Thiết Bị Y Tế Tâm Lan https://thietbiytetamlan.com Công ty sản xuất vật tư y tế, dụng cụ y khoa Fri, 16 Aug 2024 02:06:13 +0000 vi hourly 1 https://thietbiytetamlan.com/wp-content/uploads/2024/07/cropped-logo-32x32.png Thiết Bị Y Tế Tâm Lan https://thietbiytetamlan.com 32 32 Tìm hiểu nguyên nhân gây hạ đường huyết ở người bình thường https://thietbiytetamlan.com/ha-duong-huyet-o-nguoi-binh-thuong/ https://thietbiytetamlan.com/ha-duong-huyet-o-nguoi-binh-thuong/#respond Sat, 17 Aug 2024 03:02:54 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/ha-duong-huyet-o-nguoi-binh-thuong/ Hạ đường huyết ở người bình thường xảy ra khi lượng đường glucose trong máu giảm xuống đột ngột. Đây là hiện tượng bất cứ ai cũng có thể gặp phải dù không mắc bệnh tiểu đường. Cùng Tâm Lan tìm hiểu xem tình trạng này có gì nguy hiểm qua bài viết sau đây nhé!

1. Hạ đường huyết ở người bình thường là gì?

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu giảm thấp đột ngột, bệnh xảy ra ngay cả ở với những người bình thường mặc dù không bị bệnh đái tháo đường. Khi đó, lượng đường glucose xuống mức quá thấp khiến cho cơ bắp và tế bào não không còn khả năng hoạt động. Điều này lý giải tại sao người bị hạ đường huyết hay bủn rủn chân tay, chóng mặt, đau đầu dẫn đến ngất xỉu, hôn mê.

Hạ đường huyết ở người bình thường hiếm gặp hơn so với những người mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể xảy ra nếu như cơ thể của họ không có khả năng ổn định lượng đường trong máu. Hoặc do cơ thể sản xuất quá nhiều insulin sau khi ăn dẫn đến đường huyết thay đổi đột ngột, bất thường.

duong huyet cua nguoi binh thuong

Ảnh: @Internet

2. Vì sao đường huyết của người bình thường bị hạ đột ngột?

2.1. Hạ chỉ số đường huyết đói

Việc hạ chỉ số đường huyết khi đói là tình trạng thường xuyên gặp phải, tuy nhiên bệnh không nhất thiết liên quan đến bữa ăn mà còn có thể tiềm ẩn căn bệnh nguy hiểm khác. Nguyên nhân của việc hạ đường huyết không phản ứng (hạ đường huyết ở người bình thường) có thể bao gồm đó là:

  • Do tác dụng phụ của một số loại thảo dược hay thuốc bổ sung có chứa các thành phần như cây hồ đào, nhân sâm hoặc quế. Những thành phần này có thể gây hạ chỉ số đường huyết đột ngột không phản ứng
  • Những người mắc các bệnh liên quan đến gan hoặc suy giáp, u xơ,… đều dễ bị hạ đường huyết
  • Hạ đường huyết dễ gặp ở những người bị rối loạn ăn uống, suy dinh dưỡng, thiếu hụt chất
  • Bệnh dễ xảy ra ở những người đã từng chạy thận nhân tạo hoặc phẫu thuật dạ dày
  • Người sử dụng bia rượu cũng dễ bị hạ đường huyết do rượu bia ngăn chặn gan sản sinh glucose ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan, thận hoặc tim
  • Phụ nữ mang thai cũng rất dễ xảy ra tình trạng này nếu như cơ thể không dung nạp đủ lượng glucose cho cơ thể
  • Những người bị mắc u tuyến tụy dễ khiến cơ thể sản sinh quá nhiều insulin dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết không phản ứng
  • Người rối loạn nội tiết tố cũng dễ khiến tình trạng hạ đường huyết xảy ra do hormone trong cơ thể kiểm soát, không cung cấp, duy trì lượng đường cần thiết đi khắp cơ thể
chi so duong huyet doi

Ảnh: @Internet

2.2. Hạ đường máu sau ăn 2h

Hiện tượng hạ đường huyết sau ăn từ 1-2h gọi là hạ đường huyết phản ứng. Bởi chính việc cơ thể sản sinh quá nhiều insulin sau bữa ăn đã gây ra hiện tượng này. Tuy nhiên, nguyên nhân của bệnh hạ đường huyết phản ứng này chưa thực sự rõ ràng và được biết đến hết. Vì vậy nhiều người vẫn còn rất lo lắng vì tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây lên hiện tượng này:

  • Tăng insulin đột ngột
  • Cơ thể người bệnh có tiền sử tiểu đường
  • Bệnh tụt đường huyết phản ứng xảy ra ở người có bất kỳ cuộc phẫu thuật liên quan đến hệ thống tiêu hóa
  • Người ăn nhiều carbohydrate tinh chế như thực phẩm chứa nhiều đường hoặc bánh mì trắng,…

3. Hạ đường huyết ở người bình thường có nguy hiểm không?

Dựa vào những con số mà nghiên cứu của các chuyên gia đưa ra với người bình thường không mắc đái tháo đường, mọi người sẽ biết được mình có mắc bệnh tiểu đường hay không? Thông thường, người bị hạ đường huyết sẽ có các biểu hiện rõ rệt vì không đủ lượng đường để cung cấp cho cơ thể tới não bộ. Cụ thể là hoa mắt, chóng mặt, đói, đổ mồ hôi, run cơ bắp, chân tay mềm yếu, cơ thể mệt mỏi, tim đập nhanh hơn, nôn ói,…

Khi đó nếu như không có các biện pháp can thiệp kịp thời thì diễn biến của người bệnh hết sức nguy hiểm và khó lường. Người bệnh có thể sẽ bất tỉnh, mê sảng, hôn mê kéo dài, co giật,… Nặng hơn có thể dẫn đến đột quỵ ảnh hưởng đến tính mạng.

4. Ngăn ngừa hạ đường huyết ở người bình thường

Đường huyết trung bình của người bình thường là <140mg/dL (7,8 mmol/l); đường huyết lúc đói là <100 mg/dL (< 5,6

mmol/l) và sau bữa ăn sẽ là <140mg/dl (7,8 mmol/l).

Dựa vào những chỉ số này, ta có thể điều chỉnh lại hàm lượng đường có trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày để ngăn ngừa các triệu chứng hạ đường huyết ở người bình thường. Đồng thời thực hiện đời sống sinh hoạt lành mạnh, khoa học để ổn định đường huyết, nâng cao sức khoẻ.

duong huyet trung binh cua nguoi binh thuong

Ảnh: @Internet

  • Không nhịn bữa không theo khoa học để giảm cân
  • Không sử dụng những đồ uống có chất kích thích chứa cafein như soda, cà phê,… Vì chúng sẽ gây hạ đường huyết và khiến người dùng mệt mỏi
  • Không sử dụng rượu bia quá nhiều trong ngày, không uống rượu bia khi đang đói. Mỗi ngày đàn ông  chỉ nên uống 2 ly, dung lượng đối với mỗi ly là 12 ounce đối với bia, 5 ounce đối với rượu hoặc 1 ounces rượu mạnh. Phụ nữ chỉ nên uống 1 ly mỗi ngày để tránh hạ đường huyết

Có thể bạn quan tâm:

  • Hạ đường huyết nên ăn gì, không nên ăn gì?
  • Tăng đường huyết: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử trí

Thay vào đó, nên:

  • Ăn uống đầy đủ, khoa học, chia nhỏ các bữa trong ngày và ăn cùng một lượng carbohydrate trong bữa ăn hay đồ ăn nhẹ mỗi ngày.
  • Bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm giàu protein và rau trong bữa ăn có trong thịt bò, thịt lợn, cá, thịt gia cầm (gà và gà tây), đậu và các loại hạt.
  • Nên kiểm tra lượng đường huyết định kỳ để kịp thời phát hiện ra bệnh sớm, tránh để tình trạng nặng gây biến chứng nguy hiểm

Hạ đường huyết ở người bình thường không thể xem thường vì vậy mọi người nên chú ý ăn uống, sinh hoạt đều đặn, khoa học, chú ý theo dõi sức khỏe định kỳ. Nếu có bất cứ thắc mắc gì cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay cho Tâm Lan để được tư vấn hỗ trợ kịp thời bạn nhé!

]]>
https://thietbiytetamlan.com/ha-duong-huyet-o-nguoi-binh-thuong/feed/ 0
Vết thương phần mềm và những điều cần biết https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-phan-mem/ https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-phan-mem/#respond Sat, 17 Aug 2024 02:58:08 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/vet-thuong-phan-mem/ Vết thương phần mềm là những chấn thương do tai nạn giao thông tại các bộ phận như: vùng hàm, tay, rách mạch máu gây chảy máu, sưng đau… Để tránh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nạn nhân cần được sơ cứu kịp thời bằng các biện pháp sát khuẩn, khâu vết thương, băng vết thương và cầm máu nhanh chóng. Cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé!

1. Vết thương phần mềm là gì?

Vết thương phần mềm là khái niệm dùng để chỉ chung cho các thương tích dẫn đến rách da hay những chấn thương gây thương tổn cho các phần mô mềm ở dưới da như: bong gân, giãn cơ, đứt dây chằng… Ngoài ra, vết thương phần mềm còn là những chấn thương bầm dập liên quan đến vết thương phần mềm vùng hàm mặt ở các bộ phận như: mắt, mũi, thái dương,…


Có thể bạn quan tâm:

  • 4 điều cần lưu ý khi có vết thương mưng mủ
  • Vết thương đóng vẩy và những điều cần biết

2. Quy trình xử trí vết thương phần mềm

Để hỗ trợ xử lý vết thương phần mềm, chúng tôi đã cập nhật kiến thức chuẩn y khoa ngay dưới đây mời bạn cùng tham khảo :

2.1. Nguyên tắc sơ cứu vết thương phần mềm

Nguyên tắc đầu tiên cần nhớ khi sơ cứu vết thương phần mềm đó là loại bỏ những rủi ro cho tính mạng bằng cách theo dõi các dấu hiệu sinh tồn. Nếu vết thương chảy máu hãy tìm mọi cách để cầm máu ngay lập tức. Tuy nhiên trước khi cầm máu bạn cần lưu ý không quên tăng cường các biện pháp sát trùng vết thương phần mềm như rửa vết thương hay bôi thuốc sát khuẩn để tránh nhiễm trùng. Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được đội ngũ y bác sĩ hỗ trợ.

2.2. Khâu vết thương phần mềm

Với những vết thương phần mềm có vết rách lớn thì buộc phải tiến hành khâu vết thương phần mềm. Lưu ý, đây là quy trình chỉ dành cho các nhân viên y tế có chuyên môn mới được tiến hành, ngoài ra không ai được phép can thiệp đụng dao kéo vào vết thương.

2.2.1. Nguyên tắc khâu vết thương phần mềm

Mục đích của khâu vết thương chính là giúp miệng vết thương được liền lại và tái tạo lại phần da nơi chấn thương xảy ra. Do đó, đây là giai đoạn rất quan trọng đòi hỏi phải hết sức cẩn thận, tỉ mỉ, sạch sẽ và an toàn.

