Rơ lưỡi cho bé là một trong những biện pháp vệ sinh răng miệng hiệu quả, thường được thực hiện thường xuyên để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và phòng ngừa các bệnh liên quan đến răng miệng. Vậy cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn nhất là như thế nào? Cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Toc
1. Những lý do phải rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh thường xuyên?
Rơ lưỡi là một việc quan trọng mà các mẹ phải chú ý thực hiện thường xuyên vì các lý do sau:
- Trong khi người lớn cần phải đánh răng hàng ngày thì đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ chưa có khả năng tự làm vệ sinh cá nhân, rơ lưỡi là một việc làm dường như không thể thiếu để giúp bé bảo vệ sức khỏe răng miệng.
- Nguồn dinh dưỡng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nạp vào trong cơ thể mỗi ngày là sữa mẹ, sữa công thức hoặc bột ăn dặm. Theo thời gian, nếu không được thực hiện đánh tưa lưỡi thường xuyên, thức ăn sẽ hình thành những mảng trắng dày bám trên lưỡi, nướu… Đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, phát triển bên trong khoang miệng của trẻ, dẫn đến các bệnh liên quan đến răng miệng như: nấm lưỡi, nấm miệng, viêm họng…
- Trẻ được làm vệ sinh răng miệng đều đặn bằng biện pháp rơ lưỡi sẽ tăng cảm giác ngon miệng khi ăn. Đồng thời đây cũng là một cách để loại bỏ cảm giác khó chịu, quấy khóc, bỏ bú, chán ăn của các con.
Ảnh: @Internet
Vậy, có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không? Chắc chắn là có vì đây là việc làm thật sự cần thiết để bảo vệ sức khoẻ răng miệng cho bé. Nhưng liệu bạn đã biết những cách rơ lưỡi cho bé sơ sinh nào là an toàn, hiệu quả mà đơn giản? Cùng Tâm Lan tham khảo thêm một số cách rơ lưỡi trẻ sơ sinh dưới đây bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm: 3 mẹo đơn giản nhất dành cho các mẹ khi bé không chịu rơ lưỡi
2. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh sạch bằng một số mẹo dân gian
Dưới đây là một số cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh sạch mà các mẹ có thể áp dụng:
2.1. Rơ lưỡi bằng rau ngót
Rau ngót là một trong những loại rau có tính làm sạch và sát trùng cao, các mẹ hoàn toàn có thể sử dụng như là một cách để loại bỏ các mảng bám trắng ở lưỡi nhanh chóng hơn. Các mẹ có thể thực hiện rơ lưỡi bằng rau ngót như sau:
- Bước 1: Rửa sạch rau ngót và cho vào nồi luộc với một chút muối trắng
- Bước 2: Sử dụng máy xay hoặc cối để nghiền nát rau.
- Bước 3: Chắt lấy nước cốt và chờ nguội
- Bước 4: Sử dụng gạc rơ lưỡi chuyên dụng hoặc khăn xô em bé để thấm đều nước rau ngót và rơ đều lưỡi của trẻ
Ảnh: @Internet
2.2. Rơ lưỡi bằng lá hẹ
Một loại lá khác mà các mẹ cũng có thể dùng như là một cách rơ lưỡi trẻ sơ sinh luôn sạch đó là lá hẹ. Tương tự như lá rau ngót, lá hẹ cũng được coi là thần dược làm sạch và giúp kháng viêm tốt. Sử dụng lá hẹ thường xuyên, chắc chắn tình trạng lưỡi trắng, tưa lưỡi hay các bệnh răng miệng sẽ được đẩy lùi. Cách đánh rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ được thực hiện như sau:
- Bước 1: Bứt một nắm lá hẹ, rửa sạch và nghiền nát
- Bước 2: Đun sôi hỗn hợp trên và tách lấy nước cốt
- Bước 3: Chờ nguội, sử dụng gạc thấm và rơ đều lưỡi cho trẻ
Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ khi sử dụng lá hẹ để rơ lưỡi cho trẻ mà các bạn nên biết đó là lá hẹ có mùi hắc và có thể gây tiêu chảy cho trẻ. Vì vậy các mẹ cần theo dõi bé, nếu thấy không phù hợp hãy thử đổi sang áp dụng các phương pháp khác để làm vệ sinh răng miệng cho bé yêu nhà mình.
