Bé không chịu rơ lưỡi có thể dẫn đến nhiều hệ lụy như: nấm lưỡi, khoang miệng xuất hiện tưa và các mảng trắng gây chán ăn, bỏ bú mẹ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng của trẻ nhỏ. Vậy vì sao bé không chịu hợp tác khi thấy mẹ cho miếng gạc vào miệng? Mời bạn cùng tham khảo một số mẹo dùng gạc lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách ngay dưới đây.
Toc
1. Vì sao phải rơ lưỡi cho trẻ thường xuyên?
Rơ lưỡi là một cách để làm sạch khoang miệng cho trẻ nhỏ. Đối với trẻ uống sữa ngoài (sữa bột) thì việc rơ lưỡi thường xuyên lại càng quan trọng hơn. Khi uống sữa, một lượng bột cặn sẽ đọng lại ở lưỡi, tạo thành các mảng trắng. Khi các mảng trắng này dày lên thì trở thành nguyên nhân dẫn đến tình trạng nấm lưỡi, chán ăn, tưa miệng làm ảnh hưởng đến vòm họng và sức khỏe răng miệng.
Tần suất phù hợp nhất để rơ lưỡi cho các trẻ là 2-3 ngày/ lần. Hoặc các mẹ có thể tự kiểm tra mức độ mảng trắng trên lưỡi trẻ để điều chỉnh cho phù hợp. Các mẹ tuyệt đối không được chủ quan, hãy thường xuyên chú ý việc theo dõi tình trạng lưỡi của trẻ để bảo vệ các bé không mắc phải những bệnh lý trên.
Ảnh: @Internet
Bài viết liên quan:
- Chuyên mục giải đáp: Trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi?
- Một số cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn, đơn giản và hiệu quả tại nhà
2. Một số lý do khiến bé không chịu rơ lưỡi
Với những mẹ lần đầu nuôi con sẽ không tránh khỏi những lúng túng khi rơ lưỡi cho trẻ, nhất là trường hợp bé không chịu hợp tác cùng mẹ. Vậy những lý do nào khiến bé không chịu rơ lưỡi?
2.1. Bé không chịu rơ lưỡi do sợ hãi
Đây có lẽ là lý do lớn nhất khiến bé không chịu rơ lưỡi. Đã có rất nhiều mẹ đau đầu, thậm chí là stress khi vừa cho gạc vào miệng bé đã khóc, giãy mạnh để tránh khỏi hành động của mẹ. Lúc này, các mẹ sẽ có xu hướng là mặc kệ con và tiếp tục đánh lưỡi dù con có khóc to hơn. Tuy nhiên, đây không phải là cách tốt vì nó vô tình đã để lại cho trẻ một tâm lý sợ hãi. Từ đó trẻ dễ bị ám ảnh và có xu hướng tiếp tục gào thét to hơn nữa, nhất quyết không chịu hợp tác cùng mẹ ở những lần sau
2.2. Bé không cho rơ lưỡi do sai thời điểm phù hợp
Đây cũng là một trong những nguyên nhân rất phổ biến mà các mẹ thường ít để ý đến. Nhiều mẹ thường cho rằng rơ lưỡi là một việc làm khá đơn giản và có thể thực hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên quan niệm trên là hoàn toàn sai lầm. Bởi trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng tương tự như người lớn chúng ta, sẽ có tâm trạng riêng vào tuỳ từng thời điểm. Chẳng hạn như khi trẻ đang buồn ngủ, mệt mỏi, viêm họng hay sốt sau tiêm. Nếu mẹ vô tình tự ý đè con ra để làm vệ sinh răng miệng thì việc bé không cho rơ lưỡi là điều dễ hiểu.