2.2.2. Quy trình khâu vết thương phần mềm

Để khâu một vết thương phần mềm các bác sĩ sẽ thực hiện lần lượt như sau:

  • Làm sạch và sát khuẩn bề mặt vết thương. Sau đó, sẽ tiến hành gây tê giúp quá trình khâu bớt đau đớn.
  • Đánh giá tình trạng của vết thương xem nên khâu và sử dụng chỉ khâu như thế nào
  • Tiến hành khâu vết thương
  • Sau khi đã khâu xong thì lấy gạc khô thấm sạch, sát khuẩn và băng bó cẩn thận lại.

2.2.3. Cách khâu vết thương phần mềm

Khâu vết thương thuộc về chuyên môn nghiệp vụ của các bác sĩ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tham khảo để theo dõi tình trạng vết thương tốt hơn. Cụ thể:

Các bác sĩ sẽ khâu từng mũi theo đúng nguyên tắc giải phẫu đó là gân, cơ, mô dưới da và da tương ứng với nhau, đảm bảo không để “khoảng chết” ở bên dưới đường khâu. Khi đưa các đầu kim qua da buộc phải đâm vuông góc và lưu ý đến vị trí giữa các mũi khâu phải bằng độ dày của da cần khâu. Đối với khâu buộc chỉ thì cần lưu ý không nên buộc quá chặt tay, các nút chỉ phải nằm cùng phía hướng lên trên bề mặt vết thương còn đường chỉ phải vuông góc với vết thương. Sau khi khâu xong, phải chắc chắn hai mép vết khâu luôn khép kín, không bị quặp vào trong hoặc lộ ra ngoài.

2.3. Chăm sóc vết thương phần mềm

Sau khi khâu vết thương phần mềm xong, người bệnh cần cẩn trọng chăm sóc như sau:

  • Không để vết thương tiếp xúc trực tiếp với nước, đảm bảo luôn khô thoáng và thay gạc thường xuyên
  • Bảo vệ vết khâu cẩn thận tránh để va đập hay trầy xước
  • Theo dõi sát sao tình trạng của vết khâu nếu phát hiện sưng đau và mưng mủ bất thường thì cần đến ngay các cơ sở y tế
  • Cắt chỉ đúng hạn và tuyệt đối không được tự ý cắt chỉ tại nhà
  • Lưu ý chế độ ăn, tránh ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như: trứng, thịt bò, thịt gà, hải sản, rau muống… dẫn đến sưng đau, mưng mủ và làm cho vết thương lâu lành.

3. Hướng dẫn điều trị vết thương phần mềm

Sau khi hết thuốc tê, chắc chắn người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, nhức và ngứa rát. Do vậy, người bệnh lúc này sẽ được kê đơn các loại thuốc kháng sinh vết thương phần mềm để làm dịu, tiêu sưng và kháng viêm cho vết thương. Bên cạnh đó, người bệnh cần giữ gìn vết thương cẩn thận tránh để nhiễm trùng dẫn đến những hệ lụy không mong muốn.

4. Các loại chỉ khâu vết thương phần mềm

Hiện nay, căn cứ vào mức độ chấn thương cũng như loại hình phẫu thuật mà các bác sĩ sẽ sử dụng chỉ tiêu hoặc chỉ không tiêu để tiến hành khâu vết thương phần mềm cho người bệnh.

Đối với chỉ tự tiêu thì các đường chỉ khâu vết thương sẽ tự phân hủy sau một thời gian. Ngược lại, với chỉ không tiêu thì bệnh nhân sẽ phải quay lai bệnh viện sau khoảng 3-5 ngày để được cắt chỉ. Ngoài ra, phân loại chỉ khâu vết thương còn dựa trên chất liệu của chỉ cũng như cấu trúc sợi bên trong chỉ. Thông thường việc chỉ định sử dụng loại chỉ khâu vết thương phần mềm nào sẽ do bác sĩ chỉ định trong quá trình thăm khám.

Trên đây là toàn bộ những thông tin tiêu biểu nhất về vết thương phần mềm cũng như cách sơ cứu, xử lý khi gặp phải vết thương này. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp ích cho quý bạn đọc trong hành trình chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Chúc bạn đọc nhiều sức khoẻ!

]]>
https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-phan-mem/feed/ 0
Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không? https://thietbiytetamlan.com/co-nen-ro-luoi-cho-tre-so-sinh/ https://thietbiytetamlan.com/co-nen-ro-luoi-cho-tre-so-sinh/#respond Fri, 16 Aug 2024 02:25:17 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/co-nen-ro-luoi-cho-tre-so-sinh/ Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hàng ngày hay không là câu hỏi rất thường gặp và được nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm khi chăm sóc con nhỏ. Rơ lưỡi chính là biện pháp vệ sinh răng miệng an toàn cho bé trong giai đoạn bé chưa mọc răng đủ. Mẹ cần làm gì để vệ sinh răng miệng cho bé? Có nên rơ lưỡi cho bé? Hãy cùng Tâm Lan khám phá lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

Việc ăn uống, bú sữa của trẻ nhỏ diễn ra đều đặn mỗi ngày, tương tự như người lớn. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi còn quá nhỏ để có thể biết tự vệ sinh răng miệng cho bản thân. Vì vậy, đây là vấn đề quan trọng mà các mẹ nên lưu ý thay cho trẻ.

co nen ro luoi cho tre

Ảnh: @Internet

Quá trình ăn uống lâu ngày khiến khoang miệng, bề mặt lưỡi hình thành nên các mảng bám, đốm trắng… Về lâu dài, đây sẽ là nơi vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi bên trong khoang miệng, gây nên các tình trạng viêm nướu, viêm lợi, nấm lưỡi,… Tuy không gây nguy hiểm nhưng bệnh sẽ khiến bé khó chịu, đau xót khi ăn và thường xuyên quấy khóc, mất ngủ. Về lâu dài, bé có khả năng hình thành thói quen biếng ăn, dễ dẫn đến tình trạng thiếu cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Ảnh: @Internet

Lúc này các mẹ tự hỏi, liệu có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không? Câu trả lời là “chắc chắn rồi”! Bởi việc rơ lưỡi là biện pháp nhẹ nhàng nhưng đem lại hiệu quả cực lớn. Thường xuyên rơ lưỡi, rơ miệng là một cách vệ sinh tốt giúp khoang miệng của bé được đảm bảo sạch sẽ, ngăn ngừa vi khuẩn hình thành và trú ẩn.

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hàng ngày?

Việc rơ lưỡi cho bé giúp loại bỏ các mảng bám trắng trên lưỡi hình thành khi trẻ nhỏ ăn uống hoặc bú sữa mẹ. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh cũng có tầm quan trọng tương tự như việc người lớn cần đánh răng mỗi ngày.

Thế nhưng, có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hàng ngày hay không? Bạn hoàn toàn có thể rơ lưỡi cho bé hàng ngày; hoặc ít hơn thì cách ngày nên đánh tưa lưỡi cho bé một lần. Đặc biệt cần lưu ý, không thực hiện nhiều hơn 1 lần 1 ngày. Bởi trẻ sơ sinh còn quá nhỏ nên rất dễ nhạy cảm. Việc bạn làm vệ sinh răng miệng cho bé quá nhiều có thể vô tình khiến bé yêu bị đau, xót lưỡi.

co nen ro luoi cho tre so sinh hang ngay

Ảnh: @Internet

Vậy cách rơ lưỡi cho sơ sinh nên được thực hiện như thế nào? Mời bạn cùng Tâm Lan đọc tiếp chuyên mục bên dưới nhé!

Hướng dẫn cách rơ lưỡi cho bé tại nhà

  • Bước 1: Mẹ nên chú ý vệ sinh sạch sẽ tay bằng xà phòng trước khi bắt đầu rơ lưỡi cho bé, đồng thời chuẩn bị một chút nước ấm để nguội.
  • Bước 2: Đeo miếng gạc lưỡi vào ngón tay trỏ sau đó nhúng vào các hỗn hợp đã chuẩn bị để rơ lưỡi cho bé như mật ong nguyên chất, nước cốt rau ngót, lá hẹ…
  • Bước 3: Bế trẻ vào lòng, đầu trẻ để ngang ngực mẹ và nằm trên cánh tay mẹ, một bàn tay mẹ giữ sau mông bé đảm bảo an toàn.
  • Bước 4: Dùng ngón tay trở mang miếng gạc lau nhẹ qua môi trẻ, từ từ đến 2 bên vùng má, rồi cuối cùng là vùng lưỡi trẻ. Lưu ý cần phải thật nhẹ tay, tránh cọ xát mạnh gây tổn thương khoang miệng hoặc khiến trẻ nôn ọe.
  • Bước 5: Mẹ hoặc ba cần nói chuyện khiến bé vui vẻ, phân tâm sẽ tránh tình trạng quấy khóc của trẻ trong quá trình rơ lưỡi.
tre so sinh co nen ro luoi khong

Ảnh: @Internet

Một số cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đơn giản

Sau khi có được lời giải đáp cho câu hỏi “có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không”, chắc hẳn mẹ cũng khá quan tâm đến biện pháp, cách thức thực hiện vấn đề vệ sinh răng miệng để đảm bảo an toàn cho bé. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan sẽ chia sẻ thêm một số cách rơ lưỡi cho trẻ sau đây để các mẹ tiện tham khảo…

Cách đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong chỉ nên áp dụng với bé đã được 1 tuổi, hệ tiêu hóa của bé đã có sự hoàn thiện nhất định giúp giảm thiểu tình trạng dị ứng hay ngộ độc mật ong.

co nen ro luoi cho tre so sinh khong

Ảnh: @Internet

Cách rơ lưỡi cho bé bằng rau ngót

Đây là một cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh khá phổ biến đã lưu truyền từ rất lâu và được nhiều các bà mẹ sử dụng hàng ngày để vệ sinh răng miệng cho bé.

Cách rơ lưỡi cho trẻ với lá hẹ 

Lá hẹ là một nguyên liệu tốt dùng để chữa các vấn đề răng miệng cho trẻ sơ sinh bởi chứa các thành phần kháng sinh tự nhiên, tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển và giảm thiểu các vi khuẩn có hại. Cách rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ đem lại hiệu quả tốt nên được các mẹ rất tin tưởng sử dụng.

Ngoài ra còn một số biện pháp khác cũng khá phổ biến đó là rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý. Các mẹ có thể lưu ý tuỳ chọn phương pháp phù hợp với con yêu của mình.

Những lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

  • Các dụng cụ sử dụng để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh cần đảm bảo được mua tại các nhà thuốc hoặc cửa hàng thiết bị vật tư y tế chính hãng, uy tín.
  • Nên sử dụng các loại gạc rơ lưỡi chính hãng, đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh để rơ lưỡi cho bé hằng ngày.
  • Cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, hoặc các bà mẹ đã từng có kinh nghiệm để đảm bảo rơ lưỡi đúng cách và an toàn cho bé.
  • Nên rơ lưỡi cho bé vào buổi sáng khi mới thức dậy, bụng bé còn đói để tránh tình trạng nôn ói.
  • Mẹ cần đặc biệt chú ý vệ sinh sạch sẽ tay của mình tránh vi khuẩn xâm nhập vào miệng bé; nên chú ý sử dụng lực thật nhẹ nhàng tránh tổn thương miệng bé.
co nen danh tua luoi cho tre so sinh

Ảnh: @Internet

Trên đây là một số thông tin hữu ích về vấn đề có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không và cách rơ lưỡi như thế nào cho đúng, đảm bảo an toàn. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng rằng qua bài viết này, các mẹ sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích để việc vệ sinh răng miệng cho bé yêu trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn.

