Thiết Bị Y Tế Tâm Lan https://thietbiytetamlan.com Công ty sản xuất vật tư y tế, dụng cụ y khoa Fri, 16 Aug 2024 02:05:58 +0000 vi hourly 1 https://thietbiytetamlan.com/wp-content/uploads/2024/07/cropped-logo-32x32.png Thiết Bị Y Tế Tâm Lan https://thietbiytetamlan.com 32 32 Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không? https://thietbiytetamlan.com/co-nen-ro-luoi-cho-tre-so-sinh/ https://thietbiytetamlan.com/co-nen-ro-luoi-cho-tre-so-sinh/#respond Fri, 16 Aug 2024 02:25:17 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/co-nen-ro-luoi-cho-tre-so-sinh/ Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hàng ngày hay không là câu hỏi rất thường gặp và được nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm khi chăm sóc con nhỏ. Rơ lưỡi chính là biện pháp vệ sinh răng miệng an toàn cho bé trong giai đoạn bé chưa mọc răng đủ. Mẹ cần làm gì để vệ sinh răng miệng cho bé? Có nên rơ lưỡi cho bé? Hãy cùng Tâm Lan khám phá lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

Việc ăn uống, bú sữa của trẻ nhỏ diễn ra đều đặn mỗi ngày, tương tự như người lớn. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi còn quá nhỏ để có thể biết tự vệ sinh răng miệng cho bản thân. Vì vậy, đây là vấn đề quan trọng mà các mẹ nên lưu ý thay cho trẻ.

co nen ro luoi cho tre

Ảnh: @Internet

Quá trình ăn uống lâu ngày khiến khoang miệng, bề mặt lưỡi hình thành nên các mảng bám, đốm trắng… Về lâu dài, đây sẽ là nơi vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi bên trong khoang miệng, gây nên các tình trạng viêm nướu, viêm lợi, nấm lưỡi,… Tuy không gây nguy hiểm nhưng bệnh sẽ khiến bé khó chịu, đau xót khi ăn và thường xuyên quấy khóc, mất ngủ. Về lâu dài, bé có khả năng hình thành thói quen biếng ăn, dễ dẫn đến tình trạng thiếu cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Ảnh: @Internet

Lúc này các mẹ tự hỏi, liệu có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không? Câu trả lời là “chắc chắn rồi”! Bởi việc rơ lưỡi là biện pháp nhẹ nhàng nhưng đem lại hiệu quả cực lớn. Thường xuyên rơ lưỡi, rơ miệng là một cách vệ sinh tốt giúp khoang miệng của bé được đảm bảo sạch sẽ, ngăn ngừa vi khuẩn hình thành và trú ẩn.

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hàng ngày?

Việc rơ lưỡi cho bé giúp loại bỏ các mảng bám trắng trên lưỡi hình thành khi trẻ nhỏ ăn uống hoặc bú sữa mẹ. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh cũng có tầm quan trọng tương tự như việc người lớn cần đánh răng mỗi ngày.

Thế nhưng, có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hàng ngày hay không? Bạn hoàn toàn có thể rơ lưỡi cho bé hàng ngày; hoặc ít hơn thì cách ngày nên đánh tưa lưỡi cho bé một lần. Đặc biệt cần lưu ý, không thực hiện nhiều hơn 1 lần 1 ngày. Bởi trẻ sơ sinh còn quá nhỏ nên rất dễ nhạy cảm. Việc bạn làm vệ sinh răng miệng cho bé quá nhiều có thể vô tình khiến bé yêu bị đau, xót lưỡi.

co nen ro luoi cho tre so sinh hang ngay

Ảnh: @Internet

Vậy cách rơ lưỡi cho sơ sinh nên được thực hiện như thế nào? Mời bạn cùng Tâm Lan đọc tiếp chuyên mục bên dưới nhé!

Hướng dẫn cách rơ lưỡi cho bé tại nhà

  • Bước 1: Mẹ nên chú ý vệ sinh sạch sẽ tay bằng xà phòng trước khi bắt đầu rơ lưỡi cho bé, đồng thời chuẩn bị một chút nước ấm để nguội.
  • Bước 2: Đeo miếng gạc lưỡi vào ngón tay trỏ sau đó nhúng vào các hỗn hợp đã chuẩn bị để rơ lưỡi cho bé như mật ong nguyên chất, nước cốt rau ngót, lá hẹ…
  • Bước 3: Bế trẻ vào lòng, đầu trẻ để ngang ngực mẹ và nằm trên cánh tay mẹ, một bàn tay mẹ giữ sau mông bé đảm bảo an toàn.
  • Bước 4: Dùng ngón tay trở mang miếng gạc lau nhẹ qua môi trẻ, từ từ đến 2 bên vùng má, rồi cuối cùng là vùng lưỡi trẻ. Lưu ý cần phải thật nhẹ tay, tránh cọ xát mạnh gây tổn thương khoang miệng hoặc khiến trẻ nôn ọe.
  • Bước 5: Mẹ hoặc ba cần nói chuyện khiến bé vui vẻ, phân tâm sẽ tránh tình trạng quấy khóc của trẻ trong quá trình rơ lưỡi.
tre so sinh co nen ro luoi khong

Ảnh: @Internet

Một số cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đơn giản

Sau khi có được lời giải đáp cho câu hỏi “có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không”, chắc hẳn mẹ cũng khá quan tâm đến biện pháp, cách thức thực hiện vấn đề vệ sinh răng miệng để đảm bảo an toàn cho bé. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan sẽ chia sẻ thêm một số cách rơ lưỡi cho trẻ sau đây để các mẹ tiện tham khảo…

Cách đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong chỉ nên áp dụng với bé đã được 1 tuổi, hệ tiêu hóa của bé đã có sự hoàn thiện nhất định giúp giảm thiểu tình trạng dị ứng hay ngộ độc mật ong.

co nen ro luoi cho tre so sinh khong

Ảnh: @Internet

Cách rơ lưỡi cho bé bằng rau ngót

Đây là một cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh khá phổ biến đã lưu truyền từ rất lâu và được nhiều các bà mẹ sử dụng hàng ngày để vệ sinh răng miệng cho bé.

Cách rơ lưỡi cho trẻ với lá hẹ 

Lá hẹ là một nguyên liệu tốt dùng để chữa các vấn đề răng miệng cho trẻ sơ sinh bởi chứa các thành phần kháng sinh tự nhiên, tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển và giảm thiểu các vi khuẩn có hại. Cách rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ đem lại hiệu quả tốt nên được các mẹ rất tin tưởng sử dụng.

Ngoài ra còn một số biện pháp khác cũng khá phổ biến đó là rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý. Các mẹ có thể lưu ý tuỳ chọn phương pháp phù hợp với con yêu của mình.

Những lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

  • Các dụng cụ sử dụng để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh cần đảm bảo được mua tại các nhà thuốc hoặc cửa hàng thiết bị vật tư y tế chính hãng, uy tín.
  • Nên sử dụng các loại gạc rơ lưỡi chính hãng, đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh để rơ lưỡi cho bé hằng ngày.
  • Cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, hoặc các bà mẹ đã từng có kinh nghiệm để đảm bảo rơ lưỡi đúng cách và an toàn cho bé.
  • Nên rơ lưỡi cho bé vào buổi sáng khi mới thức dậy, bụng bé còn đói để tránh tình trạng nôn ói.
  • Mẹ cần đặc biệt chú ý vệ sinh sạch sẽ tay của mình tránh vi khuẩn xâm nhập vào miệng bé; nên chú ý sử dụng lực thật nhẹ nhàng tránh tổn thương miệng bé.
co nen danh tua luoi cho tre so sinh

Ảnh: @Internet

Trên đây là một số thông tin hữu ích về vấn đề có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không và cách rơ lưỡi như thế nào cho đúng, đảm bảo an toàn. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng rằng qua bài viết này, các mẹ sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích để việc vệ sinh răng miệng cho bé yêu trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn.

]]>
https://thietbiytetamlan.com/co-nen-ro-luoi-cho-tre-so-sinh/feed/ 0
Rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý cho trẻ được không? https://thietbiytetamlan.com/ro-luoi-bang-nuoc-muoi-sinh-ly/ https://thietbiytetamlan.com/ro-luoi-bang-nuoc-muoi-sinh-ly/#respond Sun, 14 Jul 2024 02:17:57 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/ro-luoi-bang-nuoc-muoi-sinh-ly/ Rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý là biện pháp vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh bằng gạc đánh tưa lưỡi kết hợp chai dung dịch natri clorid. Cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan tìm hiểu qua cách rơ lưỡi này để trau dồi thêm kiến thức chăm sóc cho bé yêu thật chu toàn bạn nhé!

Tại sao cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên bú sữa mẹ, uống sữa ngoài hoặc ăn dặm các loại thực phẩm dinh dưỡng khác. Tuy nhiên vì các bé còn quá nhỏ, chưa đủ khả năng tự làm vệ sinh răng miệng, việc ăn uống lâu ngày khiến cho vi khuẩn tích tụ, sinh sôi bên trong khoang miệng. Điều này dễ khiến cho lưỡi của các bé bị bám những cặn sữa trắng hoặc vàng. Những mảng bám trong khoang miệng bé lâu ngày sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, cha mẹ cần thực hiện rơ lưỡi cho bé thường xuyên để tránh vi khuẩn cũng như nấm phát triển.

ro luoi cho be bang nuoc muoi sinh ly

Ảnh: @Internet

Trẻ sơ sinh không được rơ lưỡi thường xuyên có tỷ lệ mắc nấm, nhiễm khuẩn tăng cao. Điều này dẫn đến trẻ biếng ăn, không bú, quấy khóc và hơi thở của bé cũng có phần chua, khó chịu.


Có thể bạn quan tâm:

  • Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không?
  • Một số cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn, đơn giản và hiệu quả tại nhà

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý được không?

Các mẹ thường hay sử dụng nước muối sinh lý dùng để rơ lưỡi cho bé vì đây là cách phổ biến và dễ thực hiện nhất. Bởi thao tác không quá phức tạp, tiện dụng thậm chí cha mẹ có thể tự pha nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh.

Theo bác sĩ nha khoa, rơ lưỡi trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý tuy đem lại hiệu quả nhanh và phòng ngừa vi khuẩn nhất định. Thế nhưng vào giai đoạn này đối với trẻ nhỏ, việc thực hiện lâu ngày vô tình khiến cho các khoáng chất có trong muối ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Nghiêm trọng hơn có thể khiến bé dị ứng, rối loạn chức năng tiêu hóa và các chức năng liên quan khác.

ro luoi cho tre so sinh bang nuoc muoi sinh ly duoc khong

Ảnh: @Internet

Cho nên cha mẹ chỉ nên rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý đối khi bé từ 5-6 tháng tuổi trở nên để đảm bảo an toàn tốt nhất. Đối với những trẻ sơ sinh dưới 5 tháng tuổi các mẹ nên vệ sinh cho bé theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con mình.

Sử dụng nước muối sinh lý dùng để rơ lưỡi cho bé không phải là cách thức duy nhất, ngoài ra còn có nhiều cách để các mẹ giúp bé làm sạch mảng bám trên lưỡi. Về mức độ hiệu quả thì các phương thức đều cho kết quả tương tự nhau. Tuy nhiên mỗi cách lại phù hợp với một nhóm tuổi riêng và còn ảnh hưởng rất nhiều từ cơ địa của mỗi bé.

Rơ lưỡi trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý ngày mấy lần?

Tùy từng lứa tuổi mà những loại sữa cha mẹ cung cấp cho mỗi bé là khác nhau. Vì vậy những cặn sữa bám lại trong khoang miệng bé cũng cần tìm hiểu và cách vệ sinh khác nhau. Trước khi lựa chọn rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, các mẹ cần hiểu con mình đang ở độ tuổi nào và ăn những thức ăn như thế nào. Sau đó việc sử dụng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho bé được chia làm các mức độ cụ thể như sau:

Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn

Nguồn sữa mẹ là sữa tự nhiên, hoàn toàn không pha tạp nên lượng cặn bám đọng lại trên lưỡi của bé sẽ ít hơn rất nhiều. Nếu trẻ sơ sinh bú mẹ trực tiếp thì lượng cặn sữa bám sẽ càng ít hơn nữa do có cọ xát với đầu ti của mẹ. Vì vậy việc thực hiện rơ lưỡi cho bé chỉ cần làm 2 tuần 1 lần hoặc 2-3 ngày 1 lần.

ro luoi cho be so sinh bang nuoc muoi sinh ly

Ảnh: @Internet

Trẻ bú mẹ và kết hợp với sữa ngoài

Không như nguồn sữa mẹ tự nhiên, các loại sữa công thức, sữa bột pha ngoài chứa nhiều hỗn tạp. Vì vậy lượng cặn sữa bám trên lưỡi bé sẽ nhiều hơn trẻ chỉ bú mẹ. Cho nên các mẹ cần thực hiện rơ lưỡi cho con hàng ngày. Để loại bỏ hết những cặn sữa gây lên mùi chua và tạo điều kiện cho nguồn vi khuẩn xâm nhập.

Trẻ bú ngoài hoàn toàn 100%

Đối với trẻ sơ sinh bú ngoài 100% các bà mẹ nên vệ sinh cho con mình 2 lần một ngày. Nếu không thực hiện vệ sinh cho con thường xuyên, trẻ có nguy cơ bị tưa lưỡi, nấm miệng hoặc nhiễm khuẩn như viêm lợi, viêm họng. Điều này không những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chế độ ăn của con mà còn khiến trẻ quấy khóc cha mẹ cũng mệt mỏi theo.

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Cách sử dụng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tuy rất đơn giản nhưng nếu như các bà mẹ không chuẩn bị và tìm hiểu kĩ càng thì sẽ gặp nhiều rắc rối, bỡ ngỡ. Dưới đây là cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý chuẩn nhất mà các mẹ cần thực hiện.

cach ro luoi cho tre so sinh bang nuoc muoi sinh ly

Ảnh: @Internet

Bước 1: Chuẩn bị băng gạc rơ lưỡi và chai nước muối sinh lý loại 0.9%. Hoặc các mẹ cũng có thể tự pha muối sạch với nước ấm theo tỷ lệ nhất định để vệ sinh cho bé.

Bước 2: Trước khi tiến hành cha mẹ cần vệ sinh sạch tay để tránh là nguồn lây nhiễm vào miệng của bé

Bước 3: Sử dụng băng gạc rơ lưỡi chuyên dụng cuốn quanh đầu ngón tay rồi thấm vào nước muối sinh lý

Bước 4: Đặt bé nằm trong lòng và dùng tay có băng gạc thấm nước muối sinh lý rơ xung quanh miệng, nướu, hai bên má và cuối cùng là đến phần lưỡi của bé

Các mẹ lưu ý rằng, chỉ nên thực hiện rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý vào buổi sáng, trước khi ăn 10 phút. Tuyệt đối không thực hiện sau khi bé ăn no, vì có thể khiến bé trớ, nôn hết phần sữa đã được ăn trước đó.

Nên rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý loại nào?

Để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho bé, các mẹ nên rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý 100% tinh khiết. Nồng độ natri clorid được các chuyên gia y tế khuyên dùng là 0,9%, không gây kích ứng hay bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào cho trẻ. Sản phẩm thường được bày bán phổ biến tại các nhà thuốc tây với giá thành tương đối phải chăng.

ro luoi bang nuoc muoi sinh ly cho tre

Ảnh: @Internet

Rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý là một trong những biện pháp vệ sinh răng miệng hữu ích cho trẻ mà Thiết Bị Y Tế Tâm Lan muốn chia sẻ đến bạn. Nếu còn băn khoăn gì về vấn đề này, hãy để lại phản hồi bên dưới bài viết để được tư vấn thêm bạn nhé!

]]>
https://thietbiytetamlan.com/ro-luoi-bang-nuoc-muoi-sinh-ly/feed/ 0
Ráy tai màu đen tiết lộ điều gì? Nguyên nhân & cách khắc phục? https://thietbiytetamlan.com/ray-tai-mau-den/ https://thietbiytetamlan.com/ray-tai-mau-den/#respond Sun, 14 Jul 2024 02:17:39 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/ray-tai-mau-den/ Ráy tai màu đen hoặc màu nâu, ướt hay có mùi là bệnh gì? Có đáng lo không? Ráy tai tiết lộ tình trạng sức khoẻ. Khi lấy ráy tai, nếu phát hiện bông ngoáy tai có dấu hiệu lạ thì có khả năng bạn đã bị viêm nhiễm liên quan tai mũi họng. Hãy cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé

Ráy tai màu đen là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Khi ngoáy tai, nếu bắt gặp tình trạng ráy tai màu đen trên bông tăm thì cũng đừng quá lo lắng bởi đây cũng chỉ là một hiện tượng hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu vấn đề này tái diễn trong một khoảng thời gian dài dù bạn thường xuyên vệ sinh tai cẩn thận thì lúc này nên cẩn trọng xem xét, tham vấn ý kiến của bác sĩ.