Ảnh: @Internet
2.3. Bé không chịu rơ lưỡi do mẹ làm quá mạnh tay
Việc muốn giữ cho vấn đề răng miệng của trẻ được đảm bảo thật sạch sẽ là tâm lý chung của nhiều mẹ. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá nôn nóng, tránh để rút ngắn lại quá trình đánh tưa lưỡi mà dùng lực quá mạnh để chà sát lên lưỡi bé hoặc thực hiện rơ lưỡi quá nhiều lần. Đây là việc làm tuyệt đối không được khuyến khích vì rất có thể làm lưỡi của trẻ bị tổn thương, khiến con sinh ra tâm lý hoảng sợ. Những lần sau khi trẻ thấy mẹ chuẩn bị rơ lưỡi chắc chắn sẽ lập tức không hợp tác.
2.4. Bé không cho rơ lưỡi do ghét mùi vị dung dịch rơ lưỡi
Một nguyên nhân nữa có thể làm bé không chịu rơ lưỡi đó là do dung dịch rơ lưỡi. Các biện pháp rơ lưỡi thường được áp dụng phổ biến là rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý, lá hẹ, rau ngót,… Mặc dù đây là những cách làm tương đối an toàn cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Tuy nhiên mỗi bé sẽ có một cá tính khác nhau, sinh ra sự yêu ghét vị giác khác nhau. Do đó không phải cách làm nào cũng phù hợp để áp dụng cho bé yêu của bạn. Khi trẻ không chịu được mùi vị của loại rau lá, dung dịch nước muối nào đó sẽ dẫn đến hành vi quấy khóc, khó chịu và không hợp tác với mẹ. Vậy, phải làm thế nào khi bé không chịu rơ lưỡi?
Ảnh: @Internet
3. Một số mẹo giúp trẻ ngoan ngoãn hợp tác hơn khi mẹ rơ lưỡi
Dưới đây là một số mẹo mà các mẹ có thể áp dụng thử khi bé không chịu rơ lưỡi.
3.1. Tạo cảm giác thích thú cho trẻ
Các mẹ hãy hướng sự chú ý của trẻ đến một đối tượng khác để làm trẻ vui và thích thú. Mẹ có thể đưa đồ chơi con thích trước tầm mắt để làm trò, hoặc có thể mở nhạc mà bé thích để bé quên đi. Lúc này tâm trạng vui thích sẽ khiến bé quên đi cảm giác mẹ đang rơ lưỡi.
3.2. Tìm thời điểm phù hợp để thực hiện
Thời điểm phù hợp nhất để các mẹ rơ lưỡi cho trẻ đó là khi vừa tắm xong. Đây là lúc bé đang có cảm giác thoải mái và thư thái nhất. Các mẹ hãy nhân cơ hội này để thực hiện rơ lưỡi, hãy làm thật nhẹ tay để bé tập làm quen trước. Đây cũng thời điểm tốt để các mẹ có thể thực hiện các công tác vệ sinh khác như: ngoáy tai, xông mũi,..
Ngoài ra, việc rơ lưỡi cho bé cũng được khuyên rằng nên thực hiện vào buổi sáng sớm khi trẻ vừa ngủ dậy và bụng còn đang đói để tránh gặp phải tình trạng nôn trớ.
Ảnh: @Internet
3.3. Sử dụng các dung dịch rơ lưỡi có mùi vị thích hợp với con
Dung dịch rơ lưỡi cũng là một yếu tố quyết định liệu trẻ có hợp tác cho mẹ rơ lưỡi hay không. Mẹ có thể thử qua các cách rơ lưỡi cho bé bằng mật ong, rau ngót, nước muối sinh lý hoặc lá hẹ để tìm ra đâu là hương vị khiến bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất. Nếu trẻ yêu thích một loại hương vị nào thì khi đó mẹ sẽ dễ dàng nhận ra ngay bởi thái độ hợp tác của bé. Lúc này việc rơ lưỡi cho con chắc chắn sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Trên đây là những chia sẻ mới nhất, đầy đủ nhất về việc bé không chịu rơ lưỡi. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng việc rơ lưỡi cho bé sẽ trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn với mẹ nhờ những mẹo trên đây. Chúc mẹ cùng con yêu lúc nào cũng thật vui khoẻ!