]]>
https://thietbiytetamlan.com/co-nen-ro-luoi-cho-tre-so-sinh/feed/ 0
Bảng theo dõi chỉ số đường huyết chính xác nhất https://thietbiytetamlan.com/chi-so-duong-huyet/ https://thietbiytetamlan.com/chi-so-duong-huyet/#respond Thu, 15 Aug 2024 03:07:29 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/chi-so-duong-huyet/ Chỉ số đường huyết (glycemic index) là nồng độ lượng đường máu được chẩn đoán qua xét nghiệm. Bởi tình trạng kháng insulin, người bị tiểu đường cần có bảng chỉ số đường huyết để nắm rõ nồng độ glucose trong thực phẩm. Từ đó, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có thể điều chỉnh lượng thực phẩm phù hợp để dung nạp vào cơ thể nhằm nâng cao sức khoẻ. Cùng tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết thường được viết tắt là GI (glycemic index). Đây là một loại chỉ số thông báo nồng độ glucose có trong máu, được tính bằng đơn vị là mmol/L hoặc mg/dl.

Thông thường, lượng gluscose có trong máu sẽ luôn dao động liên tục và có liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của chúng ta.

Căn cứ vào những số liệu đo được từ cơ thể, dựa trên bảng chỉ số đường huyết, các bác sĩ có thể chẩn đoán được liệu bạn có đang là bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hay không.

Hiện nay, người bệnh có thể dễ dàng kiểm tra được các chỉ số đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả chính xác nhất về chẩn đoán bệnh, bạn có thể liên hệ đến các cơ sở y tế có máy móc phân tích hiện đại cùng sự thăm khám chuyên môn của các y bác sĩ.


Có thể bạn quan tâm: Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?


2. Chỉ số đường huyết an toàn

Mỗi một giai đoạn, chỉ số đường huyết được cho là an toàn sẽ khác nhau.  Cụ thể:

2.1. Chỉ số đường huyết của người bình thường

Đối những người bình thường thì chỉ số đường huyết bình thường sẽ dao động khoảng 70-99 mg/dL hoặc 3.9 – 5.55 mmol/L. Đây là thang đo nồng độ glucose trong máu ở mức được cho là an toàn đảm bảo đáp ứng đủ năng lượng cho cơ thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt và làm việc, học tập.

Ngược lại, những người thuộc nhóm hạ đường huyết sẽ nằm ở mức dưới 3.9 mmol/L tương đương 69 mg/dL.

2.2. Chỉ số đường huyết của bà bầu

Theo các chuyên gia y tế thì chỉ số đường huyết của bà bầu thường là thấp hơn so với người thường do lúc này lượng máu bơm cần thiết phải đủ cung cấp cho hoạt động sống cho 2 người. Chỉ số đường huyết thai kỳ lúc đói sẽ rơi vào khoảng dưới 92 mg/dL (5,1 mmol/L) và chỉ số đường huyết thai kỳ sau ăn 2 giờ sẽ là dưới 153 mg/dL (8,5 mmol/L).

3. Chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao?

Chỉ số đường huyết được đánh giá là cao (tăng đường huyết) sẽ dao động từ  >=200 mg/dL (11.1 mmol/L) được đo tại thời điểm bất kì trước ngày. Sau khi thực hiện xét nghiệm và đo được kết quả lớn hơn con số trên thì có thể chẩn đoán bạn đang có nguy cơ mắc chỉ số đường huyết cao (bệnh đái tháo đường). Để phân biệt xem bạn đang mắc tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 thì cần khám sàng lọc chỉ số đường huyết lúc đói:

bang chi so duong huyet

Ảnh: @Internet

  • Nếu kết quả trên 9mmol/L (162 mg/dl) thì bạn đang là bệnh nhân tuýp 1( nhóm nguy hiểm)
  • Nếu kết quả dưới 8,5 mmol (153mg/dl) thì bạn đang là bệnh nhân tuýp 2

Để chắc chắn nhất về kết quả đo bạn hãy thực hiện khám tại các cơ sở uy tín. Nếu phát hiện đang mắc tiểu đường thì buộc bệnh nhân phải thường xuyên đo chỉ số đường huyết để theo dõi sát các diễn tiến của tình trạng bệnh.

4. Cập nhật chỉ số đường huyết chính xác nhất 

Để biết được nồng độ glucose trong cơ thể ở các thời điểm và cập nhật được chính xác tình trạng bệnh thì mời bạn tham khảo bảng chỉ số dưới đây:

4.1. Chỉ số đường huyết của thực phẩm

Khi biết được nồng độ glucose được chuyển hóa từ thực phẩm, người bệnh sẽ dễ dàng điều chỉnh được chế độ ăn uống phù hợp. Hiện chỉ số đường huyết trong thực phẩm được chia làm 3 loại:

  • Nhóm thực phẩm có chuyển hóa đường thấp: Đó là nhóm rau củ quả xanh, trái cây, các loại họ đậu, các chế phẩm từ sữa, lúa mạch và bánh mì nguyên cám
  • Nhóm thực phẩm có chuyển hóa đường trung bình: Bao gồm các thực phẩm là nước cam, gạo, mật ong.
  • Nhóm thực phẩm có chuyển hóa đường nhanh: khoai tây, bánh mì.
chi so duong huyet cua thuc pham

Ảnh: @Internet

4.2. Chỉ số đường huyết lúc đói

Được đo vào buổi sáng khi bạn chưa dung nạp bất kỳ thức ăn gì vào trong cơ thể hoặc được tính trong khoảng thời gian 8 giờ liên tục bạn chưa ăn gì. Lúc này chỉ số đường huyết an toàn và bình thường sẽ dao động từ 70 mg/dL (3.9 mmol/L) và 100 mg/dL (5.6 mmol/L) là bình thường.

4.3. Chỉ số đường huyết sau ăn

Sau khi ăn các thực phẩm vào trong cơ thể thì chỉ số đường huyết cũng được thay đổi theo. Thông thường, các bệnh nhân sẽ được đo chỉ số đường huyết sau ăn 2h và 8h. Mức an toàn ở người bình thường là 140mg/dL (7.8 mmol/L) còn chỉ số đường huyết sau ăn 2h của bà bầu là 153 mg/dL (8,5 mmol/L).

Có thể thấy chỉ số đường huyết trong cơ thể chúng ta luôn thay đổi dựa vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày hoặc các trạng thái tâm sinh lý khác nhau. Chính vì vậy, ngoài việc thực hiện các chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, bạn cũng nên giữ thói quen khám sức khỏe định kỳ để theo dõi chỉ số đường huyết. Điều này góp phần giúp chúng ta có thể kiểm soát được tình trạng của cơ thể, từ đó dễ dàng điều chỉnh lối sống cho phù hợp để duy trì và nâng cao sức khoẻ.

Trên đây là tổng hợp những thông tin cụ thể nhất về chỉ số đường huyết ở người bình thường và giai đoạn thai kỳ. Hy vọng bài viết có thể mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn vui khoẻ!

]]>
https://thietbiytetamlan.com/chi-so-duong-huyet/feed/ 0
Kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì? Có cần giấy phép không? https://thietbiytetamlan.com/kinh-doanh-thiet-bi-y-te-can-dieu-kien-gi/ https://thietbiytetamlan.com/kinh-doanh-thiet-bi-y-te-can-dieu-kien-gi/#respond Thu, 15 Aug 2024 03:07:14 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/kinh-doanh-thiet-bi-y-te-can-dieu-kien-gi/ Nhu cầu mua sắm trang thiết bị vật tư y tế đang ngày càng trở nên tăng nhiệt tại Việt Nam dẫn đến xu hướng nhiều người sẵn sàng rót tiền vào đầu tư kinh doanh, mua bán vật tư tiêu hao, thiết bị y khoa. Vậy, kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì? Bài viết sau đây Thiết Bị Y Tế Tâm Lan sẽ chia sẻ đến bạn một vài kinh nghiệm kinh doanh thiết bị y tế, mời bạn tham khảo.

1. Tìm hiểu về kinh doanh thiết bị y tế

Kinh doanh thiết bị y tế được hiểu là bán các trang thiết bị phục vụ cho mục đích y tế tại các phòng khám, bệnh viện và trung tâm y tế. Hiện trang thiết bị y tế được phân thành 2 nhóm dựa vào mức độ rủi ro:

Nhóm 1: Là các trang thiết bị y tế thuộc hạng A có mức độ rủi ro thấp

Nhóm 2: Là các trang thiết bị y tế thuộc hạng B, C, D; trong đó:

  • Trang thiết bị y tế hạng B có mức độ rủi ro trung bình thấp
  • Trang thiết bị y tế hạng C có mức độ rủi ro trung bình cao
  • Trang thiết bị y tế hạng D có mức độ rủi ro cao

Mỗi một nhóm trang thiết bị y tế sẽ có điều kiện kinh doanh riêng, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn những điều kiện chung nhất giúp bạn hiểu được cơ bản kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì?

2. Kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì?

Nếu bạn đang có định hướng kinh doanh các vật tư y tế, dụng cụ y khoa thì ít nhất bạn cần phải nắm rõ một số thông tin về việc kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì. Đồng thời không quên trang bị thêm kiến thức chuyên môn về dịch vụ, sản phẩm cũng như sẵn sàng về vấn đề tài chính cho hành trình khởi nghiệp.

2.1. Đáp ứng điều kiện quản lý chất lượng

Để kinh doanh thiết bị y tế thì trước tiên bạn nên là người có trình độ chuyên môn, có sự am hiểu nhất định về y khoa, sức khoẻ. Trình độ tối thiểu là từ Cao đẳng trở lên.

Dù không phải là điều kiện bắt buộc nhưng đây là vấn đề khá quan trọng, giúp bạn vận hành mô hình kinh doanh đúng hướng và cực kỳ hữu ích cho sự phát triển đường dài của mỗi cơ sở.

Bởi những cơ sở kinh doanh các thiết bị hiện đại hơn liên quan đến tiền chất thì bắt buộc người quản lý phải có trình độ đại học chuyên ngành y dược, hóa sinh học.

2.2. Sở hữu giấy lưu hành trang thiết bị y tế

Cơ sở kinh doanh của bạn bắt buộc phải đăng ký mã số lưu hành và có giấy cấp phép thiết bị y tế theo quy định. Ngoài ra, người quản lý phải đảm bảo mỗi khi đưa sản phẩm ra thị trường thì cần đính kèm đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Nhãn, tem chống hàng giả
  • Văn bản dưới dạng tiếng Việt giới thiệu về sản phẩm, chức năng của thiết bị
  • Có phiếu bảo hành, ghi rõ thông tin thời gian bảo hành

2.3. Đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất kinh doanh

Cơ sở vật chất kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì? Mô hình của bạn tối thiểu cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Đối với kho lưu chứa hàng hóa: Do vật tư y tế là những sản phẩm phục vụ cho khám chữa bệnh nên buộc phải được lưu kho trong điều kiện sạch khuẩn, khô ráo và thoáng khí. Ngoài ra, diện tích kho chứa phải phù hợp nhằm đáp ứng điều kiện chứa hàng hóa.
  • Đối với trang thiết bị vận chuyển: Ô tô chở hàng là điều kiện thiết yếu để lưu hành hàng hóa tới các địa điểm.