Vì sao gặp tình trạng ráy tai đen?

Hiện có nhiều nguyên do được xem là tác nhân dẫn đến tình trạng ráy tai đen. Trong đó, 3 nguyên nhân phổ biến có thể kể đến là:

Ráy tai đen do tổn thương hoặc viêm bên trong tai

ray tai co mau den

Ảnh: @Internet

Hiện nay các bệnh liên quan đến tai là rất phổ biến ví dụ như viêm tai giữa, viêm tai ngoài… Hầu hết những bệnh này đều gây ra cho người bệnh những bất tiện nhất định như: ráy tai bị ướt, có mùi, thậm chí là chảy mủ. Nếu không được vệ sinh cẩn thận, thường xuyên, vi khuẩn và chất bẩn sẽ bị ứ đọng bên trong tai gây ù tai. Về lâu dài có khả năng gây tổn thương các vùng liên quan như mũi, họng và thậm chí tạo ra những màng ráy tai màu đen trong ống tai gây giảm thính lực.

Ráy tai đen do ngoáy tai sai cách 

Nguyên nhân gây ráy tai đen thứ hai có thể là do sử dụng các dụng cụ ngoáy tai sắc nhọn đưa sâu vào bên trong. Nhiều người có thói quen ngoáy tai như thế này bởi cho rằng càng đưa que lấy ráy tai vào sâu sẽ lấy đi được lớp ráy tận sâu trong ống tai. Tuy nhiên, ráy tai chỉ nằm trọn vẹn ở ống tai ngoài và rất mỏng nhẹ. Chỉ cần một chiếc tăm bông là đủ để bạn có thể vệ sinh tai sạch sẽ. Do đó, nếu ngoáy tai sai cách có thể dẫn đến các chất bẩn bị đẩy sâu vào bên trong tai, lâu dần tích tụ thành các cục ráy tai màu đen chèn ép lên màng nhĩ.

Ráy tai màu đen do lâu ngày không lấy ráy

ray tai den do lau ngay khong lay ray

Ảnh: @Internet

Mặc dù ráy tai được biết đến như là một lớp màng ngăn chặn vi khuẩn, nước và nấm tấn công tai, gây hại cho thính giác. Nhưng bạn cũng đừng vì thế mà cho rằng ngoáy tai là việc làm dư thừa và lơ là vấn đề vệ sinh cho tai. Cách tốt nhất là nên lấy ráy tai đều đặn theo chu kì để tai được thông thoáng, hạn chế tích tụ bụi bẩn và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển bên trong ống tai, dẫn đến tình trạng ráy tai đen.

Ráy tai màu đen phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn như thế nào?

Các bác sĩ cho biết, tình trạng sức khỏe của bạn sẽ được phản ánh trực tiếp qua màu của ráy tai. Do được hình thành theo một cơ chế tự nhiên phụ thuộc vào cơ địa, môi trường sống, tuổi tác, yếu tố di truyền nên một phần có thể tiết lộ được thể trạng của bạn.

Thông thường, màu bình thường của ráy tai và phản ánh được một sức khỏe tốt là màu vàng hơi đậm hoặc màu nâu. Những màu sắc này được tạo ra do ráy tai có chứa bụi bẩn và nước do tắm gội kết hợp lại.

Tuy nhiên, khi phát hiện ráy tai đen bạn cũng không nên quá lo lắng vì có thể là do bạn đang thực hiện vệ sinh tai và lấy ráy tai chưa đúng cách.

ray tai cho mau den

Ảnh: @Internet

Cách điều trị tận gốc ráy tai màu đen

Điều trị ráy tai đen tại nhà

Do ráy tai màu đen chỉ là một bệnh lý không quá nguy hiểm nên bạn có thể an tâm tự điều trị tại nhà bằng một số cách như:

  • Sử dụng thuốc nhỏ tai: Đây là cách để làm ráy tai màu đen trở nên mềm hơn, kém kết dính hơn. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng loại bỏ được ráy nhanh chóng và an toàn hơn.
  • Can thiệp tưới tai: Đây là một cách điều trị khá tốt cho ráy tai màu đen. Đó là bơm một loại dung dịch vệ sinh tai vào bên trong để lấy đi các chất bẩn. Tuy nhiên, biện pháp này cần có sự giúp đỡ của người thân để giúp quá trình tưới tai được chính xác và hiệu quả hơn.

Thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa

Nếu bạn không yên tâm với các phương pháp tại gia thì có thể đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để nhận được sự trợ giúp, thăm khám từ các bác sĩ.

Với các phương pháp điều trị chuyên sâu, bác sĩ sẽ giúp bạn xử lý được tận gốc tình trạng ráy tai màu đen.

Ngoài ra, tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng sẽ khiến bạn trở nên an tâm hơn và tâm lý chữa bệnh cũng tốt hơn. Thường các bác sĩ sẽ sử dụng các liệu pháp như: tiến hành hút ráy, vệ sinh lại tai và phát thuốc bôi hoặc nhỏ tai.

ray tai mau den co mui hoi

Ảnh: @Internet

Vệ sinh tai như thế nào để đảm bảo sức khỏe tai mũi họng

Rất nhiều bạn đang thắc mắc nên vệ sinh tai như thế nào để không gặp tình trạng ráy tai màu đen? Bạn có thể tham khảo một số cách an toàn và hiệu quả dưới đây:

  • Tuyệt đối không sử dụng các vật sắc nhọn để lấy ráy, hãy dùng tăm bông hoặc các dụng cụ lấy ráy chuẩn y tế để nhẹ nhàng ngoáy theo đường vòng tròn trong tai.
  • Trước khi lấy ráy bạn có thể rửa qua tai bằng nước ấm để ráy tai mềm hơn. Lưu ý không đổ trực tiếp nước vào bên trong tai bạn nhé.
  • Đặc biệt, tuyệt đối không nên lấy ráy tai tại các điểm cắt tóc, gội đầu. Bởi các dụng cụ ngoáy tai bằng que nơi đây được sử dụng chung cho rất nhiều khách hàng, vừa không đảm bảo vệ sinh vừa có nhiều nguy cơ lây nhiễm.
  • Không ngoáy sâu hoặc thư giãn tai bằng cách tác động mạnh vào vành tai vì có thể dẫn đến ù tai, giảm thính lực.

Trên đây là toàn bộ những vấn đề liên quan đến ráy tai màu đen cùng các nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng viêm nhiễm. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe tai mũi họng đúng cách. Đừng quên bookmark để kịp thời cập nhật các tin tức y khoa mới nhất tại đây bạn nhé!

]]>
https://thietbiytetamlan.com/ray-tai-mau-den/feed/ 0
Sử dụng dung dịch xịt tan ráy tai cho bé, nên hay không nên? https://thietbiytetamlan.com/xit-tan-ray-tai-cho-be/ https://thietbiytetamlan.com/xit-tan-ray-tai-cho-be/#respond Fri, 12 Jul 2024 02:15:44 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/xit-tan-ray-tai-cho-be/ Xịt tan ráy tai cho bé có thực sự cần không? Tai của trẻ là một bộ phận rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nếu ba mẹ vệ sinh tai sai cách. Ngoài tăm bông và dùng cụ lấy ráy tai thông thường, thuốc xịt phun sương tan ráy tai hiện nay cũng đang là sản phẩm được nhiều mẹ tin dùng. Vậy các loại chai xịt này có những đặc điểm gì nổi bật, cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Một số cách lấy ráy tai thông thường

Việc làm vệ sinh tai khá đơn giản và chắc cũng quá quen thuộc với bất cứ ai trong chúng ta. Điển hình như vệ sinh tai bằng tăm bông, lấy ráy bằng que inox, xịt tan ráy tai hay dùng khăn ướt lau tai…

  • Đối với việc sử dụng khăn xô nhúng ướt để lau: Cách làm này tương đối thuận tiện cho các mẹ tuy nhiên lại không đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ nhỏ.
  • Trường hợp sử dụng đồ ngoáy ráy kim loại: Đây sẽ là biện pháp cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ hiếu động vì chỉ cần trẻ giãy mạnh có thể khiến tai bị tổn thương.
  • Sử dụng xịt tan ráy tai cho bé: Đây là một giải pháp mới hỗ trợ vệ sinh tai dễ dàng hơn cho trẻ. Chai xịt tan ráy tai cho bé thường được sử dụng kết hợp với tăm bông để giữ cho tai được khô thoáng. Các mẹ lưu ý nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng để tránh dùng sai cách.
xit ray tai cho tre

Ảnh: @Internet

Những nguy hiểm tiềm ẩn khi sử dụng dụng cụ cứng để ngoáy tai 

Nhiều mẹ có thói quen sử dụng tăm bông hoặc thậm chí là các dụng cụ bằng inox để ngoáy tai cho trẻ. Có lẽ rất nhiều mẹ chưa biết hết được những nguy hiểm có thể xảy ra nếu mẹ vệ sinh tai sai cách.

  • Gây chảy máu bên trong. Do tai trẻ vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển và vô cùng nhạy cảm. Chỉ cần mẹ sơ suất gây tổn thương vào các bộ phận bên trong tai, thì rất có thể dẫn đến chảy máu trong, gây ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ.
  • Gây thủng màng nhĩ: Việc ngoáy tai quá sâu, dùng lực mạnh hoặc dùng các vật sắc nhọn sẽ là tác nhân gây thủng màng nhĩ ở trẻ. Khi ngoáy tai, mẹ chỉ được ngoáy sâu nhất vào khu vực ống tai, nếu cho vào sâu mẹ không kiểm soát được có thể chạm vào màng nhĩ và gây thủng. Lúc này không chỉ là thính lực bị giảm nữa mà bé có thể phải đối mặt với nguy cơ bị điếc vĩnh viễn.

Có nên dùng xịt tan ráy tai cho bé không?

Một giải pháp an toàn khác giúp giảm những tổn thương cho tai của trẻ mà các mẹ thường áp dụng chính là thuốc xịt tan ráy tai cho bé. Đây là sản phẩm được sử dụng để làm mềm ráy tai, sau một khoảng thời gian nhất định, ráy sẽ tự đẩy ra ngoài cửa tai. Lúc này, mẹ chỉ cần nhẹ nhàng dùng khăn mềm hoặc tăm bông lau đi là tai bé đã được đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng.

Xịt ráy tai cho bé giúp các bé đỡ hoảng sợ hơn khi lấy ráy tai cũng như giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc vệ sinh tai cho trẻ. Sản phẩm được sản xuất dưới dạng thuốc xịt ráy tai cho bé, thường được sử dụng khi bé có nhiều ráy tai khô, khó làm vệ sinh theo cách thông thường. Dung dịch giúp làm mềm ráy tai và tan ra bên ngoài, tiện lợi cho mẹ dùng tăm bông để ngoáy tai vệ sinh tai bé.

co nen su dung xit tan ray tai cho be

Ảnh: @Internet

Những ưu điểm của dung dịch tan ráy tai cho bé

Bảng thành phần lành tính

Dung dịch tan ráy tai cho bé là sản phẩm y tế an toàn và được các hộ sinh sử dụng trong khâu chăm sóc trẻ. Với chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên như: lá bạc hà, dầu oliu và sáp Paraffin, tuyệt đối không bao gồm bất kỳ hoạt chất gây hại nào. Do đó, các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không sợ làm ảnh hưởng đến các bộ phận trong tai của trẻ.

Xịt tan ráy tai cho bé có khả năng làm sạch tốt

Trẻ bị ráy tai nhiều sẽ thường xuyên bị ù tai, có thói quen đưa tay vào tai hoăc quấy khóc để tỏ ra khó chịu. Với cơ chế làm mềm ráy tai và đẩy ra ngoài, chắc chắn xịt lấy ráy tai cho bé là một liệu pháp có khả năng làm sạch tốt nhất. Sản phẩm giúp tránh được tình trạng ráy tai tích tụ lâu ngày và tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập. Tai sau khi được vệ sinh sẽ thông thoáng hơn, tạo thính lực ổn định hơn, trẻ sẽ thoải mái hơn.

Xịt ráy tai cho bé dễ dàng mà không gây tổn thương

Xịt lấy ráy tai là giải pháp thay thế tốt nhất cho các dụng cụ lấy ráy sắc nhọn tránh để lại những tổn thương cho tai của trẻ. Ngoài ra, ráy tai sau khi xịt tan sẽ được khử độ dính, lúc này các mẹ chỉ cần dùng khăn mềm là có thể dễ dàng lấy ra mà không làm ảnh hưởng đến tai. Bên cạnh đó, thuốc xịt tan ráy tai sẽ giúp phòng tránh các bệnh liên quan đến tai như: nấm tai, viêm tai giữa,…

xit lay ray tai cho be

Ảnh: @Internet

Cách sử dụng xịt tan ráy tai cho bé

Hướng dẫn sử dụng xịt tan ráy tai cho bé

  • Với trẻ có ráy tai khô, và cứng thì mẹ nên sử dụng ngày 3 lần. Mỗi lần sẽ xịt khoảng 3 nhát.
  • Với trẻ có ráy tai ướt thì mẹ có thể sử dụng ngày 2 lần.
  • Sau khi đã xịt dung dịch vào tai thì hãy giữ trong tai ít nhất từ 3-5 phút để sản phẩm có thể làm mềm được ráy tai và tự đào thải ra ngoài
  • Sau khi nghiêng tai để đẩy dung dịch ra ngoài, mẹ nên dùng khăn mềm hoặc bông tăm có đầu nhỏ, siêu mềm để lấy nốt ráy tai còn sót lại.
  • Cứ cách 2 tuần, mẹ nên xịt tan ráy tai cho bé trong 2-3 ngày liên tục để đảm bảo giữ cho tai luôn sạch sẽ và thông thoáng

Một số lưu ý khi sử dụng sản phẩm xịt tan ráy tai cho bé

  • Các mẹ chỉ nên sử dụng thuốc xịt khi thấy tai trẻ có nhiều ráy, tai bị chảy nước hoặc dịch mủ.
  • Nên dùng khi trẻ đã ngủ hoặc giữ trẻ không cho động đậy để thuốc xịt được vào đúng vị trí của tai
  • Sản phẩm cũng có thể dùng cho người lớn đang mắc các bệnh liên quan đến tai.
  • Sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn trên toa chỉ định.
  • Không dùng trong trường hợp bé đang bị viêm tai, đau nhức hay mắc bất kì triệu chứng bệnh nào liên quan đến tai.

Trên đây là những chia sẻ mới nhất về vấn đề xịt tan ráy tai cho bé. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng bài viết có thể đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích để việc chăm sóc bé yêu trở nên dễ dàng hơn!

]]>
https://thietbiytetamlan.com/xit-tan-ray-tai-cho-be/feed/ 0
Ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh có phải dấu hiệu bị viêm tai giữa? https://thietbiytetamlan.com/ray-tai-uot-mau-vang-o-tre-so-sinh/ https://thietbiytetamlan.com/ray-tai-uot-mau-vang-o-tre-so-sinh/#respond Tue, 09 Jul 2024 02:13:41 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/ray-tai-uot-mau-vang-o-tre-so-sinh/ Ráy tai chuyển sang màu vàng, chảy mủ hay có mùi hôi ở trẻ nhỏ là một trong những dấu hiệu phổ biến nhận biết tình trạng viêm tai giữa, viêm màng nhĩ… Vậy nguyên do xuất hiện ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh là gì? Có nghiêm trọng không? Cách xử lý lấy ráy tai cho bé như thế nào? Cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan tìm hiểu xem sao bạn nhé!

Điều cần biết về ráy tai ở trẻ em

Ráy tai được tạo thành bởi sự kết hợp giữa các chất tiết ra từ tuyến bã nhờn của ống tai ngoài và các tế bào da chết, lông tai. Ráy tai thường có màu nâu, xám, đỏ, cam hoặc vàng; có ráy tai khô, ráy tai ướt và ráy tai cứng. Trong một vài trường hợp, có thể thấy ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh, ráy tai ướt có mùi hôi…

Có rất nhiều người nhầm lẫn và cho rằng ráy tai chính là chất thải của cơ thể; thực tế không phải như vậy. Ráy tai được coi như một hàng rào bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập của những loài côn trùng nhỏ, dị vật… vào màng nhĩ. Đồng thời, ráy tai cũng giúp chống lại vi khuẩn, nấm và nước; hỗ trợ làm sạch ống tai ngoài.

ray tai tre so sinh mau vang

Ảnh: @Internet

Bởi những tác dụng to lớn ấy mà việc lấy ráy tai mỗi ngày là điều không cần thiết. Không còn ráy tai sẽ đồng nghĩa với việc ống tai bị mất đi lớp bảo vệ; dễ gây nguy hiểm cho tai. Chỉ nên lấy ráy tai cho bé trong trường hợp ráy tai được tiết ra quá nhiều; gây ngứa tai, đau tai, ù tai, viêm tai, làm giảm sức nghe của tai…


Có thể bạn quan tâm:

Ráy tai màu đen tiết lộ điều gì? Nguyên nhân & cách khắc phục?