Ảnh: @Internet
Ngoài ra, các mẹ cũng có thể tham khảo thêm cách rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý cho bé. Đây cũng là một biện pháp vệ sinh răng miệng khá phổ biến và được nhiều phụ huynh áp dụng để đánh tưa lưỡi cho trẻ nhỏ.
3. Hướng dẫn cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách
Để đảm bảo cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh mà các mẹ đang áp dụng là an toàn và hiệu quả, các mẹ hãy tham khảo quy trình hướng dẫn rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách như sau:
- Bước 1: Trước khi bắt đầu tiến hành rơ lưỡi cho trẻ các mẹ hãy làm sạch và khử khuẩn cho tay trước. Bên cạnh đó, hãy tạo bầu không khí vui vẻ và thoải mái để tránh trẻ quấy khóc và không hợp tác.
- Bước 2: Dùng gạc rơ lưỡi chuyên dụng hoặc khăn bông mềm quấn quanh ngón tay. Nhúng qua nước ấm để làm ướt.
- Bước 3: Nhúng đều vào dung dịch rơ lưỡi
- Bước 4: Đặt ngón tay để tách miệng bé ra và đưa gạc rơ lưỡi vào
- Bước 5: Chà sát mặt lưỡi, răng, khu vực lợi trong của 2 bên má
Các mẹ hãy thực hiện rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tốt nhất vào khoảng 2 ngày/1 lần hoặc tăng tần suất nếu thấy việc làm sạch chưa đủ. Đồng thời việc đánh tưa lưỡi cho bé nên được thực hiện vào buổi sáng sớm, khi bé còn đói để tránh gặp phải tình trạng nôn trớ gây khó chịu cho trẻ.
4. Một số lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng cách nào? Nên lưu ý những gì để đảm bảo cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách bạn đang áp dụng:
4.1. Về cách dùng rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Cách dùng gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đơn giản và an toàn nhất là bạn nên sử dụng loại gạc rơ lưỡi chuyên dụng để đảm bảo tính vô trùng. Hoặc nếu sử dụng khăn bông thì nên lựa chọn khăn riêng, đảm bảo mềm và được giặt sạch, sấy khô cẩn thận sau khi rơ lưỡi cho trẻ. Bên cạnh đó, nhớ quấn chặt gạc rơ lưỡi vào tay để đảm bảo có lực làm sạch tốt hơn cũng như tránh bị rơi ra trong quá trình rơ lưỡi.
Ảnh: @Internet
4.2. Về cách rơ lưỡi lấy đờm cho trẻ sơ sinh
Việc làm sạch các mảng trắng của lưỡi, các nướu răng cũng như là một cách giúp loại bỏ môi trường sinh sôi các vi khuẩn có hại cho răng miệng hoặc quá trình hình thành đờm. Bé được đánh lưỡi sạch sẽ sẽ càng giảm tỉ lệ mắc các bệnh liên quan đến răng miệng và vòm họng.
4.3. Về cách đánh rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Các mẹ nên tránh vì muốn làm sạch cho trẻ nhanh mà chà sát quá mạnh khiến trẻ sợ, không hợp tác và quấy khóc. Các mẹ có thể làm bé cười hoặc mở âm thanh yêu thích của trẻ để việc đánh rơ lưỡi cho trẻ diễn ra thuận lợi hơn. Bé cũng tránh cảm giác sợ hãi mỗi lần mẹ làm sạch lưỡi.
Trên đây là những chia sẻ mới nhất về cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả tại nhà. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng bài viết có thể mang lại cho các mẹ nhiều kinh nghiệm hữu ích trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Chúc mẹ và bé yêu luôn vui khoẻ!