Bộ dụng cụ cấp cứu (túi first aid kit) là sản phẩm y tế chuyên dùng để kịp thời xử trí các vết thương. Trong đó sẽ bao gồm một số loại thuốc cần thiết và các dụng cụ để sơ cứu, băng bó khi bị thương. Trong bài viết hôm nay Thiết Bị Y Tế Tâm Lan sẽ gửi đến bạn một vài thông tin cho thấy tầm quan trọng của bộ dụng cụ sơ cấp cứu này. Cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé!
Toc
1. Tìm hiểu chung về một bộ dụng cụ cấp cứu
Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các tủ dụng cụ sơ cứu y tế tại các gia đình, cơ quan, nhà máy để kịp thời ứng phó khi gặp các tình huống khẩn cấp cũng như khi cần băng bó các vết thương.
Bộ dụng cụ sơ cấp cứu này sẽ phục vụ cho quá trình sơ cấp cứu ban đầu khi gặp chấn thương như băng bó khi đứt tay, trầy xước chảy máu do vấp té, tai nạn xảy ra trong quá trình lao động hoặc phục vụ cho việc rửa và làm sạch vết thương ban đầu.
Hiện bộ dụng cụ cấp cứu được chia làm 3 loại căn cứ vào quy mô khu vực xủa bạn:
- Ở những nơi dưới 25 người: thì buộc phải có ít nhất một bộ dụng cụ sơ cấp cứu loại A
- Ở những nơi tập trung từ 26-50 người thì yêu cầu có ít nhất một bộ dụng cụ cấp cứu loại B
- Ở những nơi có từ 51 đến 150 người thì cần ít nhất một bộ dụng cụ sơ cứu y tế loại C
Ảnh: @Internet
Kết cấu sản phẩm trong các bộ dụng cụ cấp cứu là như nhau, còn mức độ A,B,C quy định cho số lượng của các thiết bị. Túi loại C là túi to nhất và sở hữu nhiều dụng cụ sơ cứu nhất.
Có thể bạn quan tâm: Trang thiết bị y tế loại B và những điều cần biết
2. Bộ dụng cụ cấp cứu đầy đủ cần bao gồm những gì?
Thông thường, một bộ dụng cụ sơ cứu y tế sẽ bao gồm những thứ sau:
2.1 Các loại thuốc cá nhân cần thiết
Tại đây, sẽ hỗ trợ một số loại thuốc để chữa trị cho một bệnh cá nhân ở mức nhẹ như: đau đầu, đau bụng, sốt, cảm xoang,… Thuốc sẽ được chia đều vào những túi nhỏ theo kê đơn kiểm định của bác sĩ với số lượng hạn chế và chỉ có thể khắc phục được bệnh ở mức vừa phải, không có tác dụng điều trị chuyên sâu. Vậy nên những túi thuốc này chỉ nên được sử dụng khi cần thiết.
Bài viết liên quan:
2.2 Các dụng cụ sơ cứu vết thương
Bên cạnh một số thuốc cá nhân, bộ dụng cụ sơ cứu vết thương còn có thêm một số các sản phẩm phục vụ cho quá trình băng bó và xử lý vết thương ban đầu như:
- Miếng gạc vô trùng
- Gạc cuộn
- Băng dính y tế
- Đồ nẹp
- Thuốc sát trùng
- Dung dịch sát khuẩn tay
- Các loại bông băng khác
Ảnh: @Internet
Với những dụng cụ này, chúng ta có thể sử dụng để sát khuẩn, làm sạch vết thương, tiến hành băng bó với các chấn thương nhẹ. Ngoài ra, đối với những vùng khó băng hoặc vết thương rách lớn thì bộ dụng cụ cấp cứu chỉ có tác dụng sơ cứu ban đầu, buộc phải đưa bệnh nhân đến các trung tâm y tế để các bác sĩ có kinh nghiệm hỗ trợ.
2.3 Bộ dụng cụ cấp cứu
Những dụng cụ cuối cùng trong bộ dụng cụ sơ cứu y tế là các sản phẩm có tác dụng sơ cấp cứu như:
- Túi chườm lạnh
- Xi lanh
- Kéo
- Nhiệt kế
- Nhíp gắp bông
- Miếng phủ bảo vệ
- Thảm
- Các bản hướng dẫn các bước sơ cấp cứu quan trọng
- Giấy thông tin các số điện thoại khẩn cấp của trung tâm y tế
Để sử dụng tốt các dụng cụ sơ cấp cứu này buộc phải là những người có trình độ về y học cũng như sơ cứu vết thương. Nếu không dám chắc với những chấn thương của nạn nhân, không biết cách sử dụng bộ dụng cụ cấp cứu thì tốt nhất là bạn nên cố định lại nơi có vết thương và chuyển nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất. Tuyệt đối không đụng vào bộ dụng cụ cấp cứu nếu không hiểu rõ về các vật dụng y tế, về cách sơ cứu. Đồng thời bạn cũng cần lưu ý nên để bộ dụng cụ cấp cứu tránh xa tầm tay của trẻ em, tránh trường hợp xảy ra những tình huống ngoài ý muốn.
3. Tại sao bộ dụng cụ cấp cứu lại quan trọng?
Bộ dụng cụ sơ cứu là những vật trang bị rất cần thiết và bắt buộc phải có tại gia đình cũng như nơi làm việc vì những lý do sau:
Ảnh: @Internet
- Đảm bảo có đủ sức khỏe để làm việc: Đối với những vết thương nhỏ và những bệnh vặt thì bộ dụng cụ cấp cứu như là giải pháp cứu cánh giúp nhanh chóng khắc phục các vết thương, tình trạng sức khoẻ để quay lại làm việc.
- Đảm bảo ứng phó tốt nhất với các tình huống cần thiết: Chờ đến lúc xảy ra chấn thương mới chạy đi mua thuốc sát trùng và bông băng thì sợ các vết thương đã diễn tiến nặng. Do vậy, dù là ở nơi làm việc hay tại gia đình, bạn vẫn nên có bộ dụng cụ sơ cứu để việc xử lý các chấn thương sẽ nhanh hơn, kịp thời hơn và tránh dẫn đến những hậu quả ngoài ý muốn.
- Đảm bảo đáp ứng đúng quy định của Nhà Nước và Bộ Y Tế: Thông tư số 19/2016/TT-BYT được ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2016 đã quy định buộc phải trang bị bộ dụng cụ cấp cứu y tế tại nơi làm việc tùy theo số lượng nhân viên lao động. Do vậy, mua sắm bộ dụng cụ sơ cấp cứu vừa là để thực hiện đúng theo quy định của Nhà Nước vừa là cách thể hiện tính trách nhiệm của doanh nghiệp với sự an toàn của người lao động.
Bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm thông tin về bộ dụng cụ cấp cứu cũng như tính cấp thiết của các sản phẩm này. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho các bạn.