[wpcc-iframe class=”wp-embedded-content” sandbox=”allow-scripts” security=”restricted” style=”position: absolute; clip: rect(1px, 1px, 1px, 1px);” title=”“Ráy tai màu đen tiết lộ điều gì? Nguyên nhân & cách khắc phục?” — Thiết Bị Y Tế Tâm Lan – Công ty Sản xuất Vật tư Y tế Dụng cụ Y khoa” src=”https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/ray-tai-mau-den/embed/#?secret=iWpZsJGCRO%23?secret=RBU9jJpRhK” data-secret=”RBU9jJpRhK” width=”500″ height=”282″ frameborder=”0″ marginwidth=”0″ marginheight=”0″ scrolling=”no”]


Ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh xuất hiện do đâu?

Thông thường, để ngăn cản sự xâm nhập của bụi bẩn, các dị vật, côn trùng nhỏ và vi khuẩn; tai của trẻ sẽ tiết ra ráy tai không màu. Bỗng nhiên một ngày mẹ phát hiện ráy tai có mùi, thấy xuất hiện ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh thì có thể là do một trong những nguyên nhân sau đây.

Tai trẻ tiết ra quá nhiều ráy tai

Một trong những nguyên do khiến tai trẻ xuất hiện ráy tai ướt có mùi hôi là do tích tụ quá nhiều ráy tai. Ngay lúc này, mẹ cần phải vệ sinh tai ngay cho bé để tránh tình trạng tai bị tắc nghẽn, ngăn chặn trường hợp ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

ray tai uot mau vang o tre

Ảnh: @Internet

Có thể trẻ đã bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa là nguyên nhân thường gặp nhất trong trường hợp ráy tai trẻ sơ sinh màu vàng. Sự tấn công của vi khuẩn, virus trong mũi và họng đã khiến tai giữa của trẻ bị nhiễm trùng; điều này đã khiến cho màng nhĩ bị tích tụ chất dịch màu vàng. Đồng thời, đây cũng là lý do khiến ráy tai của trẻ có mùi hôi.

Có thể trẻ bị viêm ống tai ngoài

Một nguyên do khác khiến trẻ sơ sinh xuất hiện ráy tai ướt màu vàng là do bệnh viêm ống tai ngoài do bị vi khuẩn, virus xâm nhập. Trẻ lớn cũng có thể bị mắc căn bệnh này, nhất là những trẻ thường xuyên bơi lội; khiến ống tai tiếp xúc nhiều với nước.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ có những dấu hiệu nào?

Như vậy, có thể thấy dấu hiệu ban đầu để nhận biết bệnh viêm tai giữa chính là xuất hiện ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, bệnh viêm tai giữa cũng xuất hiện ở những triệu chứng sau đây:

ray tai uot o tre so sinh

Ảnh: @Internet

  • Trẻ nhỏ quấy khóc nhiều do bị đau tai: triệu chứng nổi bật của viêm tai giữa chính là đau tai. Tuy nhiên do không thể diễn đạt bằng lời với bố mẹ nên nếu thấy bé yêu quấy khóc, khó chịu, khó ngủ hơn bình thường kèm theo ráy tai ướt màu vàng, mẹ nên chú ý đến căn bệnh này, lấy ráy tai cho bé và đưa bé đi khám kịp thời.
  • Trẻ lười ăn: đau tai làm cho trẻ khó nuốt, đồng thời ráy tai ướt màu vàng; vì vậy mà sẽ gây ra tình trạng chán ăn, lười ăn kéo dài.
  • Trẻ bị sốt: những cơn đau tai dai dẳng, ráy tai có mùi hôi có thể khiến bé yêu của mẹ gặp phải những cơn sốt tới hơn 39 độ.
  • Trẻ không muốn nằm ngửa khi ngủ: trẻ bị viêm tai giữa, ráy tai trẻ sơ sinh màu vàng thường sẽ thấy rất khó chịu khi nằm ngửa do chất dịch trong tai đổ dồn về phía màng nhĩ. Do vậy mà bé lăn qua lăn lại liên tục để giảm bớt những cơn đau tai, mẹ có thể lấy ráy tai hoặc cho trẻ lấy ráy tai ở bệnh viện để giảm tình trạng khó chịu.

Lấy ráy tai như thế nào để bé thấy dễ chịu?

Để đảm bảo an toàn cho đôi tai của con, ngăn chặn tình trạng ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh, mẹ cần biết cách vệ sinh, lấy ráy tai cho bé đúng cách. Sẽ có cách lấy ráy tai an toàn dành cho mỗi loại ráy tai khác nhau, mẹ hãy tham khảo nhé!

Trẻ sơ sinh có ráy tai khô

Để lấy ráy tai khô, mẹ cần cho trẻ nằm gối cao và nghiêng sang một bên; dùng khăn ẩm lau ngoài ống tai của trẻ. Sau đó, mẹ xoắn một đoạn ngắn khăn giấy mềm, mỏng rồi ngoáy nhẹ nhàng vào ống tai; điều này sẽ khiến ráy tai tự bám vào khăn và ra ngoài. Tuy nhiên, vật dụng hợp lý nhất được khuyến khích sử dụng cho trẻ vẫn nên là tăm bông. Bởi bông ngoáy tai có đầu bông nhỏ, chắc chắn, mềm mại và được tiệt trùng nên sẽ hạn chế khả năng gây viêm nhiễm, đảm bảo tính an toàn cho bé.

Mẹ cũng có thể dùng tăm bông đầu nhỏ thấm với nước muối sinh lý để lấy ráy tai. Sau đó mẹ đưa đầu bông vào tai trẻ và hãy ngoáy thật nhẹ nhàng; ráy tai sẽ bám vào tăm bông và ra ngoài. Để bé cảm thấy dễ chịu, mẹ có thể lay nhẹ tai bé sau mỗi lần ngoáy tai xong.

Trẻ sơ sinh có ráy tai ướt

Khi lấy ráy tai ướt ở trẻ sơ sinh, mẹ cũng đặt trẻ nằm trên gối cao và nghiêng sang một bên. Mẹ đưa tăm bông loại tốt, đầu nhỏ vào tai bé thật nhẹ nhàng rồi ngoáy đều đến khi sạch lớp ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh. Nếu trong trường hợp có quá nhiều ráy tai tiết ra, khiến ống tai bị bít tắc; mẹ nên đưa bé đến lấy ráy tai ở bệnh viện để đảm bảo an toàn nhé.

ray tai uot mau vang

Ảnh: @Internet

Hiểu được sự quan trọng trong việc bảo vệ đôi tai, Thiết Bị Y Tế Tâm Lan đã sản xuất và cung cấp các sản phẩm bông ngoáy tai, tăm bông ráy tai chất lượng cao, an toàn cho trẻ nhỏ. Với độ uy tín và tận tâm trong nghề, sản phẩm của Tâm Lan được rất nhiều mẹ bỉm sữa tin dùng. Hãy liên hệ ngay với Tâm Lan qua hotline 0908 797 345 để nhận được những sản phẩm tốt nhất.

Trên đây là những chia sẻ của Tâm Lan xoay quanh hiện tượng ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho mẹ trong quá trình chăm sóc con yêu. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan kính chúc mẹ và bé luôn thật nhiều sức khoẻ và niềm vui!

]]>
https://thietbiytetamlan.com/ray-tai-uot-mau-vang-o-tre-so-sinh/feed/ 0
Ngoáy tai bị chảy máu có sao không? Cách xử trí kịp thời hiệu quả https://thietbiytetamlan.com/ngoay-tai-bi-chay-mau-co-sao-khong/ https://thietbiytetamlan.com/ngoay-tai-bi-chay-mau-co-sao-khong/#respond Thu, 16 May 2024 10:05:23 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/ngoay-tai-bi-chay-mau-co-sao-khong/

Lấy ráy tai không đúng cách có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa ở trẻ, các bệnh liên quan tai mũi họng hay tệ hơn là có khả năng bị điếc. Vậy ngoáy tai bị chảy máu có sao không? Phải làm gì nếu phát hiện chảy máu màu cam khi ngoáy tai? Cách xử lý khi lấy ráy tai bị chảy máu như thế nào? Cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Ngoáy tai bị chảy máu có sao không?

Vệ sinh tai có lẽ là việc mọi người thường xuyên làm để đảm bảo thính giác luôn tốt nhất cũng như phòng tránh các bệnh liên quan đến tai. Tuy nhiên, phải làm gì nếu một ngày bạn móc ráy tai bị chảy máu. Liệu đây có phải là một việc đáng lo lắng hay không? Trước tiên, hãy bình tĩnh và tìm hiểu lấy ráy tai bị chảy máu có sao không, nguyên nhân bắt nguồn từ đâu nhằm có cách xử trí phù hợp.

Để xác định chính xác độ nguy hiểm khi lấy ráy tai chảy máu có sao không thì buộc phải kiểm tra vì lý do gì mà tai của bạn lại bị chảy máu sau khi ngoái ráy. Tai bị chảy máu sau khi lấy ráy có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là do lực tác động quá mạnh trong quá trình lấy ráy làm tai bị tổn thương hoặc do bạn đang mắc các bệnh lý về tai. Sau đây là một vài nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lỗ tai ra máu.

ngoay lo tai bi chay mau co sao khong

Ảnh: @Internet

Lỗ tai ra máu do tổn thương

Tổn thương này có thể xảy ra khi chúng ta sử dụng các vật sắc nhọn để lấy ráy hoặc vệ sinh tai bằng tăm bông quá sâu khiến cho ống tai bị trầy xước, gây đau rát và chảy máu. Nhìn chung, chảy máu do dùng đồ ngoáy ráy tai sai cách là khá nguy hiểm. Việc làm này thậm chí có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn như thủng màng nhĩ, rách ống tai, viêm tai ngoài, viêm tai giữa,…

Móc ráy tai bị chảy máu do thủng màng nhĩ

Đây là hậu quả của việc ngoáy tai quá mạnh và sâu. Nhiều người có thói quen cho rằng càng ngoáy tai sâu và kĩ thì tai sẽ càng sạch sẽ. Tuy nhiên, lỗ tai luôn có cơ chế tự làm sạch riêng. Chính vì vậy, việc chúng ta cho các đồ ngoáy vào sâu trong tai để lấy ráy sẽ gây nhiều nguy hiểm. Trong đó thì màng nhĩ là bộ phận đầu tiên dễ có nguy cơ bị tổn thương nhất. Khi đó bạn có thể phải đối diện với hàng loạt các hệ lụy khác kéo theo bao gồm: thính lực kém đi, tai đau rát khó chịu kèm chảy máu. Nếu gặp phải những biểu hiện này, bạn tuyệt đối không nên tự ý xử lý hay dùng bất kì thuốc nhỏ tai nào mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Đây là tình trạng khá nguy hiểm và bạn buộc phải đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và kiểm tra ngay lập tức.

moc ray tai bi chay mau

Ảnh: @Internet

Tai chảy máu do nhiễm trùng tai

Nhiễm trùng tai là bệnh lý có thể bắt gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em. Biểu hiện thường thấy nhất là bỗng dưng lỗ tai ra máu dù không ngoáy tai hay hoặc sau khi ngoáy tai thì thấy máu chảy không ngừng. Ngoài ra, người bệnh còn có thể cảm thấy bị ù tai liên tục, tai bị sưng và làm mủ. Đây là tình trạng nguy hiểm và có diễn tiến nặng. Trường hợp không may bắt gặp những biểu hiện này, bạn phải sắp xếp đến bệnh viện kiểm tra tai càng sớm càng tốt.

Nếu bạn lấy ráy tai cho bé bị chảy máu với tần suất thường xuyên, để đảm bảo an toàn nhất thì hãy nhanh chóng đi khám ngay lập tức để biết sớm được tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

lay ray tai bi chay mau co sao khong

Ảnh: @Internet


Có thể bạn quan tâm:

Ráy tai có mùi hôi: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

[wpcc-iframe class=”wp-embedded-content” sandbox=”allow-scripts” security=”restricted” style=”position: absolute; clip: rect(1px, 1px, 1px, 1px);” title=”“Ráy tai có mùi hôi: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm” — Thiết Bị Y Tế Tâm Lan – Công ty Sản xuất Vật tư Y tế Dụng cụ Y khoa” src=”https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/ray-tai-co-mui-hoi/embed/#?secret=NezcFMKpJN%23?secret=9s83hsh6qN” data-secret=”9s83hsh6qN” width=”500″ height=”282″ frameborder=”0″ marginwidth=”0″ marginheight=”0″ scrolling=”no”]

Nút ráy tai là gì? Nguyên nhân bị nút ráy tai và cách xử lý nhanh chóng

[wpcc-iframe class=”wp-embedded-content” sandbox=”allow-scripts” security=”restricted” style=”position: absolute; clip: rect(1px, 1px, 1px, 1px);” title=”“Nút ráy tai là gì? Nguyên nhân bị nút ráy tai và cách xử lý nhanh chóng” — Thiết Bị Y Tế Tâm Lan – Công ty Sản xuất Vật tư Y tế Dụng cụ Y khoa” src=”https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/nut-ray-tai/embed/#?secret=mbgffkAQN3%23?secret=2z2JpgzkIz” data-secret=”2z2JpgzkIz” width=”500″ height=”282″ frameborder=”0″ marginwidth=”0″ marginheight=”0″ scrolling=”no”]


Cách xử lý khi lấy ráy tai bị chảy máu

Sau khi có được lời đáp cho nỗi băn khoăn không biết ngoáy lỗ tai bị chảy máu có sao không thì giải pháp xử lý nên làm lúc này là gì?

Để trả lời cho câu hỏi: Lấy ráy tai bị chảy máu phải làm sao? Mời bạn cùng tham khảo cách xử lý sau đây:

  • Ngay lập tức dùng bông hoặc khăn mềm thấm, ngăn máu từ trong tai chảy ra nhiều hơn.
  • Sau đó, hãy đến kiểm tra tại các phòng khám tai mũi họng hoặc bệnh viện gần nhất. Tại đây các bác sĩ sẽ chụp chiếu và chẩn đoán mức độ tổn thương, tình trạng bệnh lý, xác định ráy tai chảy máu có sao không trong trường hợp của bạn. Từ đó, tìm ra phương pháp điều trị kịp thời nhất.

Vậy, ngoáy tai bị chảy máu có sao không? Câu trả lời là tuỳ trường hợp và mức độ tổn thương. Trên thực tế thì bác sĩ sẽ áp dụng 2 giải pháp chính để điều trị cũng như giải đáp cho thắc mắc ‘ngoáy lỗ tai bị chảy máu có sao không’ của bạn.

  • Sử dụng thuốc đặc trị: Tùy thuộc vào tính trạng bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Chủ yếu sẽ là thuốc có tác dụng giảm tình trạng nhiễm trùng tai, giảm cảm giác đau khi bị chảy máu và hạn chế bệnh diễn biến nặng hơn.
  • Thực hiện các biện pháp ngoại khoa: Với một số trường hợp bệnh, các bác sĩ có thể sẽ phải can thiệp thêm các biện pháp như: châm cứu, bấm huyệt, tiểu phẫu nội soi để đạt được hiệu quả chữa trị cao nhất. Bên cạnh đó, đây cũng là cách để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh, đảm bảo duy trì thính lực cho người bệnh.
cach xu ly khi lay ray tai bi chay mau

Ảnh: @Internet

 Một vài lưu ý về làm sạch tai và lấy ráy dành cho bạn

  • Hãy vệ sinh, ngoáy ráy tai bằng tăm bông nhẹ nhàng. Tuyệt đối không dùng vật sắc nhọn, không dùng lực mạnh cũng như không ngoáy vào quá sâu gây tổn thương tai
  • Nếu thấy đau rát kèm chảy máu sau khi lấy ráy hãy lấy khăn ấm chườm quanh tai để loại bỏ cảm giác đau. Tuy nhiên, nếu không thấy thuyên giảm hãy thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị.
  • Với những bạn có bệnh lý nền về tai, khi tắm gội có thể sử dụng miếng nút bảo vệ tai để ngăn nước đi vào trong tai cũng như tránh được tình trạng viêm nhiễm trong quá trình trị bệnh.