Với những cơ sở kinh doanh không có kho bãi riêng thì buộc phải cung cấp các giấy tờ liên quan đến thuê nơi lưu trữ và thuê phương tiện vận chuyển

3. Kinh doanh thiết bị y tế có cần giấy phép không?

Chắc chắn là có. Tương tự như kinh doanh các mặt hàng thương mại khác thì kinh doanh thiết bị y tế có cần giấy phép. Giấy phép này sẽ được cấp khi cơ sở của bạn đáp ứng được điều kiện kinh doanh theo quy định của Nhà Nước và cơ quan có thẩm quyền.

Giấy phép kinh doanh sẽ là minh chứng cho chuỗi hoạt động hợp pháp của cơ sở bạn. Do đó, nếu không có giấy phép kinh doanh mà tự ý mua bán, khi bị phát hiện các cơ sở này sẽ bị xử phạt theo quy định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

4. Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh thiết bị y tế

Để hoạt động kinh doanh thiết bị y tế diễn ra suôn sẻ và đáp ứng theo quy định hiện hành thì bạn có thể tham khảo lưu ý sau đây:

4.1. Nên chuẩn bị mặt bằng và điều kiện tài chính ổn định

Đây là 2 yếu tố giúp quyết định mô hình kinh doanh của bạn có thành công hay không? Do các vật tư y tế có giá thành cao và cần diện tích để trưng bày nên yêu cầu tiềm lực tài chính của bạn phải lớn để giúp hoạt động kinh doanh thêm vững chắc hơn trong giai đoạn đầu.

chuan bi tai chinh on dinh truoc khi kinh doanh thiet bi y te

Ảnh: @Internet

4.2. Tìm các cơ sở phân phối có nhiều chính sách ưu đãi

Việc tìm được cơ sở phân phối uy tín sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của bạn. Đây là yếu tố giúp mang đến cho khách hàng các vật tư y tế chính hãng, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Ngoài ra, cơ sở phân phối có chính sách chiết khấu ưu đãi sẽ giúp bạn phần nào tháo gỡ các khó khăn tài chính trong hoạt động kinh doanh

4.3. Tạo mối quan hệ thân thiết với các trung tâm y tế

Việc tìm kiếm khách hàng sẽ trở thành một thách thức trong giai đoạn đầu kinh doanh. Tuy nhiên, bạn có thể từng bước bắt đầu bằng việc tài trợ máy móc cho các cơ sở để tạo niềm tin. Dần dần bạn sẽ có thêm các mối kết giao với các đơn vị y tế, việc kinh doanh theo đó cũng khởi sắc hơn.

4.4. Kết hợp bán hàng online và offline

Dù bạn kinh doanh thiết bị y tế hay bất cứ ngành nghề nào thì đây cũng là vấn đề hết sức quan trọng cần phải lưu ý. Bởi nhu cầu và hành vi mua sắm của mỗi người tiêu dùng mỗi khác nhau. Chính vì vậy bạn nên tối ưu thật tốt cả mảng bán hàng offline lẫn online. Bên cạnh việc đầu tư vào chất lượng sản phẩm cũng sẽ là chất lượng dịch vụ, chẳng hạn như dịch vụ bảo hành và dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng online 24/7. Đồng thời không quên triển khai các chính sách khuyến mãi thích hợp để thu hút thị hiếu người tiêu dùng.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất giải đáp cho thắc mắc kinh doanh thiết bị y tế cần điều kiện gì hay không. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng bài viết có thể trở thành hành trang kiến thức, giúp bạn vững vàng hơn trong hành trình khởi nghiệp sắp tới. Chúc bạn đọc thành công và nhiều sức khoẻ!

]]>
https://thietbiytetamlan.com/kinh-doanh-thiet-bi-y-te-can-dieu-kien-gi/feed/ 0
Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không? https://thietbiytetamlan.com/an-nhieu-duong-co-bi-tieu-duong-khong/ https://thietbiytetamlan.com/an-nhieu-duong-co-bi-tieu-duong-khong/#respond Thu, 15 Aug 2024 02:49:13 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/an-nhieu-duong-co-bi-tieu-duong-khong/ Lượng đường tự nhiên cần thiết cho cơ thể có trong trái cây, rau, sữa,… Tuy nhiên mối lo ngại lớn nhất của con người đó là đường dùng trong sản xuất công nghiệp có trong nước ngọt, bánh kẹo, siro,… Bởi vậy nỗi lo ăn nhiều đường có bị tiểu đường không luôn ám ảnh, nhất là với người béo phì hay người bị tiểu đường. Vậy ăn ngọt có bị tiểu đường không? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Đường có trong những loại thực phẩm nào?

Nhiều thực phẩm tự nhiên có chứa đường nhiều, điển hình như trong các loại sữa, trái cây hay rau củ quả. Bên cạnh đó, những thực phẩm được chế biến công nghiệp như đồ ăn, thức uống cũng chứa một lượng đường đáng kể. Nói tóm lại thức ăn, nước uống hàng ngày mà con người vẫn thường hay ăn đều có chứa đường. Tuy nhiên với những thực phẩm tự nhiên, lượng đường có trong nó không gây nguy hại, không chứa chất hóa học. Mà mối lo ngại lớn nhất của con người đó là các loại thực phẩm có chứa đường dùng trong sản xuất. Điển hình như:

  • Các loại trà sữa, bánh ngọt, ngũ cốc hay thực phẩm đóng hộp
  • Mật ong, siro,….
  • Bánh kẹo, đồ ăn vặt chế biến sẵn, mứt,…
  • Nước ép hoa quả, sữa, sinh tố,…
an do ngot co bi tieu duong khong

Ảnh: @Internet

Bởi đường là nguyên liệu trong nhiều món ăn hàng ngày và không thể thiếu nên đây cũng trở thành nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Liệu ăn món ăn nhiều đường có bị tiểu đường không? Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không? Có phải ăn nhiều đường là bị tiểu đường?

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Tiểu đường không phải là bệnh hiếm gặp ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường thường được phân làm 2 dạng phổ biến nhất, đó là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2.

Đối với những người bị bệnh tiểu đường tuýp 1, các tế bào trong cơ thể để sản xuất insulin trong tuyến tụy bị phá hủy. Do cơ chế hệ miễn dịch bị tác động, không còn đủ khả năng chống chọi mạnh mẽ. Vì vậy cho nên đồ ngọt, đường hay bất cứ chế độ ăn uống, lối sống nào đều không phải nguyên nhân chính gây lên bệnh tiểu đường tuýp 1. Điều này lý giải cho những người mặc dù không ăn nhiều đồ ngọt mà vẫn bị mắc bệnh tiểu đường. Và cũng trả lời cho câu hỏi ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường không?

an ngot qua nhieu co gay benh tieu duong

Ảnh: @Internet

Tuy nhiên đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, dù đường hay đồ ngọt không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh đái tháo đường. Nhưng ở những người thừa cân, béo phì lại dễ có nguy cơ cao mắc bệnh. Bởi vậy nếu bạn đang cảm thấy cơ thể nạp quá nhiều đường và dẫn đến tăng cân không kiểm soát thì rất có thể bạn đã mắc phải đái tháo đường tuýp 2. Tuy nhiên, bệnh đái tháo đường nhìn chung cũng rất phức tạp nên việc ăn nhiều đường hay đồ ngọt không hẳn là lý do duy nhất gây nên bệnh.

Người bị tiểu đường có phải kiêng đường hoàn toàn không?

Nhiều người đang mặc định ăn ngọt bị tiểu đường và kiêng hoàn toàn lượng đường nạp vào cơ thể, nhất là đối với những người bị tiểu đường. Điều này dẫn đến rất nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Bởi vậy, những người đang mắc đái tháo đường không có nghĩa là phải cắt bỏ toàn bộ thực phẩm có đường.

Người bệnh không nên giữ tâm lý lo lắng ăn nhiều đường có bị tiểu đường hay không? Mà hãy cứ ăn uống sinh hoạt một cách bình thường. Với một số người mắc bệnh tiểu đường, lượng đường hay đồ ngọt cần thiết còn giúp ổn định tránh cho mức đường huyết hạ xuống thấp quá gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

an nhieu do ngot co bi tieu duong hay khong

Ảnh: @Internet

Mặc dù vậy, nhưng với những người bình thường và người bị tiểu đường đều không nên nạp quá nhiều đường hay đồ ngọt. Bởi nó sẽ khiến cơ thể thừa cân, khó khăn hơn trong việc điều trị đái tháo đường cũng như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như tim mạch, huyết áp, dễ đột quỵ,…


Bài viết liên quan:

Tiểu đường ăn khế ngọt được không?

Hạ đường huyết ăn yến có hiệu quả không? Tại Sao?

Bảng theo dõi chỉ số đường huyết chính xác nhất


Vậy lượng đường nên nạp vào cơ thể mỗi ngày là bao nhiêu?

Thắc mắc có phải ăn nhiều đường bị tiểu đường đã được giải đáp, tuy nhiên lượng đường cần dung nạp vào cơ thể bao nhiêu là đủ?

Các chuyên gia khuyên rằng, mỗi người nên giảm lượng đường trong đồ ăn chế biến sẵn, đặc biệt là hạn chế thức ăn nhanh, nước ngọt đóng chai, đồ ăn vặt,… Đối với người lớn, lượng đường cần đủ cho một ngày là 30 gram một ngày, tương đương với 7 muỗng cà phê đường. Cũng như theo tính toán của các chuyên gia dinh dưỡng, 1 muỗng nước sốt cà chua chứa tương đương với 1 thìa cà phê đường. 1 chiếc bánh quy socola chứa khoảng 2 muỗng cà phê đường.

Một số cách giảm lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày

Nhiều người vẫn lo lắng ăn nhiều đường bị tiểu đường và muốn cắt giảm một lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thì chế độ dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.

an qua nhieu duong co bi dai thao duong

Ảnh: @Internet

  • Chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh hơn như sữa chua không đường, các loại hạt không tẩm gia vị (hướng dương, hạt bí,…) hay trái cây, rau quả thay vì bánh, kẹo, socola. Bạn cũng có thể trộn hoa quả với sữa chua, sữa tươi không đường vừa tốt cho sức khỏe mà lượng đường lại ít.
  • Nhiều người luôn lo sợ ăn nhiều đường có bị bệnh tiểu đường không, thế nhưng trong thói quen ăn uống hàng ngày lại không thể kiểm soát chúng. Bởi vậy hãy giảm lượng đường nêm vào các món ăn hàng ngày nếu như gia đình bạn có thói quen dùng đường làm gia vị.
  • Chọn mua các loại thực phẩm nên chú hàm lượng đường ghi trên bao bì, nhất là đối với những thực phẩm ít béo, nhà sản xuất có thể sẽ cho thêm đường để bù đắp đi phần hương vị bị mất đi.

Như vậy, thắc mắc ăn ngọt nhiều có bị bệnh tiểu đường hay ăn nhiều đường có bị tiểu đường không đã được giải đáp. Bởi vậy hãy thực hiện tốt chế độ ăn hàng ngày, dung nạp lượng đường vừa đủ để có một sức khỏe tốt nhất nhé!

