi chỉ số đường huyết. Điều này góp phần giúp chúng ta có thể kiểm soát được tình trạng của cơ thể, từ đó dễ dàng điều chỉnh lối sống cho phù hợp để duy trì và nâng cao sức khoẻ.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cụ thể nhất về chỉ số đường huyết ở người bình thường và giai đoạn thai kỳ. Hy vọng bài viết có thể mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn vui khoẻ!