Trên đây là những chia sẻ mới nhất nhằm giải đáp cho thắc mắc ngoáy tai bị chảy máu có sao không. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng bài viết có thể mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích và giá trị. Chúc bạn đọc luôn thật nhiều sức khoẻ và thành công!

]]>
https://thietbiytetamlan.com/ngoay-tai-bi-chay-mau-co-sao-khong/feed/ 0
Nút ráy tai là gì? Nguyên nhân bị nút ráy tai và cách xử lý nhanh chóng https://thietbiytetamlan.com/nut-ray-tai/ https://thietbiytetamlan.com/nut-ray-tai/#respond Thu, 16 May 2024 10:01:29 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/nut-ray-tai/

Nút ráy tai hay còn gọi là cứt ráy, nếu không được ngoáy đúng cách sẽ gây ngứa, mắc các bệnh liên quan tai mũi họng, viêm ống tai, màng nhĩ rất nguy hiểm. Để lấy nút ráy tai, ngoài việc tự thực hiện tại nhà bạn còn có thể liên hệ đến phòng khám để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ trực tiếp. Nào, bây giờ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Nút ráy tai là gì?

Nút ráy tai là chất dịch được tiết ra từ các tuyến da bao phủ quanh phần trong ống tai. Ráy tai có công dụng ngăn ngừa những bụi bẩn hay những hạt có kích thước cực nhỏ khi vô tình rơi vào trong lỗ tai, không tiếp cận và làm hại được màng nhĩ. Bên cạnh đó, sự kiểm soát của ráy tai cũng ức chế sự phát triển, sinh sản của một số loại vi khuẩn.

Nút ráy tai không chỉ có ở trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng xuất hiện. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà nút ráy tai ở người lớn, trẻ nhỏ có số lượng, kích thước và đặc điểm khác nhau. Thông thường, có hai dạng ráy tai ở con người đó là ráy tai khô và ráy tai ướt.

nut ray tai la gi

Ảnh: @Internet

2. Nguyên nhân bị nút ráy tai

Như đã nói ở trên, ráy tai có bản chất như một loại chất sáp trong tai nằm ở nửa ngoài của ống tai. Nó cùng với các sợi lông tơ trong lỗ tai đóng vai trò ngăn chặn bụi bẩn, các vật thể kích thước vô cùng nhỏ khiến chúng không thể vào sâu làm hỏng màng nhĩ. Được biết, ráy tai chỉ tồn tại một lượng nhỏ, thường xuyên bị rửa trôi hoặc ra ngoài khi có chất dịch khác được tiết ra. 

Thế nhưng, khi lượng chất nhầy này vì lý do nào đó mà mất kiểm soát, tiết ra quá nhiều sẽ tạo thành các cục nút ráy tai và có thể làm nghẽn ống tai. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng trên đó là trẻ em hoặc người có thói quen hoặc thường xuyên cố gắng tự làm sạch bằng cách cách không hợp lý và đúng tiêu chuẩn. Dẫn đến các nút ráy tai bị nhiều lên và đi sâu vào bên trong ống tai thay vì bị đào thải ra ngoài một cách tự nhiên.

3. Biểu hiện của trẻ bị nút ráy tai như thế nào?

Biểu hiện của trẻ khi bị hiện tượng tắc nghẽn nút ráy tai đó là cảm giác đầy ứ trong lỗ tai, ù tai, nghe thấy tiếng sột soạt trong tai, đau tai, chóng mặt, thính lực bị suy giảm hoặc ho khan do kích thích,…

nut ray tai o tre em

Ảnh: @Internet

4. Hướng dẫn cách lấy nút ráy tai cho bé

Khi lấy nút ráy tai ở trẻ em, cha mẹ tuyệt đối không được dùng các dụng cụ sắc nhọn, đặc biệt là móng tay để cậy. Việc thực hiện không đúng cách không khiến cho tai bé được vệ sinh sạch sẽ mà còn vô tình bị ảnh hưởng rất nhiều từ vi khuẩn bên ngoài, gây nguy hại tới màng nhĩ của tai. Dưới đây là cách lấy nút ráy tai cho bé an toàn nhất mà cha mẹ cần biết để làm theo. 

Trong trường hợp nút ráy tai trẻ em ít và dễ dàng làm sạch, đầu tiên, cha mẹ nên dùng một chiếc khăn mềm thấm nhẹ nước ấm xung quanh vành tai của trẻ sau đó xoắn lại một đầu khăn rồi từ từ đưa sâu vào bên trong tai của bé. Ráy tai sẽ theo đường xoắn của khăn mềm đi ra ngoài từ từ khiến cho trẻ không bị đau đớn, quấy khóc mà vẫn đảm bảo ống tai được vệ sinh sạch.

Tuy nhiên, nếu tai bé bị trầy xước hoặc đang bị viêm tai giữa, thì cha mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng bông hay dụng cụ nào lấy ráy tai cho con mình. Để tránh nguy hiểm tới sức khỏe của bé cũng như làm nặng hơn nguy cơ nhiễm trùng. 

Trong trường hợp nút ráy tai có nhiều và khó lấy, các mẹ nên làm mềm trước bằng oxy già rồi mới tiến hành lấy ráy tai cho trẻ. Để lấy ráy tai cho bé đúng cách, cha mẹ hãy tham khảo các bước tiến hành dưới đây nhé:

  • Bước 1: Cho bé nằm ở tư thế nghiêng, hướng phía bên tai cần làm vệ sinh lên phía bên trên, bạn có thể gây sự chú ý cho bé bằng cách xem tivi hoặc đọc truyện để bé ngồi yên.
  • Bước 2: Tiến hành làm mềm ráy tai bằng hỗn hợp chuyên dụng bằng cách dùng bơm tiêm nhựa không kim xịt nhẹ cho tới khi ngập ống tai ngoài. (Thông thường tai trẻ nhỏ chỉ cần khoảng 5-7 giọt là vừa đủ). Lưu ý khi thực hiện cha mẹ nên nhỏ từ từ từng giọt một vào ống tai bé để dung dịch có thể đi sâu và làm mềm ráy tai bên trong. Cha mẹ nhớ giữ bé nguyên tư thế trong 5 phút, nếu trẻ không phối hợp thực hiện thì có thể giữ trong khoảng thời gian ngắn hơn.
  • Bước 3: Nghiêng đầu bé về hướng ngược lại sao cho các giọt nước dung dịch chuyên dụng có thể chảy theo ra ngoài hết rồi lau lại cho bé bằng khăn mềm.
nut ray tai o nguoi lon

Ảnh: @Internet

Với cách thực hiện này, mỗi ngày cha mẹ cần vệ sinh tai cho con 1 lần và kéo dài trong suốt từ 3-5 ngày. Đến ngày cuối cùng, mẹ hãy tiến hành rửa tai lại cho bé bằng cách nghiêng tai bé hướng vào bồn rửa mặt hoặc thau nước. Sau đó dùng bơm nhựa không có kim bơm bơm nhẹ nước ấm để rửa tai cho bé. Lúc này, có thể thấy các cục ráy tai có thể được rửa trôi ra ngoài theo đường nước.

Lưu ý, nếu ráy tai bé đã được làm mềm, rã ra từng chút một, cha mẹ cần thực hiện nhỏ tai cho bé hàng ngày thêm vài ngày nữa cho tới khi ráy tai được loại bỏ hoàn toàn. Trong trường hợp nút ráy tai trẻ chỉ mềm chứ không rã ra và đi theo ra bên ngoài cùng nước rửa. Thì cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và lấy hút ráy tai. Tránh trường hợp xấu cho bé như gây lên các bệnh về tai, viêm tai giữa, kém thính giác,…


Bài viết liên quan:

Ngoáy tai bị chảy máu có sao không? Cách xử trí kịp thời hiệu quả

[wpcc-iframe class=”wp-embedded-content” sandbox=”allow-scripts” security=”restricted” style=”position: absolute; clip: rect(1px, 1px, 1px, 1px);” title=”“Ngoáy tai bị chảy máu có sao không? Cách xử trí kịp thời hiệu quả” — Thiết Bị Y Tế Tâm Lan – Công ty Sản xuất Vật tư Y tế Dụng cụ Y khoa” src=”https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/ngoay-tai-bi-chay-mau-co-sao-khong/embed/#?secret=bjUvq6FsyP%23?secret=QvL0KcCAMQ” data-secret=”QvL0KcCAMQ” width=”500″ height=”282″ frameborder=”0″ marginwidth=”0″ marginheight=”0″ scrolling=”no”]

Đau lỗ tai là bệnh gì? Lỗ tai bị đau phải làm sao?

[wpcc-iframe class=”wp-embedded-content” sandbox=”allow-scripts” security=”restricted” style=”position: absolute; clip: rect(1px, 1px, 1px, 1px);” title=”“Đau lỗ tai là bệnh gì? Lỗ tai bị đau phải làm sao?” — Thiết Bị Y Tế Tâm Lan – Công ty Sản xuất Vật tư Y tế Dụng cụ Y khoa” src=”https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/dau-lo-tai/embed/#?secret=x3hMiEXzBi%23?secret=JpRHaPWUiT” data-secret=”JpRHaPWUiT” width=”500″ height=”282″ frameborder=”0″ marginwidth=”0″ marginheight=”0″ scrolling=”no”]


Trên đây là tổng hợp những hướng dẫn chi tiết nhất mà Thiết Bị Y Tế Tâm Lan muốn chia sẻ đến các mẹ về cách lấy nút ráy tai cho trẻ nhỏ. Mong rằng mẹ có thêm nhiều hành trang kinh nghiệm để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho con yêu! Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn gì thêm, hãy nhấc máy và gọi điện ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng bạn nhé.

]]>
https://thietbiytetamlan.com/nut-ray-tai/feed/ 0
Chuyên mục giải đáp: Trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi? https://thietbiytetamlan.com/tre-so-sinh-bao-nhieu-ngay-thi-ro-luoi/ https://thietbiytetamlan.com/tre-so-sinh-bao-nhieu-ngay-thi-ro-luoi/#respond Thu, 16 May 2024 10:00:46 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/tre-so-sinh-bao-nhieu-ngay-thi-ro-luoi/

Trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi? Đây có lẽ là thắc mắc mà rất nhiều mẹ đang đi tìm kiếm câu trả lời. Do vậy, bài viết hôm nay Thiết Bị Y Tế Tâm Lan sẽ gửi đến bạn một vài thông tin mới nhất. Mời bạn cùng tìm hiểu với chúng tôi ngay bây giờ nhé!

1. Khi nào thì rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Nhìn chung, có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian nên rơ lưỡi cho trẻ. Tùy thuộc vào thể trạng, cách nạp nguồn sữa vào cơ thể của từng bé mà tần suất làm sạch lưỡi của các bé sẽ khác nhau. Do vậy, để chắc chắn rơ lưỡi kịp thời, các mẹ có thể chú ý dựa theo một số dấu hiệu đặc trưng sau đây:

1.1. Khi quan sát thấy nhiều mảng trắng trên lưỡi

Đây là cách dễ dàng nhất để mẹ phát hiện ra trẻ sơ sinh bao lâu thì được rơ lưỡi. Thông thường, mảng trắng trên lưỡi xuất hiện là do các cặn sữa để lại do ăn uống lâu ngày. Mảng trắng sẽ tích tụ và dày dần lên, tạo ra môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn có hại sinh sôi ở bên trong khoang miệng, gây ra các vấn đề về răng miệng như nấm lưỡi, viêm nướu răng,…

Do vậy, các mẹ nên theo dõi sát sao các mảng trắng trên lưỡi trẻ để tính thời gian thích hợp làm sạch lưỡi.

khi nao thi ro luoi cho tre so sinh

Ảnh: @Internet

1.2. Khi trẻ đột nhiên quấy khóc bỏ bú

Trẻ quấy khóc, không chịu bú có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, cảm giác kém ngon miệng do lưỡi bị mảng trắng từ cặn sữa bao phủ cũng được coi là một trong những tác nhân gây nên tình trạng bé bỗng nhiên quấy khóc, không chịu bú sữa như mọi ngày. 

Nếu một ngày bé trở nên chán ăn và thường xuyên quấy khóc khi ăn mà không phải nguyên do bắt nguồn từ thức ăn có mùi vị kém hấp dẫn, mẹ có thể chuyển sang kiểm tra thử vấn đề răng miệng của trẻ.

1.3. Khi ghé gần phát hiện miệng trẻ có mùi bất thường

Cũng giống như người lớn phải đánh răng thường xuyên để tránh sâu răng và hôi miệng thì trẻ em cũng tương tự như vậy. Trong khoang miệng của trẻ, lưỡi là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với sữa. Do vậy, lưỡi nếu không được vệ sinh cẩn thận thường xuyên thì chắc chắn sẽ tạo ra cho trẻ có hơi thở bất thường, mùi khó chịu. 

tre so sinh bao lau thi ro luoi

Ảnh: @Internet

Lúc này, các mẹ cần xem lại cách thực hiện rơ lưỡi đã đúng cách chưa cũng như gia tăng tần suất làm sạch lưỡi cho trẻ để loại bỏ các nguyên nhân gây mùi khó chịu.


Có thể bạn quan tâm:

  • 3 mẹo đơn giản nhất dành cho các mẹ khi bé không chịu rơ lưỡi
  • Cách làm sạch lưỡi cho trẻ 2 tuổi và 1 tuổi có gì khác?

2. Trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi?

Tần suất rơ lưỡi chính xác nhất cho trẻ có thể chia theo các mốc như sau:

2.1. Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn

Nếu các mẹ đang cho con uống sữa trực tiếp tại núm ti thì việc cặn sữa đọng lại hầu như là không có nhiều. Do vậy, với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì câu trả lời cho thắc mắc không biết trẻ sơ sinh mấy ngày thì rơ lưỡi sẽ là khoảng tầm 4-5 ngày / 1 lần hoặc có thể lâu hơn tùy từng trẻ. 

2.2. Trẻ vừa bú mẹ vừa uống sữa ngoài

Trong trường hợp trẻ hấp thụ sữa theo cả 2 nguồn là sữa mẹ và sữa công thức thì các mẹ có thể điều chỉnh tần suất rơ lưỡi thành 2-4 ngày / 1 lần. Thực hiện như vậy sẽ đảm bảo trẻ không còn xuất hiện quá nhiều mảng trắng hoặc tưa lưỡi nữa.

2.3. Trẻ bú sữa ngoài hoàn toàn

Do kết cấu dạng bột, sữa công thức là dạng sữa để lại nhiều cặn nhất sau khi uống. Do vậy, để tránh tối đa tình trạng hình thành các mảng trắng dày ở lưỡi, các mẹ sau khi trẻ bú xong có thể đút thêm 1-2 thìa nước lọc ấm để tráng miệng cho trẻ.

tre so sinh may ngay thi ro luoi

Ảnh: @Internet

Trẻ sơ sinh bao lâu thì rơ lưỡi? Với trường hợp trẻ đang bú sữa ngoài hoàn toàn thì các mẹ có thể thực hiện rơ lưỡi khoảng 2 ngày / 1 lần. 

Cần lưu ý rằng, không có câu trả lời hoàn toàn chính xác đến mức tuyệt đối cho thắc mắc “trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi”. Bởi vì mỗi bé sẽ có một chế độ ăn uống khác nhau, thể trạng khác nhau. Do đó, mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Trong quá trình chăm sóc bé yêu, bản năng làm mẹ chắc chắn sẽ mách bảo cho các bạn biết điều gì là tốt nhất cho các con. Vì vậy các mẹ có thể tự điều chỉnh tần suất rơ lưỡi sao cho phù hợp với bé nhà mình.

3. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng?

Các mẹ nên đặc biệt chú ý đến việc theo dõi tình trạng lưỡi của trẻ để rơ lưỡi kịp thời tránh xảy ra những hậu quả như trẻ bị tưa lưỡi, đẹn lưỡi,..

Thời điểm thích hợp nhất để các mẹ tiến hành rơ lưỡi hiệu quả và trẻ cũng hợp tác đó chính là vào buổi sáng, tốt nhất là khi trẻ đang đói. Tránh rơ lưỡi khi trẻ vừa ăn xong vì nó có thể khiến trẻ bị nôn trớ, từ đó có cảm giác sợ hãi không hợp tác ở những lần sau. 