]]>
https://thietbiytetamlan.com/an-nhieu-duong-co-bi-tieu-duong-khong/feed/ 0
Vết thương bao lâu thì ăn được thịt bò? Có nên ăn thịt bò sau phẫu thuật? https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-bao-lau-thi-an-duoc-thit-bo/ https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-bao-lau-thi-an-duoc-thit-bo/#respond Mon, 15 Jul 2024 02:17:49 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/vet-thuong-bao-lau-thi-an-duoc-thit-bo/ Vết thương bao lâu thì ăn được thịt bò là thắc mắc lớn của nhiều người. Thịt bò tuy giàu dinh dưỡng nhưng với những người bị thương, sau sinh mổ, sau phẫu thuật nên kiêng cữ tới khi lên da non để tránh sẹo thâm, sẹo lồi kém thẩm mỹ. Vậy nên ăn những món nào, khẩu phần ra sao để nhanh lành vết thương? Cùng tìm hiểu với Thiết Bị Y Tế Tâm Lan qua bài viết sau đây nhé!

1. Có phải ăn thịt bò nhanh lành vết thương?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt bò là một thực phẩm giàu protein và nguồn dinh dưỡng đặc biệt quan trọng. Cứ trong 100g thịt bò có chứa tới 182 kcal năng lượng chuyển hóa, protein 21.5g, lipid 10.7g. Bên cạnh đó trong thực phẩm này rất giàu vitamin và khoáng chất. Phải kể tới như vitamin PP (4.5 mg), vitamin A (12 mcg), vitamin B12 (3.05 mcg), vitamin B6 (0.44 mg),… Các loại khoáng chất như Magie (28 mg), Sắt (3.1 mg), đồng (160 mg), kẽm (3.64 mg), canxi (12 mg)…

Với thành phần dinh dưỡng cũng như các khoáng chất, vitamin dồi dào như vậy, thịt bò thích hợp là thực phẩm bồi bổ sau phẫu thuật. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, ăn thịt bò nhanh lành vết thương vì chúng là thực phẩm sẽ bù đắp được nguồn năng lượng đã mất đi khi cơ thể bị thương sau phẫu thuật. Giải đáp hoàn toàn thắc mắc của nhiều người ăn thịt bò có ảnh hưởng đến vết thương? Hay có vết thương ăn thịt bò được không?

bi vet thuong co an duoc thit bo khong

Ảnh: @Internet

Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng kết hợp với các bác sĩ ngoại khoa đã đưa ra lời khuyên rằng, bạn hoàn toàn có thể bổ sung nguồn dinh dưỡng từ thịt bò vào bữa ăn trong quá trình chăm sóc vết thương. Mà hoàn toàn không phải lo lắng vết thương mổ có ăn được thịt bò không? Thịt bò giúp cung cấp dưỡng chất để sản sinh nhanh các mô, tế bào mới, thúc đẩy quá trình nhanh lành lại của vết thương hơn. Tuy nhiên chế độ ăn thịt bò phải hợp lý, không nên ăn quá nhiều và chú ý vết thương bao lâu thì ăn được thịt bò để lên một chế độ dinh dưỡng phù hợp.


Có thể bạn quan tâm:

  • Vì sao vết thương bị chai cứng? Cách xử lý vết thương bị cứng
  • Nhận biết dấu hiệu vết thương bị hoại tử. Cách xử lý vết thương hoại tử
  • Yến sào khánh hòa nguồn dinh dưỡng phục hồi cho người bị vết thương hở

Tuy nhiên theo kinh nghiệm dân gian thì thịt bò là thứ cần phải kiêng sau khi mổ, phẫu thuật hay khâu vết thương. Đây là lý do nhiều người lo lắng có nên ăn thịt bò sau khi phẫu thuật, vết thương đang lành có nên ăn thịt bò? Và vết thương bao lâu thì ăn được thịt bò, sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn thịt bò? Cùng tham khảo tiếp qua phần nội dung bên dưới nhé!

2. Bị vết thương có ăn được thịt bò không?

Nhiều người truyền tai nhau rằng sau khi mổ, phẫu thuật cần phải kiêng một số thực phẩm để khiến vết thương mau lành và không để lại sẹo. Theo đó, ngoài những loại thức ăn như thịt gà, rau muống, cá, tôm,… Thì thịt bò cũng là loại thực phẩm nằm trong danh sách mà bạn phải hạn chế. Đây chính là lý do nhiều người băn khoăn vết thương có nên ăn thịt bò hay vết thương may ăn thịt bò được không?

Không thể phủ nhận, thịt bò là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sau thời gian bị mất đi chất dinh dưỡng vì phẫu thuật hay mổ. Tuy nhiên người bị vết thương hở hoặc sau phẫu thuật, mổ mà ăn thịt bò sẽ có thể khiến vết sẹo để lại sậm màu hơn. Do sắc tố của thịt bò cũng như nguồn đạm có trong nó là rất lớn nên đối với một số người, ăn thịt bò có thể sẽ để lại sẹo thâm. Cũng chính vì lý do như vậy, các bác sĩ sau phẫu thuật sẽ khuyên bệnh nhân của mình rằng nên ăn một số lượng ít, vừa phải thịt bò chứ không phải kiêng hoàn toàn dẫn đến thiếu chất. Vậy vết thương bao lâu thì ăn được thịt bò?

3. Vết thương lành bao lâu thì ăn được thịt bò?

Như vậy thắc mắc vết thương mổ ăn thịt bò được không đã được giải đáp, vậy vết thương bao lâu thì ăn được thịt bò, nhất là đối với một số người thịt bò là món khoái khẩu. Theo như lời khuyên từ các chuyên gia thẩm mỹ, bạn cần kiêng thịt bò trong vòng 1 tháng sau phẫu thuật. Tùy từng cơ địa của mỗi người bình phục nhanh hay chậm mà sẽ thực hiện kiêng cữ trong cụ thể bao lâu. Tuy nhiên để chắc chắn không để lại sẹo thâm không mong muốn thì bạn nên để vết thương lành hẳn rồi mới ăn thịt bò trở lại.

vet thuong an thit bo duoc khong

Ảnh: @Internet

Ngoài những thực phẩm nên kiêng cữ được nhắc đến ở phía trên, thì người sau khi mổ, bị thương sau phẫu thuật cũng cần chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng tốt nhất và đảm bảo nhất. Hãy đảm bảo rằng một thực đơn ăn nhạt hơn, ít chất béo hơn và phải đầy đủ nguồn dinh dưỡng. Bên cạnh đó những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng như sắt, kẽm, chất xơ cũng nên được sử dụng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bạn có thể thay thế những thực phẩm cần kiêng cữ bằng những thực phẩm khác. Song song với đó là một chế độ nghỉ ngơi tập luyện tốt sẽ nhanh khiến vết thương bình phục hơn. Đặc biệt chú ý đến vết thương nếu như bị chảy mủ hay lây lan nhanh, lâu lành thì hãy đến ngay cơ sở gần nhất để được thăm khám chữa trị kịp thời nhé!

Vết thương bao lâu thì ăn được thịt bò là băn khoăn lo lắng của rất nhiều người. Hi vọng những thông tin Thiết Bị Y Tế Tâm Lan vừa chia sẻ bên trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc trong quá trình điều trị và cung cấp dinh dưỡng sau vết thương. Chúc bạn đọc thật nhiều sức khoẻ!

Khi bị vết thương hở thông thường tại nhà, bên cạnh việc xử lý thông thường bạn cần lưu ý rửa sạch vết thương với cồn y tế hoặc sử dụng Povidon Iod, sau đó có thể sử dụng các loại thuốc mỡ bôi, kem bôi, gel bôi như Gel PlasmaKare No5 bôi trực tiếp vào vết thương để vết thương sạch khuẩn và mau lành, sau đố sử dụng băng gạc y tế để băng lại.

]]>
https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-bao-lau-thi-an-duoc-thit-bo/feed/ 0
Rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý cho trẻ được không? https://thietbiytetamlan.com/ro-luoi-bang-nuoc-muoi-sinh-ly/ https://thietbiytetamlan.com/ro-luoi-bang-nuoc-muoi-sinh-ly/#respond Sun, 14 Jul 2024 02:17:57 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/ro-luoi-bang-nuoc-muoi-sinh-ly/ Rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý là biện pháp vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh bằng gạc đánh tưa lưỡi kết hợp chai dung dịch natri clorid. Cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan tìm hiểu qua cách rơ lưỡi này để trau dồi thêm kiến thức chăm sóc cho bé yêu thật chu toàn bạn nhé!

Tại sao cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên bú sữa mẹ, uống sữa ngoài hoặc ăn dặm các loại thực phẩm dinh dưỡng khác. Tuy nhiên vì các bé còn quá nhỏ, chưa đủ khả năng tự làm vệ sinh răng miệng, việc ăn uống lâu ngày khiến cho vi khuẩn tích tụ, sinh sôi bên trong khoang miệng. Điều này dễ khiến cho lưỡi của các bé bị bám những cặn sữa trắng hoặc vàng. Những mảng bám trong khoang miệng bé lâu ngày sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, cha mẹ cần thực hiện rơ lưỡi cho bé thường xuyên để tránh vi khuẩn cũng như nấm phát triển.

ro luoi cho be bang nuoc muoi sinh ly

Ảnh: @Internet

Trẻ sơ sinh không được rơ lưỡi thường xuyên có tỷ lệ mắc nấm, nhiễm khuẩn tăng cao. Điều này dẫn đến trẻ biếng ăn, không bú, quấy khóc và hơi thở của bé cũng có phần chua, khó chịu.


Có thể bạn quan tâm:

  • Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không?
  • Một số cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn, đơn giản và hiệu quả tại nhà

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý được không?

Các mẹ thường hay sử dụng nước muối sinh lý dùng để rơ lưỡi cho bé vì đây là cách phổ biến và dễ thực hiện nhất. Bởi thao tác không quá phức tạp, tiện dụng thậm chí cha mẹ có thể tự pha nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh.

Theo bác sĩ nha khoa, rơ lưỡi trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý tuy đem lại hiệu quả nhanh và phòng ngừa vi khuẩn nhất định. Thế nhưng vào giai đoạn này đối với trẻ nhỏ, việc thực hiện lâu ngày vô tình khiến cho các khoáng chất có trong muối ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Nghiêm trọng hơn có thể khiến bé dị ứng, rối loạn chức năng tiêu hóa và các chức năng liên quan khác.

ro luoi cho tre so sinh bang nuoc muoi sinh ly duoc khong

Ảnh: @Internet

Cho nên cha mẹ chỉ nên rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý đối khi bé từ 5-6 tháng tuổi trở nên để đảm bảo an toàn tốt nhất. Đối với những trẻ sơ sinh dưới 5 tháng tuổi các mẹ nên vệ sinh cho bé theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con mình.

Sử dụng nước muối sinh lý dùng để rơ lưỡi cho bé không phải là cách thức duy nhất, ngoài ra còn có nhiều cách để các mẹ giúp bé làm sạch mảng bám trên lưỡi. Về mức độ hiệu quả thì các phương thức đều cho kết quả tương tự nhau. Tuy nhiên mỗi cách lại phù hợp với một nhóm tuổi riêng và còn ảnh hưởng rất nhiều từ cơ địa của mỗi bé.

Rơ lưỡi trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý ngày mấy lần?