Ngoài ra, các mẹ có thể kết hợp vừa rơ lưỡi cho bé vừa bật những âm thanh yêu thích và làm trò để bé vui hơn và ngoan hơn. Vậy, việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng là thích hợp?

tre so sinh bao lau thi duoc ro luoi

Ảnh: @Internet

Không có một mốc thời gian nào đc cho là cụ thể để hoàn thành giai đoạn vệ sinh răng miệng bằng rơ lưỡi. Thông thường thì khi bé khoảng tầm 18 tháng, hoặc khi bạn cảm thấy bé bắt đầu cứng cáp, có thể tự vệ sinh răng miệng, mẹ nên dạy bé cách sử dụng bàn chải và kem đánh răng thay vì tiếp tục giữ thói quen rơ lưỡi như lúc sơ sinh.

Thời gian đầu bé có thể sẽ lúng túng và vụng về nhưng mẹ hãy yên tâm rằng phần lớn trẻ nhỏ đều cảm thấy thích thú khi được trải nghiệm cảm giác vệ sinh răng miệng bằng bàn chải đánh răng. Đặc biệt, mùi hương ngọt ngào từ các loại kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ cũng khiến các bé cảm thấy vô cùng hào hứng.

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc “trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi“. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các mẹ sẽ biết được dấu hiệu khi nào cần làm sạch lưỡi cũng như tần suất rơ lưỡi thích hợp cho từng trẻ. Đừng quên theo dõi và cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa tại Thiết Bị Y Tế Tâm Lan mỗi ngày bạn nhé!

]]>
https://thietbiytetamlan.com/tre-so-sinh-bao-nhieu-ngay-thi-ro-luoi/feed/ 0
Đau lỗ tai là bệnh gì? Lỗ tai bị đau phải làm sao? https://thietbiytetamlan.com/dau-lo-tai/ https://thietbiytetamlan.com/dau-lo-tai/#respond Thu, 16 May 2024 10:00:25 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/dau-lo-tai/

Trẻ thường xuyên bị đau lỗ tai, nổi mụn nhọt hay mưng mủ gây đau nhức và nhói tai thì rất có khả năng đây là những dấu hiệu của các bệnh viêm tai giữa, viêm ống tai ngoài hoặc viêm sụn vành tai… Bệnh lý này tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng không nên chủ quan. Nào, cùng chúng tôi tìm hiểu xem đau lỗ tai phải làm sao để chữa trị cho hiệu quả bạn nhé!

1. Nhận biết các triệu chứng đau lỗ tai

1.1. Đau lỗ tai trái

Theo các chuyên gia y tế thì nguyên nhân dẫn đến việc đau lỗ tai trái là do nhiễm trùng. Nếu bạn bị đau lỗ tai trái sẽ bắt gặp các biểu hiện chủ yếu như lỗ tai đau chảy nước, cơn đau lan dần lên phía đỉnh đầu. Có trường hợp bên trong tai đôi khi xuất hiện cảm giác ù ù gây khó chịu. 

1.2. Đau lỗ tai phải

Tương tự như đau lỗ tai trái, lý do dẫn đến đau lỗ tai bên phải cũng có thể xuất phát từ việc tai bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, lỗ tai bị đau nhói cũng có thể do tình trạng viêm ống tai gây nên. Đây là trường hợp thường gặp phải ở những người có thói quen bơi lội. Khi nước thường xuyên bị ứ đọng bên trong sẽ khiến cho lỗ tai đau nhức kèm ngứa ngáy, khó chịu. 

lo tai bi dau

Ảnh: @Internet

1.3. Đau bên ngoài tai

Bệnh lý này có thể xuất hiện khi bạn vừa mới xỏ khuyên về hoặc bị chấn thương do va đập mạnh gây ra. Thường bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như tai bị sưng, nổi mụn nhọt hay mưng mủ gây đau cơ mặt, khó há miệng và chóng mặt. Hãy theo dõi các triệu chứng của bệnh để tránh bệnh trở nặng gây nguy hiểm.

1.4. Bị đau trong lỗ tai

Bệnh lý trên có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: do thói quen đeo tai nghe liên tục, do ngoáy tai bằng các vật sắc nhọn để lại tổn thương bên trong ống tai, do bệnh viêm tai giữa hoặc viêm ống tai. Do vậy, khi cảm thấy bị đau trong lỗ tai buộc phải đến các phòng khám và trung tâm y tế để kịp thời chẩn đoán tình trạng bệnh vì đây là bệnh lý có diễn tiến khá phức tạp. 


Có thể bạn quan tâm:

  • Nút ráy tai là gì? Nguyên nhân bị nút ráy tai và cách xử lý nhanh chóng
  • Vì sao có ráy tai ướt? Nhiều ráy tai ướt có sao không?

2. Bị đau lỗ tai có nguy hiểm không?

Tai là một bộ phận tương đối nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương. Đây được coi là bệnh lý khá nguy hiểm và diễn tiến bệnh chuyển xấu rất nhanh. Chính vì thế, việc càng phát hiện bệnh sớm và có những liệu pháp điều trị thích hợp sẽ càng tránh được những rủi ro của bệnh.

Do vậy, khi bạn cảm thấy lỗ tai bị đau dù là bên trong hay bên ngoài thì cũng cần hết sức thận trọng theo dõi. Nếu cần thiết hãy nhanh chóng đến ngay bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa về tai mũi họng để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra cách điều trị phù hợp. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ bạn nhé.

bi dau tai thi co nguy hiem khong

Ảnh: @Internet

3. Cách trị đau lỗ tai như thế nào?

Lỗ tai bị đau phải làm sao? Sau khi tìm hiểu đau lỗ tai là bệnh gì cũng như những nguy hiểm của bệnh thì có lẽ rất nhiều bạn đang băn khoăn về cách trị đau lỗ tai. Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa và điều trị mà bạn có thể tham khảo.

3.1. Giữ vệ sinh tai sạch sẽ để phòng ngừa biểu hiện đau lỗ tai

Vệ sinh đủ sạch là bước rất quan trọng để tai của bạn tránh khỏi tình trạng viêm nhiễm. Vậy phải làm sạch tai như thế nào? Trước tiên, tránh để nước vào tai quá lâu, sau khi bơi hoặc tắm xong hãy sử dụng khăn mềm để lau khô trước, sau đó sử dụng tăm bông để giúp sâu bên trong tai được khô thoáng hơn. Chỉ nên sử dụng tăm bông mềm để vệ sinh, tránh tuyệt đối dùng các vật sắc nhọn để lấy ráy vì rất dễ gây ra tổn thương cho tai, dẫn đến lỗ tai đau nhức.

dau nhuc ben trong lo tai

Ảnh: @Internet

Hạn chế đi ngoáy tai ngoài tiệm vì thường đồ lấy ráy là dùng chung cho tất cả khách hàng. Do vậy, rất có thể nó sẽ làm lây lan những căn bệnh viêm nhiễm liên quan đến tai. 

3.2. Sử dụng thuốc đúng theo tình trạng bệnh

Sau khi hoàn tất khám và chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho từng bệnh nhân. Thông thường sẽ bao gồm thuốc nhỏ vệ sinh tai và thuốc kháng sinh đi kèm để hỗ trợ điều trị làm thuyên giảm cơn đau. Tuy nhiên, các bệnh lý liên quan đến tai thường phải sử dụng thuốc lâu dài kèm một chế độ kiêng cữ khắt khe, do vậy bệnh nhân nên kiên trì điều trị và tuân thủ theo hướng dẫn của các y bác sĩ. 

3.3. Kết hợp với các biện pháp hỗ trợ đi kèm

Cảm giác đau lỗ tai kèm nhức sâu bên trong tai khiến người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi và bất tiện, gây mất tập trung trong học tập, công việc lẫn sinh hoạt thường ngày. Để nhanh chóng xoa dịu các cơn đau, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách như sau:

bi dau trong lo tai

Ảnh: @Internet

  • Chườm tai: Bệnh nhân có thể sử dụng chườm nóng hoặc chườm lạnh tùy ý, vì nó có thể giúp xua tan cảm giác đau nhói, khó chịu bên trong tai tạm thời.  
  • Ngủ ở tư thế cao: Người bị đau lỗ tai nên ngủ kê gối cao vì nó giúp loại bỏ cảm giác đau và áp lực bên trong tai.
  • Nhai kẹo cao su: Khi di chuyển lên trên cao như đi máy bay hay lên thang máy ở các tầng cao, con người thường gặp phải cảm giác ù tai tạm thời. Một mẹo khá phổ biến để đối phó với tình trạng này đó là nhai ngay kẹo cao su để các cơ ở tai được làm quen với điều kiện bên ngoài, giúp nhanh chóng loại bỏ cảm giác đau ù tai. Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này để đánh lừa cơn đau ù tai trong khoảnh khắc tạm thời. 

Đau lỗ tai cũng như bất kì triệu chứng nào khác, đều có thể là một dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khoẻ mà bạn nên để ý theo dõi để kịp thời thăm khám bác sĩ nhằm tìm ra phương án chữa trị thích hợp. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích qua bài viết trên đây. Chúc bạn đọc nhiều sức khoẻ!

]]>
https://thietbiytetamlan.com/dau-lo-tai/feed/ 0
Vì sao có ráy tai ướt? Nhiều ráy tai ướt có sao không? https://thietbiytetamlan.com/ray-tai-uot/ https://thietbiytetamlan.com/ray-tai-uot/#respond Thu, 16 May 2024 10:00:12 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/ray-tai-uot/

Ráy tai ướt hay khô ở trẻ là do gen quy định. Ráy tai đôi khi có mùi hôi nhẹ nhưng nhìn chung đây là cơ chế hoàn toàn tự nhiên của cơ thể con người nên bạn không cần quá lo lắng. Sau đây là những thông tin cụ thể hơn về cách làm sạch ráy tai ướt, mời bạn đọc tham khảo cùng Tâm Lan nhé! 

1. Vì sao có ráy tai ướt?

Ráy tai là một hỗn hợp của các tế bào da chết bong tróc cộng thêm các tuyến bã nhờn, mồ hôi và bụi bẩn tích tụ, dần dần hình thành nên ráy tai nước và sẽ được đẩy ra bên ngoài ống tai. Ráy tai có vai trò như nút thắt bảo vệ tai khỏi sự xâm lấn của các vi khuẩn, bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. 


Có thể bạn quan tâm: Nước vô lỗ tai phải làm sao? Cách xử lý tình huống nhanh nhất


Theo các nhà khoa học, ráy tai bị ướt hoàn toàn là do gen di truyền, do sự bài tiết của tuyến hạch và cũng một phần là do môi trường sống quy định (các vấn đề về môi trường, khí hậu,…). Vì thế, ráy tai ướt là trạng thái vô cùng bình thường của con người nhằm thích nghi với các điều kiện sống và khí hậu khác nhau.  

ray tai bi uot

Ảnh: @Internet

2. Nhiều ráy tai ướt có sao không?

Liệu ráy tai ướt có tốt không? Ráy tai nước là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên phản ánh biểu hiện bình thường của cơ thể con người. Người có ráy tai ướt không cần quá lo lắng bởi đây không phải bất kì một biểu hiện bệnh lý nào. Tuy nhiên, nếu ráy tai ướt đi kèm với mùi lạ và màu sắc bất thường hay ngoáy tai bị chảy máu thì bạn cần phải để ý theo dõi và nhanh chóng liên hệ đến phòng khám gần nhất để có hướng xử lý kịp thời.

lay ray tai uot

Ảnh: @Internet

2.1. Ráy tai ướt và ngứa

Tình trạng này có thể xảy ra do ráy tai bị tích tụ lâu ngày, dẫn đến nhiều ráy tai ướt nằm ngay ngoài ống tai. Lúc này, bạn hãy nhanh chóng sử dụng tăm bông ngoáy ráy và vệ sinh sạch sẽ lại tai. Không nên để tai có quá nhiều ráy vì bạn có thể sẽ vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi bên trong ống tai dẫn đến các hệ luỵ viêm nhiễm không mong muốn.

Đồng thời, nếu tình trạng ráy tai ướt và ngứa diễn ra thường xuyên, bạn cũng nên cân nhắc vấn đề tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khoẻ thật tốt cho đôi tai của mình.

ray tai uot va ngua

Ảnh: @Internet

2.2. Ráy tai ướt và có mùi hôi

Ráy tai là hỗn hợp của cả tuyến nhờn và các bụi bẩn nên thường sẽ có mùi hôi nhẹ. Tuy nhiên, khi lấy ráy tai ướt kèm theo mùi hôi hắc rất khó chịu, đôi khi ráy tai còn có màu sắc khác thường thì rất có khả năng tai bạn đang có triệu chứng của nhiễm trùng. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc các bệnh viêm tai như viêm tai giữa, viêm ống tai,… 

3. Ráy tai khô và ướt cái nào tốt hơn?

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Vì dù là ráy tai khô hay ướt thì đặc tính và vai trò của chúng vẫn thế, vẫn là sự bài tiết bình thường của tai. Tuy nhiên, với những người có ráy tai ướt thì việc chú trọng vệ sinh ngoáy ráy phải hết sức chú trọng. Vì tình trạng ẩm ướt trong tai rất dễ trở thành môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn có hại sinh sôi, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và tổn thương cho tai.

ray tai kho va uot cai nao tot hon

Ảnh: @Internet

Ngược lại với ráy tai khô và có xu hướng kết thành mảng thì ít có thể xảy ra tình trạng ướt ngứa hơn. Tuy nhiên vẫn phải chú trọng vệ sinh để đảm bảo tai luôn được sạch sẽ.

4. Cách lấy ráy tai ướt cho bé an toàn

Tai là một bộ phận rất mẫn cảm, nhất là với các bé nhỏ có ráy tai ướt, việc làm sạch ráy tai ướt lại càng phải đặc biệt chú ý hơn. Nhất là trong vấn đề sử dụng tăm bông, bạn nên lựa chọn sản phẩm chất lượng, có đầu bông chắc chắn, mềm mại. Bởi ống tai trẻ khá hẹp. Nếu tăm bông quá khô cứng sẽ gây đau rát tai trẻ. Còn đầu bông không chắc chắn rất dễ xảy ra tình trạng kẹt sót lại bông gòn bên trong ống tai bé. Đây là các trường hợp đặc biệt cần thận trọng. Đồng thời bạn cũng nên theo dõi và làm đúng cách lấy ráy tai ướt cho bé để đảm bảo tai trẻ được vệ sinh sạch sẽ. Sau đây là hướng dẫn cách lấy ráy an toàn, hiệu quả.

  • Bước 1: Đặt bé lên tay để có điểm tựa chắc chắn hơn
  • Bước 2: Dùng tăm bông nhẹ nhàng xoay tròn đều từ vùng tai ngoài đến ống tai
  • Bước 3: Khi ngoáy thấy tăm bông vẫn nguyên màu trắng là tai của bé đã đủ sạch.
cach lay ray tai uot cho be

Ảnh: @Internet

Như vậy, với 3 bước như trên là đã đủ để các mẹ có thể lấy ráy tai ướt an toàn và sạch cho trẻ rồi. Dù vậy, mẹ vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau đây nhé:

  • Với những bé hiếu động và sợ ngoáy tai, mẹ có thể lấy ráy tai nước khi bé ngủ để tránh bé giãy làm tổn thương tai.
  • Chỉ sử dụng tăm bông đầu nhỏ để lấy ráy tai ướt, tránh tuyệt đối không sử dụng các đồ ngoáy ráy sắc nhọn cho tai của trẻ vì rất có thể gây đau và tổn thương vùng tai.
  • Theo dõi tình trạng ráy tai của trẻ để kịp thời vệ sinh tránh gây ra tình trạng viêm nhiễm
  • Không nên ngoáy ráy quá thường xuyên vì tai vốn dĩ có cơ chế tự làm sạch và đẩy ráy ra ngoài
  • Trong quá trình lấy ráy hãy giữ chặt trẻ tránh để trẻ giật mình, dẫn đến nguy cơ bị tổn thương tai.
  • Không để trẻ tự thọc tay vào tai để ngoáy ráy vì móng tay sắc có thể gây đau và trầy xước tai.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cụ thể nhất về ráy tai ướt mà Thiết Bị Y Tế Tâm Lan vừa chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết có thể mang lại cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Chúc bạn đọc cùng gia đình thật nhiều sức khoẻ!

]]>
https://thietbiytetamlan.com/ray-tai-uot/feed/ 0
Nước vô lỗ tai phải làm sao? Cách xử lý tình huống nhanh nhất https://thietbiytetamlan.com/nuoc-vo-lo-ta/ https://thietbiytetamlan.com/nuoc-vo-lo-ta/#respond Thu, 16 May 2024 09:58:13 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/nuoc-vo-lo-ta/

Nước vô lỗ tai là hiện tượng không thể tránh khỏi khi tắm gội hoặc có các hoạt động dưới nước như bơi lặn,… Sau những hoạt động này, nếu bạn không làm sạch tai đúng cách thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Về lâu dài sẽ xuất hiện mùi hôi ở vành tai, ngứa, nhiễm trùng, thậm chí là viêm tai giữa. Vậy nước vào tai có sao không và cách xử lý như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Nước vào tai có sao không?

Nước vô lỗ tai bị ù là hiện tượng thường xuyên gặp phải khi tắm rửa hàng ngày hoặc hoạt động thể thao dưới nước như bơi lội, lặn,… Triệu chứng điển hình khi bị nước vào lỗ tai đó là cảm giác khó chịu kéo dài từ tai đến hàm và cổ họng. Khi đó tai có thể bị ù và vấn đề thính giác sẽ không còn được bình thường trong một thời gian ngắn. Vậy nước vô lỗ tai có sao không?

nuoc vao lo tai

Ảnh: @Wikihow

Thông thường, hiện tượng nước vô lỗ tai không gây ra nhiều nguy hiểm đến tình trạng sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng một chút đến cảm giác của con người, khiến bạn khó chịu, rùng mình. Tình trạng nước vô tai sẽ mất dần theo thời gian, thế nhưng nếu như bạn có những cách xử lý sai như lấy bông tăm hoặc đồ vật thô cứng để ngoáy sâu vào tai. Thì điều này lại có thể gây lên hậu quả không hề nhỏ đến nguy cơ viêm nhiễm bên trong.

Vậy thì bị nước vô lỗ tai khi tắm phải làm sao, đừng quá lo lắng bởi bạn hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng này chỉ với những mẹo đơn giản ngay bên dưới đây.

2. Cách xử lý nước vô lỗ tai

Nhiều người khi bị nước chảy vào tai và vô cùng hoang mang không biết nước vô lỗ tai làm sao hết. Theo các chuyên gia, khi bị nước vô lỗ tai bạn có thể thực hiện theo các cách sơ cứu sau:

nuoc vo tai phai lam sao

Ảnh: @Wikihow

  • Nghiêng đầu hoặc lắc đầu về phía bên tai bị nước chảy vô để nước có thể chảy ngược lại ra ngoài. Hoặc bạn cũng có thể kéo, giật dái tai cùng lúc để hiệu quả tác động tốt hơn
  • Nằm nghiêng và úp bên tai bị nước vào xuống dưới để làm khô tai một cách tự nhiên
  • Nghiêng đầu rồi giữ lòng bàn tay khum chặt trên tai, sau đó ép thẳng lòng bàn tay và khum tay lại nhanh chóng. Theo đó nước sẽ bị kéo ra ngoài khi bị tạo áp lực chân không
  • Nằm nghiêng đầu về phía bên tai bị nước vô, áp vải ấm vào tai khoảng 30 giây, lặp lại 4-5 lần, mỗi lần cách nhau một phút
  • Bạn cũng có thể sử dụng máy sấy để sấy khô tai bằng cách đặt máy sấy mức thấp rồi để cách xa tai 30cm. Trong quá trình sấy, bạn có thể di chuyển máy sấy qua lại đồng thời thực hiện kéo tai để nước bên trong có thể bay hơi, làm khô
nuoc vo lo tai phai lam sao

Ảnh: @Wikihow

  • Tạo cơ chế như một máy hút chân không bằng cách úp tai bị đọng nước vào lòng bàn tay sau đó đập tay nhẹ cho nước chảy ra ngoài
  • Bạn cũng có thể pha loãng dung dịch rửa hydrogen peroxide với nước rồi sử dụng 3-4 giọt dung dịch sau 2-3 phút, nghiêng đầu về bên bị ảnh hưởng để chất lỏng thoát ra
nuoc vo lo tai lam sao het

Ảnh: @Wikihow

Trên đây là một số cách làm hết nước vô lỗ tai, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Tuy nhiên nếu như tình trạng nặng, nước không thể ra ngoài quá lâu, bạn cần tới gặp ngay chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám kịp thời.

Ngoài ra, để tránh tình trạng nước vào tai không ra, các chuyên gia cũng khuyên mọi người chú ý cần làm khô tai sau khi bơi, tắm,… bằng khăn sạch, lau khô. Có thể ấn nhẹ vào gần ống tai và nghiêng đầu để nước chảy ra phía bên ngoài nhanh hơn. Đặc biệt, không nên sử dụng tăm bông hay bông nút tai làm sạch tai vì có thể đẩy nước hay ráy tai vào sâu trong tai hơn. Điều này gây ảnh hưởng lâu dài đến tình trạng viêm tai hoặc nặng hơn nữa.


Có thể bạn quan tâm:

  • Vì sao có ráy tai ướt? Nhiều ráy tai ướt có sao không?
  • Đau lỗ tai là bệnh gì? Lỗ tai bị đau phải làm sao?

3. Phải làm gì khi nước vô lỗ tai trẻ sơ sinh?

Đối với người lớn, khi bị nước vô tai sẽ tự ý thức được nước vô lỗ tai làm sao cho hết. Thế nhưng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, thì nước còn đọng lại trong tai là cực kỳ nguy hiểm. Nhiều bà mẹ hoang mang còn không biết trẻ sơ sinh bị nước vô lỗ tai phải làm sao? Bởi vậy một trong những kỹ năng chăm con cần thiết mà các mẹ cần trang bị đó là cách chữa nước vô lỗ tai cho trẻ sơ sinh.

  • Cho bé nghiêng đầu về bên tai có nước để dòng chảy của nước theo quán tính sẽ được trôi ra phía bên ngoài
  • Mẹ có thể sử dụng khăn ấm mềm hoặc tăm bông để lau nhẹ nhàng nước trong tai cho bé. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý là bông ngoáy tai không nên đưa vào quá sâu vi có thể làm tổn thương lớp niêm mạc tai của trẻ nhỏ
nuoc vo tai

Ảnh: @Wikihow

Một số trường hợp, trẻ bị nước vào tai nhưng thực hiện những cách trên không hết. Và các mẹ đang lo lắng không biết nước vô lỗ tai thì phải làm sao. Lúc này cha mẹ cần để ý những biểu hiện của con và kịp thời đưa bé đến bệnh viện, phòng khám uy tín. Các biểu hiện điển hình như:

  • Bé không chịu ăn, quấy khóc, bỏ bú, trằn trọc không ngủ
  • Trẻ sơ sinh thường xuyên ngọ nguậy quơ tay lên kéo giật tai của mình
  • Tai bị chảy dịch màu vàng hoặc xanh, vùng tai có mùi hôi khó chịu, thân nhiệt lên bất thường, sốt cao kéo dài
  • Phản ứng chậm với những âm thanh, không như bình thường
nuoc vao tai co sao khong

Ảnh: @Wikihow

Nước vô lỗ tai là tình trạng bất cứ ai cũng từng gặp qua trong đời. Đây là một trường hợp đơn giản có thể tự xử lý tại nhà nên bạn không nên quá lo lắng. Tuy nhiên cần lưu ý, không được để nước ứ đọng bên trong tai thời gian dài vì ít nhiều việc này sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ của trẻ nhỏ cũng như người lớn. 

Trên đây là tổng hợp những kiến thức cần thiết nhất cần trang bị cho trường hợp nước vô lỗ tai. Nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hãy để lại bình luận ngay bên dưới. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất có thể. Cảm ơn bạn đã theo dõi.

]]>
https://thietbiytetamlan.com/nuoc-vo-lo-ta/feed/ 0
Cách làm sạch lưỡi cho trẻ 2 tuổi và 1 tuổi có gì khác? https://thietbiytetamlan.com/cach-lam-sach-luoi-cho-tre-2-tuoi/ https://thietbiytetamlan.com/cach-lam-sach-luoi-cho-tre-2-tuoi/#respond Thu, 16 May 2024 09:35:23 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/cach-lam-sach-luoi-cho-tre-2-tuoi/

Trẻ 2 tuổi thường đã mọc răng sữa khá nhiều do vậy việc vệ sinh răng, tưa miệng cho bé để tránh những đốm, mảng bám trắng trên lưỡi gây bệnh viêm, nhiễm nấm khoang miệng là điều hết sức cần thiết. Dưới đây là những chia sẻ đầy đủ nhất về cách làm sạch lưỡi cho trẻ 2 tuổi và 1 tuổi. Mời bạn đọc theo dõi cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan nhé!

1. Nguyên nhân và cách làm sạch lưỡi cho trẻ 2 tuổi

1.1. Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi lưỡi bị bám trắng

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi bị bám nhiều mảng trắng ở lưỡi, điều này có thể ảnh hưởng rất lớn với sức khỏe của trẻ. Những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này cụ thể là:

  • Do sữa mẹ còn đọng lại tạo thành các mảng bám trắng trong lòng lưỡi của trẻ. Như đã biết, trẻ 2 tuổi vẫn còn uống sữa như sữa mẹ, sữa công thức hay sữa bột. Bởi vậy những mảng bám trắng xuất hiện sau khi bé bú hoặc uống sữa thì rất có thể là do cặn sữa đọng lại. Tuy nhiên, cặn này rất dễ trôi đi khi bé uống nước, lau miệng bằng rơ lưỡi. Nếu không thường xuyên kiểm tra và vệ sinh có thể khiến các mảng bám này đóng dày hơn và rất khó vệ sinh. Điều này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, đặc biệt là răng miệng và họng.ve sinh rang mieng cho be 2 tuoi

Ảnh: @Internet

  • Một nguyên nhân dẫn đến trẻ 2 tuổi bị mảng bám lưỡi trắng là do nấm miệng. Hay còn có cách gọi khác là tưa lưỡi. Hiện tượng này xảy ra khi bé dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh hoặc mẹ đang uống thuốc kháng sinh và con vẫn đang bú mẹ. Loại kháng sinh này sẽ khiến lượng vi khuẩn đường ruột bị mất kiểm soát, sản sinh ra nấm, đi vào cơ thể bé gây bệnh tưa lưỡi. Mặc dù bệnh không quá nguy hiểm, nhưng nếu để lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khẩu phần ăn của bé, gây cảm giác chán ăn, đau rát.
  • Đối với những trẻ 2 tuổi vẫn bú mẹ, thì việc xuất hiện mảng bám trắng trên lưỡi rất có thể bị lây từ núm vú mẹ nếu không được vệ sinh thường xuyên. Nếu như đầu vú mẹ bị nhiễm vi khuẩn, nấm thì không loại trừ khả năng con sẽ bị lây trực tiếp. Bởi vậy, các mẹ cho con bú nên thường xuyên vệ sinh thật sạch sẽ trước khi cho trẻ bú.

Sau đây là những thông tin cụ thể hơn về cách làm sạch lưỡi cho trẻ 2 tuổi mà mẹ có thể tham khảo để áp dụng nếu thấy phù hợp với bé yêu nhà mình.

1.2. Cách làm sạch lưỡi cho trẻ 2 tuổi

Việc những mảng bám trắng xuất hiện trên lưỡi của bé 2 tuổi sẽ gây ảnh hưởng đến răng miệng, cụ thể là vấn đề nha khoa như hiện tượng sâu răng sữa. Trẻ 2 tuổi đã mọc được kha khá răng sữa vì vậy nếu không vệ sinh lưỡi thật sạch thì việc sản sinh vi khuẩn gây sâu răng bé là điều rất dễ xảy ra.

lam sach luoi tre 2 tuoi

Ảnh: @Internet

Cách làm sạch lưỡi cho trẻ 2 tuổi an toàn, hiệu quả nhất mà bạn cần lưu ý đó là không nên sử dụng những dụng cụ không chuyên dụng, vì có thể khiến trẻ bị rát lưỡi, làm bệnh càng nặng hơn. 

  • Mẹ có thể sử dụng rơ lưỡi hoặc bàn chải lông mềm để vệ sinh lưỡi cho con thật nhẹ nhàng. Nên chú ý hãy vệ sinh từ trong ra ngoài, nhẹ tay để bé không bị đau rát. 
  • Sau đó cho bé súc miệng thật sạch bằng nước muối để loại bỏ hết các mảng bám trên lưỡi. 

Bài viết liên quan:

Mẹo dân gian: Rơ lưỡi bằng lá hẹ khi trẻ được 3 tháng 10 ngày

[wpcc-iframe class=”wp-embedded-content” sandbox=”allow-scripts” security=”restricted” style=”position: absolute; clip: rect(1px, 1px, 1px, 1px);” title=”“Mẹo dân gian: Rơ lưỡi bằng lá hẹ khi trẻ được 3 tháng 10 ngày” — Thiết Bị Y Tế Tâm Lan – Công ty Sản xuất Vật tư Y tế Dụng cụ Y khoa” src=”https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/ro-luoi-bang-la-he/embed/#?secret=gB4JVZ0Q9s%23?secret=0XQLj0VYpo” data-secret=”0XQLj0VYpo” width=”500″ height=”282″ frameborder=”0″ marginwidth=”0″ marginheight=”0″ scrolling=”no”]


Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng không tốt cũng có thể khiến cho lưỡi của trẻ bị nhiễm nấm, gây các mảng bám trắng. Cho nên, khi trẻ bắt đầu mọc răng sữa cha mẹ nên hướng dẫn bé đánh răng hàng ngày theo các bước dưới đây. 

  • Trước khi đánh răng, cha mẹ hãy hướng dẫn bé súc miệng để loại bỏ các thức ăn thừa trong miệng, và cũng để làm ướt bàn chải cho bé
  • Lấy một lượng kem đánh răng dành riêng cho trẻ nhỏ để làm sạch cho bé
  • Cho bé dựa vào mẹ và hướng dẫn bé há miệng, hướng bàn chải về phía răng trước góc 45 độ, rồi di chuyển bàn chải theo vòng tròn và chiều dọc của răng. Chú ý hãy đánh hết cả phía ngoài và trong cho bé.
  • Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ nhỏ nhổ nước bọt kem đánh răng ra ngoài, không nên nuốt vào trong
  • Sau đó cho bé súc miệng thật sạch lại bằng nước sạch

Ngoài ra, bạn cũng có thể chỉ cho bé cách làm sạch lưỡi cho trẻ 2 tuổi trong lúc chải răng. Để nhắc con nhớ rằng, ngoài răng thì lưỡi cũng là một bộ phận khá quan trọng cần được vệ sinh sạch sẽ.

2. Cách làm sạch lưỡi cho trẻ 1 tuổi

Đối với trẻ 1 tuổi, vì bé mọc rất ít răng nên bạn không cần quan tâm đến việc vệ sinh răng cho bé giống như bé 2 tuổi. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, bé uống rất nhiều sữa, đặc biệt là sữa mẹ, nên mảng bám trên lưỡi bé sẽ nhiều hơn. Bởi vậy cha mẹ cần học cách làm sạch lưỡi cho bé 1 tuổi. Bằng cách chuẩn bị miếng gạc rơ lưỡi thanh trùng, nước sạch, muối hạt (khoảng 10 hạt), rau ngót hoặc cỏ mực khoảng 5 lá và 1 chiếc bát nhỏ. Sau đó tiến hành thực hiện theo các bước sau:

lam sach luoi cho be 1 tuoi

Ảnh: @Internet

  • Đầu tiên, rau ngót hoặc lá cỏ mực phải được rửa thật sạch, ngâm trong nước muối 10 phút và để ráo. Sau đó đun sôi, lấy bã giã nhỏ và chắt lấy nước cho ra bát nhỏ.
  • Cha mẹ sử dụng gạc rơ lưỡi chuyên dụng đã thanh trùng luôn vào ngón trỏ sau đó chấm vào bát nước rau ngót hoặc cỏ mực nói trên và tiến hành làm sạch cho bé
  • Cha mẹ nên rơ lưỡi cho bé 1 tuổi từ 2 bên má trước, sau đó đến lợi và cuối cùng là vùng lưỡi

Lưu ý:

  • Trước khi làm sạch lưỡi cho bé, mẹ nên vệ sinh thật sạch tay để tránh mang vi khuẩn vào miệng bé
  • Nên vệ sinh cho trẻ 1-2 lần một ngày vào sáng và tối. Nhất là đối với những trẻ bú bình sẽ dễ bị mảng bám nhiều hơn.
  • Tuyệt đối không vệ sinh cho bé lúc đói, tốt nhất là sau ăn 15 phút
  • Tuyệt đối không cạo mạnh tay mà tiến hành nhẹ nhàng đều đặn đến khi các mảng bám bung ra hết.
cach lam sach luoi cho tre 1 tuoi

Ảnh: @Internet

Trên đây là những thông tin cần thiết dành cho các mẹ về cách làm sạch lưỡi cho trẻ 2 tuổi và 1 tuổi. Cha mẹ nên để ý và vệ sinh cho con thường xuyên để phòng tránh các bệnh liên quan đến sức khỏe răng miệng bé. Chúc cha mẹ cùng con yêu luôn vui khoẻ!