Tùy từng lứa tuổi mà những loại sữa cha mẹ cung cấp cho mỗi bé là khác nhau. Vì vậy những cặn sữa bám lại trong khoang miệng bé cũng cần tìm hiểu và cách vệ sinh khác nhau. Trước khi lựa chọn rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, các mẹ cần hiểu con mình đang ở độ tuổi nào và ăn những thức ăn như thế nào. Sau đó việc sử dụng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho bé được chia làm các mức độ cụ thể như sau:

Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn

Nguồn sữa mẹ là sữa tự nhiên, hoàn toàn không pha tạp nên lượng cặn bám đọng lại trên lưỡi của bé sẽ ít hơn rất nhiều. Nếu trẻ sơ sinh bú mẹ trực tiếp thì lượng cặn sữa bám sẽ càng ít hơn nữa do có cọ xát với đầu ti của mẹ. Vì vậy việc thực hiện rơ lưỡi cho bé chỉ cần làm 2 tuần 1 lần hoặc 2-3 ngày 1 lần.

ro luoi cho be so sinh bang nuoc muoi sinh ly

Ảnh: @Internet

Trẻ bú mẹ và kết hợp với sữa ngoài

Không như nguồn sữa mẹ tự nhiên, các loại sữa công thức, sữa bột pha ngoài chứa nhiều hỗn tạp. Vì vậy lượng cặn sữa bám trên lưỡi bé sẽ nhiều hơn trẻ chỉ bú mẹ. Cho nên các mẹ cần thực hiện rơ lưỡi cho con hàng ngày. Để loại bỏ hết những cặn sữa gây lên mùi chua và tạo điều kiện cho nguồn vi khuẩn xâm nhập.

Trẻ bú ngoài hoàn toàn 100%

Đối với trẻ sơ sinh bú ngoài 100% các bà mẹ nên vệ sinh cho con mình 2 lần một ngày. Nếu không thực hiện vệ sinh cho con thường xuyên, trẻ có nguy cơ bị tưa lưỡi, nấm miệng hoặc nhiễm khuẩn như viêm lợi, viêm họng. Điều này không những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chế độ ăn của con mà còn khiến trẻ quấy khóc cha mẹ cũng mệt mỏi theo.

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Cách sử dụng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tuy rất đơn giản nhưng nếu như các bà mẹ không chuẩn bị và tìm hiểu kĩ càng thì sẽ gặp nhiều rắc rối, bỡ ngỡ. Dưới đây là cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý chuẩn nhất mà các mẹ cần thực hiện.

cach ro luoi cho tre so sinh bang nuoc muoi sinh ly

Ảnh: @Internet

Bước 1: Chuẩn bị băng gạc rơ lưỡi và chai nước muối sinh lý loại 0.9%. Hoặc các mẹ cũng có thể tự pha muối sạch với nước ấm theo tỷ lệ nhất định để vệ sinh cho bé.

Bước 2: Trước khi tiến hành cha mẹ cần vệ sinh sạch tay để tránh là nguồn lây nhiễm vào miệng của bé

Bước 3: Sử dụng băng gạc rơ lưỡi chuyên dụng cuốn quanh đầu ngón tay rồi thấm vào nước muối sinh lý

Bước 4: Đặt bé nằm trong lòng và dùng tay có băng gạc thấm nước muối sinh lý rơ xung quanh miệng, nướu, hai bên má và cuối cùng là đến phần lưỡi của bé

Các mẹ lưu ý rằng, chỉ nên thực hiện rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý vào buổi sáng, trước khi ăn 10 phút. Tuyệt đối không thực hiện sau khi bé ăn no, vì có thể khiến bé trớ, nôn hết phần sữa đã được ăn trước đó.

Nên rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý loại nào?

Để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho bé, các mẹ nên rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý 100% tinh khiết. Nồng độ natri clorid được các chuyên gia y tế khuyên dùng là 0,9%, không gây kích ứng hay bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào cho trẻ. Sản phẩm thường được bày bán phổ biến tại các nhà thuốc tây với giá thành tương đối phải chăng.

ro luoi bang nuoc muoi sinh ly cho tre

Ảnh: @Internet

Rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý là một trong những biện pháp vệ sinh răng miệng hữu ích cho trẻ mà Thiết Bị Y Tế Tâm Lan muốn chia sẻ đến bạn. Nếu còn băn khoăn gì về vấn đề này, hãy để lại phản hồi bên dưới bài viết để được tư vấn thêm bạn nhé!

]]>
https://thietbiytetamlan.com/ro-luoi-bang-nuoc-muoi-sinh-ly/feed/ 0
Ráy tai màu đen tiết lộ điều gì? Nguyên nhân & cách khắc phục? https://thietbiytetamlan.com/ray-tai-mau-den/ https://thietbiytetamlan.com/ray-tai-mau-den/#respond Sun, 14 Jul 2024 02:17:39 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/ray-tai-mau-den/ Ráy tai màu đen hoặc màu nâu, ướt hay có mùi là bệnh gì? Có đáng lo không? Ráy tai tiết lộ tình trạng sức khoẻ. Khi lấy ráy tai, nếu phát hiện bông ngoáy tai có dấu hiệu lạ thì có khả năng bạn đã bị viêm nhiễm liên quan tai mũi họng. Hãy cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé

Ráy tai màu đen là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Khi ngoáy tai, nếu bắt gặp tình trạng ráy tai màu đen trên bông tăm thì cũng đừng quá lo lắng bởi đây cũng chỉ là một hiện tượng hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu vấn đề này tái diễn trong một khoảng thời gian dài dù bạn thường xuyên vệ sinh tai cẩn thận thì lúc này nên cẩn trọng xem xét, tham vấn ý kiến của bác sĩ.

Vì sao gặp tình trạng ráy tai đen?

Hiện có nhiều nguyên do được xem là tác nhân dẫn đến tình trạng ráy tai đen. Trong đó, 3 nguyên nhân phổ biến có thể kể đến là:

Ráy tai đen do tổn thương hoặc viêm bên trong tai

ray tai co mau den

Ảnh: @Internet

Hiện nay các bệnh liên quan đến tai là rất phổ biến ví dụ như viêm tai giữa, viêm tai ngoài… Hầu hết những bệnh này đều gây ra cho người bệnh những bất tiện nhất định như: ráy tai bị ướt, có mùi, thậm chí là chảy mủ. Nếu không được vệ sinh cẩn thận, thường xuyên, vi khuẩn và chất bẩn sẽ bị ứ đọng bên trong tai gây ù tai. Về lâu dài có khả năng gây tổn thương các vùng liên quan như mũi, họng và thậm chí tạo ra những màng ráy tai màu đen trong ống tai gây giảm thính lực.

Ráy tai đen do ngoáy tai sai cách 

Nguyên nhân gây ráy tai đen thứ hai có thể là do sử dụng các dụng cụ ngoáy tai sắc nhọn đưa sâu vào bên trong. Nhiều người có thói quen ngoáy tai như thế này bởi cho rằng càng đưa que lấy ráy tai vào sâu sẽ lấy đi được lớp ráy tận sâu trong ống tai. Tuy nhiên, ráy tai chỉ nằm trọn vẹn ở ống tai ngoài và rất mỏng nhẹ. Chỉ cần một chiếc tăm bông là đủ để bạn có thể vệ sinh tai sạch sẽ. Do đó, nếu ngoáy tai sai cách có thể dẫn đến các chất bẩn bị đẩy sâu vào bên trong tai, lâu dần tích tụ thành các cục ráy tai màu đen chèn ép lên màng nhĩ.

Ráy tai màu đen do lâu ngày không lấy ráy

ray tai den do lau ngay khong lay ray

Ảnh: @Internet

Mặc dù ráy tai được biết đến như là một lớp màng ngăn chặn vi khuẩn, nước và nấm tấn công tai, gây hại cho thính giác. Nhưng bạn cũng đừng vì thế mà cho rằng ngoáy tai là việc làm dư thừa và lơ là vấn đề vệ sinh cho tai. Cách tốt nhất là nên lấy ráy tai đều đặn theo chu kì để tai được thông thoáng, hạn chế tích tụ bụi bẩn và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển bên trong ống tai, dẫn đến tình trạng ráy tai đen.

Ráy tai màu đen phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn như thế nào?

Các bác sĩ cho biết, tình trạng sức khỏe của bạn sẽ được phản ánh trực tiếp qua màu của ráy tai. Do được hình thành theo một cơ chế tự nhiên phụ thuộc vào cơ địa, môi trường sống, tuổi tác, yếu tố di truyền nên một phần có thể tiết lộ được thể trạng của bạn.

Thông thường, màu bình thường của ráy tai và phản ánh được một sức khỏe tốt là màu vàng hơi đậm hoặc màu nâu. Những màu sắc này được tạo ra do ráy tai có chứa bụi bẩn và nước do tắm gội kết hợp lại.

Tuy nhiên, khi phát hiện ráy tai đen bạn cũng không nên quá lo lắng vì có thể là do bạn đang thực hiện vệ sinh tai và lấy ráy tai chưa đúng cách.

ray tai cho mau den

Ảnh: @Internet

Cách điều trị tận gốc ráy tai màu đen

Điều trị ráy tai đen tại nhà

Do ráy tai màu đen chỉ là một bệnh lý không quá nguy hiểm nên bạn có thể an tâm tự điều trị tại nhà bằng một số cách như:

  • Sử dụng thuốc nhỏ tai: Đây là cách để làm ráy tai màu đen trở nên mềm hơn, kém kết dính hơn. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng loại bỏ được ráy nhanh chóng và an toàn hơn.
  • Can thiệp tưới tai: Đây là một cách điều trị khá tốt cho ráy tai màu đen. Đó là bơm một loại dung dịch vệ sinh tai vào bên trong để lấy đi các chất bẩn. Tuy nhiên, biện pháp này cần có sự giúp đỡ của người thân để giúp quá trình tưới tai được chính xác và hiệu quả hơn.

Thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa

Nếu bạn không yên tâm với các phương pháp tại gia thì có thể đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để nhận được sự trợ giúp, thăm khám từ các bác sĩ.

Với các phương pháp điều trị chuyên sâu, bác sĩ sẽ giúp bạn xử lý được tận gốc tình trạng ráy tai màu đen.

Ngoài ra, tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng sẽ khiến bạn trở nên an tâm hơn và tâm lý chữa bệnh cũng tốt hơn. Thường các bác sĩ sẽ sử dụng các liệu pháp như: tiến hành hút ráy, vệ sinh lại tai và phát thuốc bôi hoặc nhỏ tai.

ray tai mau den co mui hoi

Ảnh: @Internet

Vệ sinh tai như thế nào để đảm bảo sức khỏe tai mũi họng

Rất nhiều bạn đang thắc mắc nên vệ sinh tai như thế nào để không gặp tình trạng ráy tai màu đen? Bạn có thể tham khảo một số cách an toàn và hiệu quả dưới đây:

  • Tuyệt đối không sử dụng các vật sắc nhọn để lấy ráy, hãy dùng tăm bông hoặc các dụng cụ lấy ráy chuẩn y tế để nhẹ nhàng ngoáy theo đường vòng tròn trong tai.
  • Trước khi lấy ráy bạn có thể rửa qua tai bằng nước ấm để ráy tai mềm hơn. Lưu ý không đổ trực tiếp nước vào bên trong tai bạn nhé.
  • Đặc biệt, tuyệt đối không nên lấy ráy tai tại các điểm cắt tóc, gội đầu. Bởi các dụng cụ ngoáy tai bằng que nơi đây được sử dụng chung cho rất nhiều khách hàng, vừa không đảm bảo vệ sinh vừa có nhiều nguy cơ lây nhiễm.
  • Không ngoáy sâu hoặc thư giãn tai bằng cách tác động mạnh vào vành tai vì có thể dẫn đến ù tai, giảm thính lực.