]]>
https://thietbiytetamlan.com/cach-lam-sach-luoi-cho-tre-2-tuoi/feed/ 0
Một số cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn, đơn giản và hiệu quả tại nhà https://thietbiytetamlan.com/cach-ro-luoi-cho-tre-so-sinh/ https://thietbiytetamlan.com/cach-ro-luoi-cho-tre-so-sinh/#respond Thu, 16 May 2024 09:25:03 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/cach-ro-luoi-cho-tre-so-sinh/

Rơ lưỡi cho bé là một trong những biện pháp vệ sinh răng miệng hiệu quả, thường được thực hiện thường xuyên để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và phòng ngừa các bệnh liên quan đến răng miệng. Vậy cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn nhất là như thế nào? Cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Những lý do phải rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh thường xuyên?

Rơ lưỡi là một việc quan trọng mà các mẹ phải chú ý thực hiện thường xuyên vì các lý do sau:

  • Trong khi người lớn cần phải đánh răng hàng ngày thì đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ chưa có khả năng tự làm vệ sinh cá nhân, rơ lưỡi là một việc làm dường như không thể thiếu để giúp bé bảo vệ sức khỏe răng miệng. 
  • Nguồn dinh dưỡng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nạp vào trong cơ thể mỗi ngày là sữa mẹ, sữa công thức hoặc bột ăn dặm. Theo thời gian, nếu không được thực hiện đánh tưa lưỡi thường xuyên, thức ăn sẽ hình thành những mảng trắng dày bám trên lưỡi, nướu… Đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, phát triển bên trong khoang miệng của trẻ, dẫn đến các bệnh liên quan đến răng miệng như: nấm lưỡi, nấm miệng, viêm họng…
  • Trẻ được làm vệ sinh răng miệng đều đặn bằng biện pháp rơ lưỡi sẽ tăng cảm giác ngon miệng khi ăn. Đồng thời đây cũng là một cách để loại bỏ cảm giác khó chịu, quấy khóc, bỏ bú, chán ăn của các con. 
cach ro luoi cho be so sinh

Ảnh: @Internet

Vậy, có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không? Chắc chắn là có vì đây là việc làm thật sự cần thiết để bảo vệ sức khoẻ răng miệng cho bé. Nhưng liệu bạn đã biết những cách rơ lưỡi cho bé sơ sinh nào là an toàn, hiệu quả mà đơn giản? Cùng Tâm Lan tham khảo thêm một số cách rơ lưỡi trẻ sơ sinh dưới đây bạn nhé!


Có thể bạn quan tâm: 3 mẹo đơn giản nhất dành cho các mẹ khi bé không chịu rơ lưỡi


2. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh sạch bằng một số mẹo dân gian

Dưới đây là một số cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh sạch mà các mẹ có thể áp dụng:

2.1. Rơ lưỡi bằng rau ngót

Rau ngót là một trong những loại rau có tính làm sạch và sát trùng cao, các mẹ hoàn toàn có thể sử dụng như là một cách để loại bỏ các mảng bám trắng ở lưỡi nhanh chóng hơn. Các mẹ có thể thực hiện rơ lưỡi bằng rau ngót như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch rau ngót và cho vào nồi luộc với một chút muối trắng
  • Bước 2: Sử dụng máy xay hoặc cối để nghiền nát rau.  
  • Bước 3: Chắt lấy nước cốt và chờ nguội
  • Bước 4: Sử dụng gạc rơ lưỡi chuyên dụng hoặc khăn xô em bé để thấm đều nước rau ngót và rơ đều lưỡi của trẻ
cach ro luoi cho tre so sinh sach

Ảnh: @Internet

2.2. Rơ lưỡi bằng lá hẹ

Một loại lá khác mà các mẹ cũng có thể dùng như là một cách rơ lưỡi trẻ sơ sinh luôn sạch đó là lá hẹ. Tương tự như lá rau ngót, lá hẹ cũng được coi là thần dược làm sạch và giúp kháng viêm tốt. Sử dụng lá hẹ thường xuyên, chắc chắn tình trạng lưỡi trắng, tưa lưỡi hay các bệnh răng miệng sẽ được đẩy lùi. Cách đánh rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bứt một nắm lá hẹ, rửa sạch và nghiền nát
  • Bước 2: Đun sôi hỗn hợp trên và tách lấy nước cốt
  • Bước 3: Chờ nguội, sử dụng gạc thấm và rơ đều lưỡi cho trẻ

Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ khi sử dụng lá hẹ để rơ lưỡi cho trẻ mà các bạn nên biết đó là lá hẹ có mùi hắc và có thể gây tiêu chảy cho trẻ. Vì vậy các mẹ cần theo dõi bé, nếu thấy không phù hợp hãy thử đổi sang áp dụng các phương pháp khác để làm vệ sinh răng miệng cho bé yêu nhà mình.

cach ro luoi tre so sinh

Ảnh: @Internet

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể tham khảo thêm cách rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý cho bé. Đây cũng là một biện pháp vệ sinh răng miệng khá phổ biến và được nhiều phụ huynh áp dụng để đánh tưa lưỡi cho trẻ nhỏ.

3. Hướng dẫn cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách

Để đảm bảo cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh mà các mẹ đang áp dụng là an toàn và hiệu quả, các mẹ hãy tham khảo quy trình hướng dẫn rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách như sau:

  • Bước 1: Trước khi bắt đầu tiến hành rơ lưỡi cho trẻ các mẹ hãy làm sạch và khử khuẩn cho tay trước. Bên cạnh đó, hãy tạo bầu không khí vui vẻ và thoải mái để tránh trẻ quấy khóc và không hợp tác.
  • Bước 2: Dùng gạc rơ lưỡi chuyên dụng hoặc khăn bông mềm quấn quanh ngón tay. Nhúng qua nước ấm để làm ướt.
  • Bước 3: Nhúng đều vào dung dịch rơ lưỡi 
  • Bước 4: Đặt ngón tay để tách miệng bé ra và đưa gạc rơ lưỡi vào
  • Bước 5: Chà sát mặt lưỡi, răng, khu vực lợi trong của 2 bên má 

Các mẹ hãy thực hiện rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tốt nhất vào khoảng 2 ngày/1 lần hoặc tăng tần suất nếu thấy việc làm sạch chưa đủ. Đồng thời việc đánh tưa lưỡi cho bé nên được thực hiện vào buổi sáng sớm, khi bé còn đói để tránh gặp phải tình trạng nôn trớ gây khó chịu cho trẻ.

4. Một số lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng cách nào? Nên lưu ý những gì để đảm bảo cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách bạn đang áp dụng:

4.1. Về cách dùng rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Cách dùng gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đơn giản và an toàn nhất là bạn nên sử dụng loại gạc rơ lưỡi chuyên dụng để đảm bảo tính vô trùng. Hoặc nếu sử dụng khăn bông thì nên lựa chọn khăn riêng, đảm bảo mềm và được giặt sạch, sấy khô cẩn thận sau khi rơ lưỡi cho trẻ. Bên cạnh đó, nhớ quấn chặt gạc rơ lưỡi vào tay để đảm bảo có lực làm sạch tốt hơn cũng như tránh bị rơi ra trong quá trình rơ lưỡi.

huong dan ro luoi cho tre so sinh

Ảnh: @Internet

4.2. Về cách rơ lưỡi lấy đờm cho trẻ sơ sinh

Việc làm sạch các mảng trắng của lưỡi, các nướu răng cũng như là một cách giúp loại bỏ môi trường sinh sôi các vi khuẩn có hại cho răng miệng hoặc quá trình hình thành đờm. Bé được đánh lưỡi sạch sẽ sẽ càng giảm tỉ lệ mắc các bệnh liên quan đến răng miệng và vòm họng.

4.3. Về cách đánh rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Các mẹ nên tránh vì muốn làm sạch cho trẻ nhanh mà chà sát quá mạnh khiến trẻ sợ, không hợp tác và quấy khóc. Các mẹ có thể làm bé cười hoặc mở âm thanh yêu thích của trẻ để việc đánh rơ lưỡi cho trẻ diễn ra thuận lợi hơn. Bé cũng tránh cảm giác sợ hãi mỗi lần mẹ làm sạch lưỡi.

Trên đây là những chia sẻ mới nhất về cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả tại nhà. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng bài viết có thể mang lại cho các mẹ nhiều kinh nghiệm hữu ích trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Chúc mẹ và bé yêu luôn vui khoẻ!

]]>
https://thietbiytetamlan.com/cach-ro-luoi-cho-tre-so-sinh/feed/ 0
3 mẹo đơn giản nhất dành cho các mẹ khi bé không chịu rơ lưỡi https://thietbiytetamlan.com/be-khong-chiu-ro-luoi/ https://thietbiytetamlan.com/be-khong-chiu-ro-luoi/#respond Thu, 16 May 2024 09:22:18 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/be-khong-chiu-ro-luoi/

Bé không chịu rơ lưỡi có thể dẫn đến nhiều hệ lụy như: nấm lưỡi, khoang miệng xuất hiện tưa và các mảng trắng gây chán ăn, bỏ bú mẹ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng của trẻ nhỏ. Vậy vì sao bé không chịu hợp tác khi thấy mẹ cho miếng gạc vào miệng? Mời bạn cùng tham khảo một số mẹo dùng gạc lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách ngay dưới đây.

1. Vì sao phải rơ lưỡi cho trẻ thường xuyên?

Rơ lưỡi là một cách để làm sạch khoang miệng cho trẻ nhỏ. Đối với trẻ uống sữa ngoài (sữa bột) thì việc rơ lưỡi thường xuyên lại càng quan trọng hơn. Khi uống sữa, một lượng bột cặn sẽ đọng lại ở lưỡi, tạo thành các mảng trắng. Khi các mảng trắng này dày lên thì trở thành nguyên nhân dẫn đến tình trạng nấm lưỡi, chán ăn, tưa miệng làm ảnh hưởng đến vòm họng và sức khỏe răng miệng.

Tần suất phù hợp nhất để rơ lưỡi cho các trẻ là 2-3 ngày/ lần. Hoặc các mẹ có thể tự kiểm tra mức độ mảng trắng trên lưỡi trẻ để điều chỉnh cho phù hợp. Các mẹ tuyệt đối không được chủ quan, hãy thường xuyên chú ý việc theo dõi tình trạng lưỡi của trẻ để bảo vệ các bé không mắc phải những bệnh lý trên.

tre khong cho ro luoi

Ảnh: @Internet


Bài viết liên quan:

  • Chuyên mục giải đáp: Trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi?
  • Một số cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn, đơn giản và hiệu quả tại nhà

2. Một số lý do khiến bé không chịu rơ lưỡi 

Với những mẹ lần đầu nuôi con sẽ không tránh khỏi những lúng túng khi rơ lưỡi cho trẻ, nhất là trường hợp bé không chịu hợp tác cùng mẹ. Vậy những lý do nào khiến bé không chịu rơ lưỡi?

2.1. Bé không chịu rơ lưỡi do sợ hãi

Đây có lẽ là lý do lớn nhất khiến bé không chịu rơ lưỡi. Đã có rất nhiều mẹ đau đầu, thậm chí là stress khi vừa cho gạc vào miệng bé đã khóc, giãy mạnh để tránh khỏi hành động của mẹ. Lúc này, các mẹ sẽ có xu hướng là mặc kệ con và tiếp tục đánh lưỡi dù con có khóc to hơn. Tuy nhiên, đây không phải là cách tốt vì nó vô tình đã để lại cho trẻ một tâm lý sợ hãi. Từ đó trẻ dễ bị ám ảnh và có xu hướng tiếp tục gào thét to hơn nữa, nhất quyết không chịu hợp tác cùng mẹ ở những lần sau

2.2. Bé không cho rơ lưỡi do sai thời điểm phù hợp

Đây cũng là một trong những nguyên nhân rất phổ biến mà các mẹ thường ít để ý đến. Nhiều mẹ thường cho rằng rơ lưỡi là một việc làm khá đơn giản và có thể thực hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên quan niệm trên là hoàn toàn sai lầm. Bởi trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng tương tự như người lớn chúng ta, sẽ có tâm trạng riêng vào tuỳ từng thời điểm. Chẳng hạn như khi trẻ đang buồn ngủ, mệt mỏi, viêm họng hay sốt sau tiêm. Nếu mẹ vô tình tự ý đè con ra để làm vệ sinh răng miệng thì việc bé không cho rơ lưỡi là điều dễ hiểu. 

be khong chiu danh tua luoi

Ảnh: @Internet

2.3. Bé không chịu rơ lưỡi do mẹ làm quá mạnh tay

Việc muốn giữ cho vấn đề răng miệng của trẻ được đảm bảo thật sạch sẽ là tâm lý chung của nhiều mẹ. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá nôn nóng, tránh để rút ngắn lại quá trình đánh tưa lưỡi mà dùng lực quá mạnh để chà sát lên lưỡi bé hoặc thực hiện rơ lưỡi quá nhiều lần. Đây là việc làm tuyệt đối không được khuyến khích vì rất có thể làm lưỡi của trẻ bị tổn thương, khiến con sinh ra tâm lý hoảng sợ. Những lần sau khi trẻ thấy mẹ chuẩn bị rơ lưỡi chắc chắn sẽ lập tức không hợp tác.

2.4. Bé không cho rơ lưỡi do ghét mùi vị dung dịch rơ lưỡi 

Một nguyên nhân nữa có thể làm bé không chịu rơ lưỡi đó là do dung dịch rơ lưỡi. Các biện pháp rơ lưỡi thường được áp dụng phổ biến là rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý, lá hẹ, rau ngót,… Mặc dù đây là những cách làm tương đối an toàn cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Tuy nhiên mỗi bé sẽ có một cá tính khác nhau, sinh ra sự yêu ghét vị giác khác nhau. Do đó không phải cách làm nào cũng phù hợp để áp dụng cho bé yêu của bạn. Khi trẻ không chịu được mùi vị của loại rau lá, dung dịch nước muối nào đó sẽ dẫn đến hành vi quấy khóc, khó chịu và không hợp tác với mẹ. Vậy, phải làm thế nào khi bé không chịu rơ lưỡi?

be khong cho ro luoi

Ảnh: @Internet

3. Một số mẹo giúp trẻ ngoan ngoãn hợp tác hơn khi mẹ rơ lưỡi

Dưới đây là một số mẹo mà các mẹ có thể áp dụng thử khi bé không chịu rơ lưỡi.

3.1. Tạo cảm giác thích thú cho trẻ

Các mẹ hãy hướng sự chú ý của trẻ đến một đối tượng khác để làm trẻ vui và thích thú. Mẹ có thể đưa đồ chơi con thích trước tầm mắt để làm trò, hoặc có thể mở nhạc mà bé thích để bé quên đi. Lúc này tâm trạng vui thích sẽ khiến bé quên đi cảm giác mẹ đang rơ lưỡi.

3.2. Tìm thời điểm phù hợp để thực hiện

Thời điểm phù hợp nhất để các mẹ rơ lưỡi cho trẻ đó là khi vừa tắm xong. Đây là lúc bé đang có cảm giác thoải mái và thư thái nhất. Các mẹ hãy nhân cơ hội này để thực hiện rơ lưỡi, hãy làm thật nhẹ tay để bé tập làm quen trước. Đây cũng thời điểm tốt để các mẹ có thể thực hiện các công tác vệ sinh khác như: ngoáy tai, xông mũi,..

Ngoài ra, việc rơ lưỡi cho bé cũng được khuyên rằng nên thực hiện vào buổi sáng sớm khi trẻ vừa ngủ dậy và bụng còn đang đói để tránh gặp phải tình trạng nôn trớ.

tre khong chiu ro luoi

Ảnh: @Internet

3.3. Sử dụng các dung dịch rơ lưỡi có mùi vị thích hợp với con 

Dung dịch rơ lưỡi cũng là một yếu tố quyết định liệu trẻ có hợp tác cho mẹ rơ lưỡi hay không. Mẹ có thể thử qua các cách rơ lưỡi cho bé bằng mật ong, rau ngót, nước muối sinh lý hoặc lá hẹ để tìm ra đâu là hương vị khiến bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất. Nếu trẻ yêu thích một loại hương vị nào thì khi đó mẹ sẽ dễ dàng nhận ra ngay bởi thái độ hợp tác của bé. Lúc này việc rơ lưỡi cho con chắc chắn sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. 