Trên đây là toàn bộ những vấn đề liên quan đến ráy tai màu đen cùng các nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng viêm nhiễm. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe tai mũi họng đúng cách. Đừng quên bookmark để kịp thời cập nhật các tin tức y khoa mới nhất tại đây bạn nhé!

]]>
https://thietbiytetamlan.com/ray-tai-mau-den/feed/ 0
Đo nhiệt kế có cộng thêm độ? Nhiệt độ tại các vị trí có gì khác? https://thietbiytetamlan.com/do-nhiet-ke-co-cong-them-do/ https://thietbiytetamlan.com/do-nhiet-ke-co-cong-them-do/#respond Sat, 13 Jul 2024 02:17:28 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/do-nhiet-ke-co-cong-them-do/ Đo nhiệt kế có cộng thêm độ hay không là vấn đề mà bất cứ ai cũng từng thắc mắc khi mới sử dụng nhiệt kế. Bởi kẹp nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử đo thân nhiệt ở nách, miệng, hậu môn hoặc loại nhiệt kế hồng ngoại đo trán cho trẻ bị sốt sẽ cho ra kết quả khác nhau. Hôm nay Tâm Lan sẽ cùng bạn khám phá câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Đo nhiệt độ ở miệng 

Bạn có thể sử dụng nhiệt kế đo miệng là thủy ngân hoặc điện tử để đo nhiệt độ.

Nếu bạn dùng nhiệt kế thủy ngân, hãy vệ sinh sạch đầu nhiệt kế trước khi sử dụng. Sau đó, tiến hành vẩy nhiệt kế để cột nhiệt độ xuống dưới vạch 35 độ. Để nhiệt kế vào đầu lưỡi và đợi trong vòng 3 phút rồi lấy kết quả ra đọc.

do nhiet ke thuy ngan co cong them do

Ảnh: @Internet

Nếu bạn dùng nhiệt kế ngậm miệng điện tử, bạn cũng cần phải vệ sinh sạch đầu cảm biến. Sau đó, đặt nhiệt kế vào đầu lưỡi, rồi chờ có tiếng bíp, lấy ra đọc kết quả. Chỉ khoảng 30 giây – 1 phút là có kết quả.

Đối với cách đo nhiệt độ này, độ chính xác là tương đối cao. Đo nhiệt độ ở miệng ít bị chịu tác động bởi môi trường. Nhiệt độ sau khi đo từ 38 độ trở lên là đã sốt. Nhiệt độ ở miệng khi đo nhiệt kế có cộng thêm độ từ 0,5 – 1 bởi so với các vị trí khác, miệng có nhiệt độ cao hơn.


Có thể bạn quan tâm:

  • Hướng dẫn cách đo nhiệt kế các loại chính xác & an toàn nhất!
  • Chuyển độ F sang độ C Microlife cực kỳ đơn giản chỉ với 1 phút

Đo nhiệt độ trán 

Phương pháp đo nhiệt độ ở trán là đơn giản nhất mà không cần tiếp xúc trực tiếp và các bộ phận trên cơ thể. Bạn cần chuẩn bị một chiếc máy bấm nhiệt độ trán để tiến hành đo. Cách thức đo tiến hành như sau:

do nhiet ke co can cong them do

Ảnh: @Internet

Bạn đưa đầu dò của nhiệt kế hồng ngoại đo trán vào giữa trán. Để đầu dò của máy đo nhiệt độ trán sao cho cách trán khoảng 1 – 3 cm. Sau đó bấm đo, kết quả nhiệt độ đo trán sẽ có sau 1 – 3 giây. Cách đo nhiệt độ này rất đơn giản và dễ làm, đảm bảo độ chính xác cao. Đo bằng nhiệt kế hồng ngoại đảm bảo tính chính xác cao, tốc độ nhanh chóng và cực kỳ an toàn. Với các gia đình có con nhỏ thì cách thức này rất phù hợp bởi không gây ảnh hưởng đến bé, có thể đo được kể cả khi bé ngủ. Nhiệt độ trán sau khi đo từ 37,5 độ trở lên là đã bị sốt, cảnh báo có thể sốt cao. Máy đo nhiệt đo trán khi đo nhiệt kế có cộng thêm độ từ 0,1 – 0,3 độ so với các vị trí khác.

Đo nhiệt độ ở nách cộng thêm bao nhiều

Cách đo thân nhiệt ở nách là thông dụng nhất, được nhiều người sử dụng từ xưa đến nay. Muốn đo xác định được nhiệt độ ở nách là bao nhiêu, cần chuẩn bị nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử đầu mềm hoặc đầu cứng. Cách đo thực hiện như sau:

Nếu bạn dùng nhiệt kế thủy ngân: Đầu tiên, trước khi sử dụng, hãy vẩy sao cho cột thủy ngân xuống dưới vạch 45 độ. Sau đó, đặt nhiệt kế theo dọc thân người, để đầu nhiệt kế nằm đúng vào đỉnh hõm nách, mặt số quay vào người, dùng cánh tay kẹp giữ trong khoảng 5 phút. Tiếp theo, lấy nhiệt kế ra và đọc kết quả.

do nhiet ke dien tu co cong them do

Ảnh: @Internet

Nếu bạn đo nhiệt kế ở nách là nhiệt kế điện tử: Đối với nhiệt kế điện tử, bạn chỉ cần lấy nhiệt kế điện tử ra rồi khởi động nhiệt kế. Tiếp theo đặt vào vị trí như đối với cách dùng nhiệt kế thủy ngân. Khi nào nhiệt kế báo có tiếng bíp thì bạn lấy nhiệt kế ra đọc kết quả. Thông thường, nhiệt kế điện tử chỉ mất khoảng 30 – 2 phút là đã có kết quả.

Cách đo này có ưu điểm là dễ thao tác. Nhưng nếu thao tác đúng thì nhiệt độ chính xác, còn nếu không thì nhiệt độ có thể bị chênh lệch. Cách này không phù hợp với những gia đình có trẻ nhỏ, bởi trẻ có thể quấy khóc trong quá trình đo vì vậy kết quả có thể không chính xác nhất. Nhiệt độ đo ở nách nếu trên 37,5 độ là đã bị sốt, cần thường xuyên theo dõi đo nhiệt độ. Nhiệt độ ở nách đo nhiệt kế có cộng thêm độ như nhiệt độ đo ở trán.

Đo nhiệt độ ở hậu môn 

Phương pháp đo nhiệt độ ở hậu môn phù hợp với trẻ nhỏ, đặc biệt trong trường hợp trẻ sốt cao. Nhiệt kế đo hậu môn thường được sử dụng là nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử.

Bạn sử dụng nhiệt kế thủy ngân để đo cần vệ sinh đầu thủy ngân và vẩy cột thủy ngân xuống dưới 35 độ. Sau đó để trẻ nằm sấp hoặc ngửa, đưa nhẹ bầu nhiệt kế vào sâu trong hậu môn khoảng 2 – 3 cm. Sau 3 phút, lấy ra đọc kết quả

nhiet ke dien tu co cong them do khong

Ảnh: @Internet

Nếu bạn dùng nhiệt kế điện tử, các bước thực hiện tương tự. Khi nhiệt kế có tiếng bíp, thì bạn lấy ra đọc kết quả.

Phương pháp này có thể thực hiện cả với trẻ sơ sinh. Nhiệt độ đo ở hậu môn mà từ 38 độ trở lên tức là bé đã bị sốt, mẹ cần chú ý và thường xuyên đo nhiệt độ cho trẻ. Nhiệt độ ở hậu môn khi đo nhiệt kế có cộng thêm độ từ 0,5 – 1 độ so với các vị trí khác.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ mới nhất của Thiết Bị Y Tế Tâm Lan cho thắc mắc đo nhiệt kế có cộng thêm độ hay không. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về cách đo thân nhiệt khi sốt.

]]>
https://thietbiytetamlan.com/do-nhiet-ke-co-cong-them-do/feed/ 0
Chuyển độ F sang độ C Microlife cực kỳ đơn giản chỉ với 1 phút https://thietbiytetamlan.com/chuyen-do-f-sang-do-c-microlife/ https://thietbiytetamlan.com/chuyen-do-f-sang-do-c-microlife/#respond Sat, 13 Jul 2024 02:12:08 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/chuyen-do-f-sang-do-c-microlife/ Nhiệt kế Microlife bao gồm nhiệt kế đo trán Microlife, nhiệt kế đo tai, nhiệt kế kỹ thuật số,… là một dụng cụ để đo thân nhiệt uy tín, chất lượng. Bên cạnh việc hiển thị nhiệt độ C như thông thường, nhiệt kế này còn có chế độ đo độ F, chức năng chuyển độ F sang độ C cũng như ngược lại. Vậy cách chuyển độ F sang độ C Microlife như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

1. Độ C là gì? Độ F là gì?

Vào năm 1742, một nhà thiên văn học người Thụy Điển là người đầu tiên đã tìm ra hệ thống đo nhiệt độ dựa vào trạng thái của nước khi đóng băng (thể rắn) và khi sôi (thể lỏng). Từ đó ông biết được, khi nước ở trạng thái sôi có nhiệt 100 độ C và chuyển sang đóng băng khi nhiệt độ là 0 độ C. Nguyên lý này đều được nhận định khi khí áp ở điều kiện tiêu chuẩn. Vậy, độ F là gì, độ C là gì?

1.1. Độ F là gì ?

Độ F được viết tắt trong từ Fahrenheit, là thước đo nhiệt độ động lực học với điểm sôi là 212 độ F và điểm đóng băng của nước là 32 độ F (áp suất khí quyển tiêu chuẩn). Như vậy độ chênh lệch từ điểm sôi của nước tới điểm đóng băng của nước là 180 độ. Bởi vậy 1 độ trên thang F bằng 1/180 khoảng nhiệt độ từ điểm sôi của nước đến điểm đóng băng. Các nhà nghiên cứu ước tính chênh lệch 1 độ F tương đương với chênh lệch vào khoảng 0.556 độ C.

cach chinh tu do f sang do c may microlife

Ảnh: @Internet

1.2. Độ C là gì ?

Độ C được viết tắt trong từ Celsius, đây cũng là đơn vị đo nhiệt độ được đặt theo tên nhà thiên văn học người Thụy Điển Anders Celsius. Ở Việt Nam, độ C là đơn vị đo nhiệt độ tiêu chuẩn và phổ biến nhất. Tuy nhiên độ F cũng đang dần được sử dụng nhiều, cụ thể ở nhiệt kế Microlife. Vậy làm thế nào để chuyển độ F sang độ C máy Microlife? Mời bạn tham khảo tiếp nội dung dưới đây để tìm hiểu rõ hơn nhé.