Trên đây là những chia sẻ mới nhất, đầy đủ nhất về việc bé không chịu rơ lưỡi. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng việc rơ lưỡi cho bé sẽ trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn với mẹ nhờ những mẹo trên đây. Chúc mẹ cùng con yêu lúc nào cũng thật vui khoẻ! 

]]>
https://thietbiytetamlan.com/be-khong-chiu-ro-luoi/feed/ 0
Ráy tai có mùi hôi: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm https://thietbiytetamlan.com/ray-tai-co-mui-hoi/ https://thietbiytetamlan.com/ray-tai-co-mui-hoi/#respond Thu, 16 May 2024 09:22:08 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/ray-tai-co-mui-hoi/

Việc xuất hiện ráy tai là hết sức bình thường và là chức năng hoạt động tự nhiên của cơ thể nhằm bảo vệ đôi tai của bạn. Tuy nhiên nếu ráy tai có mùi hôi lại là một vấn đề khác và cần lưu tâm. Hãy cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan đi tìm nguyên nhân và các cách để khắc phục tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé!  

Cách nhận biết ráy tai có mùi hôi

Có thể bạn chưa biết, ráy tai được hình thành do chất nhờn và bụi bẩn, mồ hôi tích tụ lâu ngày trong lỗ tai. Sau đó chúng được đẩy ra ngoài và đóng thành từng mảng nhỏ. Chúng thường có hai dạng chính là ráy tai khô và ướt. Nhưng tuyệt nhiên một đôi tai khỏe mạnh ráy tai thường không có mùi, nếu có thì cũng rất ít mùi. 

Nếu bạn nhận thấy tình trạng ráy tai ướt có mùi hôi hoặc ráy tai khô có mùi hôi khó chịu thì chứng tỏ chức năng bảo vệ tai của bạn đang bị ảnh hưởng ít nhiều. Lúc này bạn cần tìm ra nguyên nhân để khắc phục càng sớm càng tốt. 

Tại sao ráy tai có mùi hôi?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ráy tai có mùi bất thường. Cần tìm ra nguyên nhân chính xác trước khi muốn điều trị dứt điểm. 

Không lấy ráy tai thường xuyên

Đây là nguyên nhân phổ biến và bắt gặp nhiều nhất. Nên lấy ráy tai với tần suất 1-2 lần/ tuần để đảm bảo đôi tai luôn được giữ vệ sinh, không bị tắc nghẽn bụi bẩn gây nên tình trạng xuất hiện dịch và mùi hôi khó chịu.

ray tai hoi

Ảnh: @Internet

Nhiễm trùng vùng tai ngoài

Nhiễm khuẩn bên ngoài tai thường không quá nguy hiểm nhưng khả năng ráy tai bị bốc mùi là vẫn có. Người bệnh thường mắc bệnh lý do không vệ sinh tai sau khi tắm hoặc đi bơi.

Mắc chứng Cholesteatoma

Chứng kiến sự xuất hiện của tế bào Cholesteatoma trong lớp niêm mạc tai. Triệu chứng nhẹ như chảy dịch, thính giác giảm, ráy tai có mùi,.. khi phát hiện kịp thời có thể chữa dứt điểm. Nếu không nó sẽ biến chứng sang thể nặng như ung thư tai, ăn mòn cấu trúc tai giữa, gây đau rát, thậm chí mất thính lực.

Viêm tai giữa

Đây là bệnh có thể xảy ra trên cả người lớn và trẻ nhỏ, nguy hiểm nhất vẫn là ở trẻ sơ sinh. Ráy tai có mùi hôi ở trẻ sơ sinh thường do các tác nhân gây hại như virus, ô nhiễm không khí, thói quen vệ sinh không hợp lý… Khi nhận thấy trẻ sơ sinh ráy tai ướt có mùi hôi thì khả năng cao là bị viêm tai giữa. Cần liên hệ trung tâm y tế để được xử lý đúng cách nếu không muốn bệnh trở nặng, có thể gây đau tai, sốt cao, quấy khóc ở trẻ. 

ray tai be co mui hoi

Ảnh: @Internet

Mắc dị vật trong tai

Người lớn chúng ta thì có thể kiểm soát được hành vi. Tuy nhiên trẻ nhỏ thì không như vậy. Chỉ cần cha mẹ lơ là chú ý một lúc là trẻ đã có thể xảy ra nguy hiểm. Trong đó phải kể đến khả năng trẻ vô tình mắc các dị vật như thức ăn, đồ chơi nhỏ, hạt cườm, bông tăm, đất cát… bên trong tai trong lúc chơi đùa…

Hoặc cũng có thể do côn trùng xâm nhập không kiểm soát được. Khi đó sẽ gây ra những triệu chứng nổi bật như: gây đau ngứa, lỗ tai ra máu, ráy tai có mùi hôi,…

Ung thư tai

Trong số tất cả những nguyên nhân kể trên, đây có thể coi là bệnh hiếm gặp cũng như là nguy hiểm nhất. Mặc dù hiếm gặp nhưng nó cũng có khả năng dẫn đến triệu chứng ráy tai ướt có mùi hôi. Nếu không đi khám bệnh và chẩn đoán kịp thời, bệnh rất dễ chuyển biến xấu gây nhức đầu, liệt cơ, ù tai, chảy dịch nhiều,…

Ráy tai có mùi hôi cần điều trị như thế nào? 

Dù đều gặp phải trường hợp ráy tai có mùi hôi nhưng không phải ai cũng mắc bệnh lý giống nhau. Vì thế bạn tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc hay bất kỳ dung dịch xịt lấy ráy tai nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Điều bạn cần làm lúc này là nên đến ngay các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh nhằm có hướng điều trị phù hợp.

Nhiễm trùng tai

Nếu nghi ngờ bản thân bị nhiễm trùng tai ngoài hoặc tai giữa, cần lập tức đi khám chữa tại các cơ sở y tế uy tín. Tại đó, các bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc giảm đau và thuốc nhiễm trùng với liều lượng thích hợp. Ngoài ra, bạn sẽ được lấy ráy tai bằng dụng cụ chuyên biệt, được khử trùng và thực hiện bởi chính bác sĩ khoa tai mũi họng. Người bệnh sau đó cũng cần theo dõi tại gia và hạn chế bơi lội, tiếp xúc nước, đeo tai nghe thời gian dài,…

Mắc dị vật ở tai

Không nên bối rối mà sử dụng bông ngoáy tai để cố loại bỏ dị vật. Nó chỉ khiến dị vật lọt vào sâu hơn và gây tổn thương đến niêm mạc tai. Cách tốt nhất là nghiêng đầu sang một bên và nhờ sự trợ giúp của bác sĩ có kinh nghiệm dùng kẹp chuyên dụng để gắp dị vật.

Ung thư tai

Có thể người bệnh được chỉ định biện pháp hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật nếu cần thiết.

Đảm bảo vệ sinh để phòng ngừa tình trạng ráy tai có mùi hôi

Đây là điều cơ bản nhất và ai cũng nên làm. Bạn có thể dùng cây lấy ráy tai chuyên dụng hoặc tăm bông ngoáy tai để làm sạch. Nên làm đều đặn 1-2 lần/ tuần để đảm bảo tai luôn sạch sẽ, khô thoáng.

ray tai co mui hoi o tre so sinh

Ảnh: @Internet

Lưu ý: Đối với trẻ nhỏ, cần có người lớn hỗ trợ việc lấy ráy tai để tránh gặp nguy hiểm. Không nên thọc sâu gây rỉ máu, ảnh hưởng đến màng nhĩ. 

Ráy tai có mùi hôi vô cùng bất tiện và khiến mọi người tự ti trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Hoặc cũng có thể là dấu hiệu cho những bệnh lý bất thường ở người. Chính vì vậy hãy quan tâm, yêu thương bản thân bằng cách chăm vệ sinh, thường xuyên theo dõi và đi khám sức khỏe tai mũi họng định kỳ. 

]]>
https://thietbiytetamlan.com/ray-tai-co-mui-hoi/feed/ 0
Mẹo dân gian: Rơ lưỡi bằng lá hẹ khi trẻ được 3 tháng 10 ngày https://thietbiytetamlan.com/ro-luoi-bang-la-he/ https://thietbiytetamlan.com/ro-luoi-bang-la-he/#respond Wed, 15 May 2024 02:12:18 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/ro-luoi-bang-la-he/ Rơ lưỡi bằng lá hẹ là một trong những cách rơ lưỡi cho trẻ bằng phương pháp dân gian. Vệ sinh răng miệng bằng hình thức sử dụng gạc rơ lưỡi bằng lá hẹ 3 tháng 10 ngày cho bé sơ sinh trong giai đoạn sốt mọc răng này là khá phổ biến. Đây cũng được cho là cách đánh tưa lưỡi khá hiệu quả để phòng ngừa viêm nướu cho bé. Nào hãy cùng chúng tôi tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị qua bài viết ngay sau đây nhé!

1. Rơ lưỡi bằng lá hẹ và những điều nên biết

Để hiểu rõ cách lấy lá hẹ rơ lưỡi cho trẻ có hiệu quả hay không hãy cùng tham khảo những thông tin về hẹ ngay dưới đây:

1.1 Thành phần chính của lá hẹ

Lá hẹ là một loại thực vật có vị chua nhẹ, mùi hăng và thuộc tính nhiệt. Hẹ không chỉ được sử dụng trong nấu ăn để gia tăng hương vị mà còn được dùng như là một loại kháng sinh có công dụng diệt khuẩn và làm sạch hiệu quả.

Do trong hẹ có chứa các hợp chất có tính kháng viêm, diệt khuẩn như: saponin, allcin, odorin ,.. nhờ đó mà hẹ được sử dụng như một liệu pháp an toàn trong làm sạch lưỡi cũng như giúp phòng tránh các bệnh liên quan đến răng miệng.

1.2 Công dụng làm sạch tưa lưỡi bằng lá hẹ

Việc rơ lưỡi trẻ sơ sinh hiển nhiên không còn là vấn đề quá xa lạ đối với các mẹ. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng từng rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé. Bởi có thể bạn chưa biết, loại thực phẩm mà mẹ thiên nhiên ban tặng này vốn dĩ có chứa rất nhiều các thành phần kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên, có lợi cho sức khoẻ.

meo ro luoi bang la he

Ảnh: @Internet

Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, độ tuổi này luôn dễ mẩn cảm với các thành phần có nguồn gốc không tự nhiên nên việc áp dụng rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé được xem là một phương pháp khá hữu hiệu, an toàn.

Thực hiện đánh tưa lưỡi cho trẻ bằng lá hẹ sẽ giúp diệt khuẩn và kháng lại quá trình tích tụ của vi khuẩn, các loại nấm trên bề mặt lưỡi và các nướu răng.

Ngoài ra, lá hẹ còn được biết đến với các tác dụng long đờm, hạ sốt khá hiệu quả. Vì thế từ lâu trong dân gian vẫn thường sử dụng lá hẹ rơ lưỡi cho bé vào thời điểm 3 tháng 10 ngày để đối phó với chu kì sốt mọc răng của trẻ.


Có thể bạn quan tâm:

  • Chuyên mục giải đáp: Trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi?
  • Xem thêm các sản phẩm Thiết bị vật tư y tế khác
  • Những tác dụng của yến sào với trẻ em không thể bỏ qua

1.3 Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi rơ lưỡi bằng hẹ

Với một số trẻ yếu bụng thì rơ lưỡi bằng lá hẹ có thể khiến trẻ bị tiêu chảy do tính ấm từ hẹ gây ra tình trạng nóng bụng. Bên cạnh đó, hẹ cũng có mùi khá hăng, với một số trẻ nhạy cảm có thể sẽ trở nên quấy khóc, không hợp tác hoặc nôn trớ. Do vậy, các mẹ hãy chú ý nếu trẻ có xuất hiện những dấu hiệu trên hãy ngừng ngay việc áp dụng cách làm lá hẹ rơ lưỡi cho bé.

2. Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ đúng chuẩn như thế nào?

Vậy dựa vào đâu để biết cách lấy lá hẹ rơ lưỡi cho trẻ an toàn mà hiệu quả? Thời điểm đánh tưa lưỡi thích hợp nhất là vào buổi sáng, khi bụng trẻ còn đói để tránh gặp phải tình trạng bé bị nôn trớ, quấy khóc.

Để làm đúng cách rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ, các mẹ cần thực hiện theo hướng dẫn như sau:

2.1. Cách làm lá hẹ rơ lưỡi cho bé

Các vật liệu cần có: mẹ hãy chuẩn bị một gạc rơ lưỡi vô trùng, lá hẹ rửa sạch, nước ấm và túi lọc cặn thức ăn.

cach lam la he ro luoi cho be

Ảnh: @Internet

  • Đầu tiên: Đây là bước đặc biệt quan trọng không thể thiếu. Các mẹ lưu ý hãy rửa tay thật sạch trước khi thực hiện đánh tưa lưỡi cho bé nhằm đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn tuyệt đối.
  • Bước 2: Nghiền hoặc xay nhuyễn lá hẹ, vớt ra một chén nhỏ.
  • Bước 3: Đổ nước ấm vào chén đựng lá hẹ nhuyễn, dùng muỗng khuấy cho chất trong lá hẹ tan đều
  • Bước 4: Dùng lọc để tách bỏ cặn lá hẹ, giữ lại phần nước hẹ.

Vậy là đã xong phần dung dịch lá hẹ, đến đây, mẹ cần thực hiện tiếp theo hướng dẫn bên dưới để biết cách lấy lá hẹ rơ lưỡi cho trẻ.

2.2. Cách lấy lá hẹ rơ lưỡi cho trẻ

  • Bước 1: Mẹ rửa lại tay thật sạch và lau khô.
  • Bước 2: Bế bé lên tay để có thể dễ dàng rơ lưỡi thuận chiều hơn.
  • Bước 3: Đeo gạc rơ lưỡi vào ngón tay, thấm tí nước hẹ đã được lọc bỏ cặn vào gạc và thực hiện đánh tưa lưỡi bằng lá hẹ thật nhẹ nhàng theo kiểu chải từ trong ra ngoài. Ngoài phần lưỡi, các mẹ có thể lau kĩ phần 2 bên má và các nướu răng của trẻ.
  • Bước 4: Quan sát thật kĩ bên trong miệng của bé. Nếu thấy mảng bám trên lưỡi đã mỏng đi, trông thấy lưỡi hồng là có thể khẳng định lưỡi bé sạch rồi.
ro luoi be bang la he

Ảnh: @Internet

Lưu ý trong quá trình thực hiện rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé, các mẹ nên thao tác thật nhẹ và chậm rãi, tránh muốn làm sạch kĩ mà dùng lực quá mạnh khiến bé quấy khóc, sợ hãi và không hợp tác. Ngoài ra, hãy chú ý theo dõi tình trạng lưỡi của trẻ để điều chỉnh tần suất rơ lưỡi cho phù hợp.

3. Rơ lưỡi bằng lá hẹ 3 tháng 10 ngày

Rơ lưỡi bằng lá hẹ 3 tháng 10 ngày là một mẹo phổ biến trong dân gian từ lâu. Thời điểm trẻ sơ sinh được 3 tháng 10 ngày là giai đoạn trẻ chuẩn bị hành sốt mọc răng. Trong đó, cách rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ được xem như một biện pháp khá hữu ích giúp giảm thiểu tình trạng sưng viêm của nướu và hạ sốt mọc răng hiệu quả.

Áp dụng theo luật dân gian thì mẹ sẽ sử dụng 7 lá hẹ để rơ lưỡi cho bé trai và 9 lá hẹ dành cho bé gái.

be sot moc rang

Ảnh: @Internet

Đây là kinh nghiệm đã có từ lâu đời, được truyền đạt và ứng dụng thành công qua nhiều thế hệ mà mẹ hoàn toàn có thể tham khảo để áp dụng nếu thấy phù hợp cho bé nhà mình.

Trên đây là những chia sẻ đầy đủ nhất về mẹo dân gian rơ lưỡi bằng lá hẹ khi trẻ sơ sinh được 3 tháng 10 ngày. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan chúc mẹ thành công trong hành trình chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho con yêu của mình. Nếu mẹ có băn khoăn vấn đề gì cần giải đáp, hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Trong trường hợp cần vệ sinh khoang miệng nhanh và tiện lợi, bạn cũng có thể tham khảo xịt họng kháng khuẩn PlasmaKare H-Spray, đây là sản phẩm có thể kháng khuẩn, làm sạch khoang miệng, họng giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý nhiễm trùng tại họng miệng, khử mùi hiệu quả và làm dịu nhanh chóng trong khoang miệng, họng, lưỡi.

]]>
https://thietbiytetamlan.com/ro-luoi-bang-la-he/feed/ 0