Bài viết liên quan:

  • Hướng dẫn cách đo nhiệt kế các loại chính xác & an toàn nhất!
  • Nhiệt kế 39 độ là cao hay thấp? Cách xử trí khi trẻ sốt cao 39 độ liên tục

2. Cách chuyển độ F sang độ C Microlife

2.1. Tìm hiểu về nhiệt kế Microlife

Microlife là một thương hiệu nổi tiếng đến từ Thụy Sĩ. Công ty hiện đã và đang hướng đến mục tiêu trở thành một trong những đơn vị đứng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị chăm sóc sức khỏe gia đình như: nhiệt kế, máy đo huyết áp, cân điện tử, máy đo đường huyết,…

cach chuyen do f sang do c microlife

Ảnh: @Internet

Trên thị trường hiện nay, nhiệt kế Microlife đã trở thành một thiết bị y tế thông dụng, là thương hiệu gần như nổi tiếng số một thế giới. Phát huy từ nền tảng công nghệ cũ, mang lại uy tín cho thương hiệu và đang dần dần tiếp cận thêm nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe gia đình khác. Sản phẩm không những quen thuộc với tủ thuốc y tế của mọi gia đình Việt mà còn xuất hiện phổ biến tại các bệnh viện, phòng khám lớn nhỏ trên toàn quốc.

Nhiệt kế Microlife đã được thử nghiệm, an toàn và tương thích với mọi đối tượng sử dụng. Được biết tất cả các bộ phận của nhiệt kế đều tương thích sinh học theo tiêu chuẩn ISO. Nhiệt kế điện tử của nhà sản xuất lớn này bao gồm nhiệt kế đo trán, đo tai, nhiệt kế kỹ thuật số,… Tất cả sản phẩm đều được đánh giá cao về chất lượng cũng như độ an toàn cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, máy đo nhiệt độ Microlife còn có chức năng thay đổi đơn vị đo từ độ C sang độ F và ngược lại được. Vì thế người dùng có thể dễ dàng sử dụng ở nhiều chế độ khác nhau. Sau đây là hướng dẫn cách chuyển từ độ F sang độ C…

2.2. Chuyển độ F sang độ C Microlife

Trong quá trình sử dụng nếu chẳng may nhiệt kế của bạn bị chuyển sang chế độ đo độ F. Thì lúc này bạn cần thực hiện chuyển từ độ F sang độ C máy đo nhiệt độ Microlife. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết và dễ hiểu nhất cách tinh chỉnh từ độ F sang độ C ở nhiệt kế Microlife qua các bước dưới đây!

cach doi do f sang do c microlife

Ảnh: @Internet

Bước 1: Để chuyển độ F sang độ C máy đo nhiệt độ Microlife bạn cần kiểm tra chế độ hoạt động của máy. Nếu như máy đang bật sẵn thì hãy nhìn lên góc bên phải xem nó hiển thị chế độ nhiệt độ nào. Còn nếu nhiệt kế của bạn bị tắt nguồn, bạn cần nhấn nút Start để bật nguồn rồi kiểm tra chế độ.

Bước 2: Sau khi đã kiểm tra chế độ và chắc chắn thiết bị đang ở độ F, bạn cần tiến hành bằng cách nhấn giữ nút Start trong vòng 3 giây để chuyển độ F sang độ C Microlife

Bước 3: Cuối cùng kiểm tra kết quả xem nhiệt kế đã hiển thị sang độ C hay chưa.

Như vậy với cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn đã có thể chuyển độ F sang độ C nhiệt kế Microlife. Vô cùng đơn giản phải không nào!

3. Lưu ý khi chuyển từ độ F sang độ C máy đo nhiệt độ Microlife

Như đã nói ở trên, cách chuyển độ F sang độ C nhiệt kế Microlife rất đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chỉnh độ F sang độ C Microlife bạn cũng cần lưu ý một số điểm cần thiết dưới đây.

  • Khi thực hiện đổi độ F sang độ C Microlife, bạn cần thực hiện giữ nút Start 3 giây để bắt đầu. Tuy nhiên, bạn không nên giữ quá lâu vì nó sẽ khiến nút điều chỉnh dễ bị liệt, bị hỏng.
  • Khi chuyển độ F sang độ C, bạn cần kiểm tra màn hình liên tục. Khi thấy màn hình Microlife chuyển sang độ C ngay lập tức dừng lại nếu không bạn sẽ chuyển ngược lại sang chế độ ban đầu.
  • Nếu như cách chuyển F sang độ C Microlife không được, bạn cũng có thể sử dụng cách khác thủ công hơn. Đó là tính sự chênh lệch nhiệt độ 1 độ F tương đương với chênh lệch 0.556 độ C. Cách chỉnh độ F sang độ C của máy Microlife với cách tính thủ công cho kết quả tương đương nhau.
cach doi tu do f sang do c cua may microlife

Ảnh: @Internet

Ngoài ra, cách chuyển độ F sang độ C Microlife cũng hoàn toàn có thể làm ngược lại tùy vào mục đích bạn muốn sử dụng.

Trên đây là hướng dẫn cách chuyển độ F sang độ C Microlife đơn giản và dễ hiểu nhất, hi vọng có thể mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất nhé!

]]>
https://thietbiytetamlan.com/chuyen-do-f-sang-do-c-microlife/feed/ 0
Sử dụng dung dịch xịt tan ráy tai cho bé, nên hay không nên? https://thietbiytetamlan.com/xit-tan-ray-tai-cho-be/ https://thietbiytetamlan.com/xit-tan-ray-tai-cho-be/#respond Fri, 12 Jul 2024 02:15:44 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/xit-tan-ray-tai-cho-be/ Xịt tan ráy tai cho bé có thực sự cần không? Tai của trẻ là một bộ phận rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nếu ba mẹ vệ sinh tai sai cách. Ngoài tăm bông và dùng cụ lấy ráy tai thông thường, thuốc xịt phun sương tan ráy tai hiện nay cũng đang là sản phẩm được nhiều mẹ tin dùng. Vậy các loại chai xịt này có những đặc điểm gì nổi bật, cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Một số cách lấy ráy tai thông thường

Việc làm vệ sinh tai khá đơn giản và chắc cũng quá quen thuộc với bất cứ ai trong chúng ta. Điển hình như vệ sinh tai bằng tăm bông, lấy ráy bằng que inox, xịt tan ráy tai hay dùng khăn ướt lau tai…

  • Đối với việc sử dụng khăn xô nhúng ướt để lau: Cách làm này tương đối thuận tiện cho các mẹ tuy nhiên lại không đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ nhỏ.
  • Trường hợp sử dụng đồ ngoáy ráy kim loại: Đây sẽ là biện pháp cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ hiếu động vì chỉ cần trẻ giãy mạnh có thể khiến tai bị tổn thương.
  • Sử dụng xịt tan ráy tai cho bé: Đây là một giải pháp mới hỗ trợ vệ sinh tai dễ dàng hơn cho trẻ. Chai xịt tan ráy tai cho bé thường được sử dụng kết hợp với tăm bông để giữ cho tai được khô thoáng. Các mẹ lưu ý nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng để tránh dùng sai cách.
xit ray tai cho tre

Ảnh: @Internet

Những nguy hiểm tiềm ẩn khi sử dụng dụng cụ cứng để ngoáy tai 

Nhiều mẹ có thói quen sử dụng tăm bông hoặc thậm chí là các dụng cụ bằng inox để ngoáy tai cho trẻ. Có lẽ rất nhiều mẹ chưa biết hết được những nguy hiểm có thể xảy ra nếu mẹ vệ sinh tai sai cách.

  • Gây chảy máu bên trong. Do tai trẻ vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển và vô cùng nhạy cảm. Chỉ cần mẹ sơ suất gây tổn thương vào các bộ phận bên trong tai, thì rất có thể dẫn đến chảy máu trong, gây ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ.
  • Gây thủng màng nhĩ: Việc ngoáy tai quá sâu, dùng lực mạnh hoặc dùng các vật sắc nhọn sẽ là tác nhân gây thủng màng nhĩ ở trẻ. Khi ngoáy tai, mẹ chỉ được ngoáy sâu nhất vào khu vực ống tai, nếu cho vào sâu mẹ không kiểm soát được có thể chạm vào màng nhĩ và gây thủng. Lúc này không chỉ là thính lực bị giảm nữa mà bé có thể phải đối mặt với nguy cơ bị điếc vĩnh viễn.

Có nên dùng xịt tan ráy tai cho bé không?

Một giải pháp an toàn khác giúp giảm những tổn thương cho tai của trẻ mà các mẹ thường áp dụng chính là thuốc xịt tan ráy tai cho bé. Đây là sản phẩm được sử dụng để làm mềm ráy tai, sau một khoảng thời gian nhất định, ráy sẽ tự đẩy ra ngoài cửa tai. Lúc này, mẹ chỉ cần nhẹ nhàng dùng khăn mềm hoặc tăm bông lau đi là tai bé đã được đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng.

Xịt ráy tai cho bé giúp các bé đỡ hoảng sợ hơn khi lấy ráy tai cũng như giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc vệ sinh tai cho trẻ. Sản phẩm được sản xuất dưới dạng thuốc xịt ráy tai cho bé, thường được sử dụng khi bé có nhiều ráy tai khô, khó làm vệ sinh theo cách thông thường. Dung dịch giúp làm mềm ráy tai và tan ra bên ngoài, tiện lợi cho mẹ dùng tăm bông để ngoáy tai vệ sinh tai bé.

co nen su dung xit tan ray tai cho be

Ảnh: @Internet

Những ưu điểm của dung dịch tan ráy tai cho bé

Bảng thành phần lành tính

Dung dịch tan ráy tai cho bé là sản phẩm y tế an toàn và được các hộ sinh sử dụng trong khâu chăm sóc trẻ. Với chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên như: lá bạc hà, dầu oliu và sáp Paraffin, tuyệt đối không bao gồm bất kỳ hoạt chất gây hại nào. Do đó, các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không sợ làm ảnh hưởng đến các bộ phận trong tai của trẻ.

Xịt tan ráy tai cho bé có khả năng làm sạch tốt

Trẻ bị ráy tai nhiều sẽ thường xuyên bị ù tai, có thói quen đưa tay vào tai hoăc quấy khóc để tỏ ra khó chịu. Với cơ chế làm mềm ráy tai và đẩy ra ngoài, chắc chắn xịt lấy ráy tai cho bé là một liệu pháp có khả năng làm sạch tốt nhất. Sản phẩm giúp tránh được tình trạng ráy tai tích tụ lâu ngày và tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập. Tai sau khi được vệ sinh sẽ thông thoáng hơn, tạo thính lực ổn định hơn, trẻ sẽ thoải mái hơn.

Xịt ráy tai cho bé dễ dàng mà không gây tổn thương

Xịt lấy ráy tai là giải pháp thay thế tốt nhất cho các dụng cụ lấy ráy sắc nhọn tránh để lại những tổn thương cho tai của trẻ. Ngoài ra, ráy tai sau khi xịt tan sẽ được khử độ dính, lúc này các mẹ chỉ cần dùng khăn mềm là có thể dễ dàng lấy ra mà không làm ảnh hưởng đến tai. Bên cạnh đó, thuốc xịt tan ráy tai sẽ giúp phòng tránh các bệnh liên quan đến tai như: nấm tai, viêm tai giữa,…

xit lay ray tai cho be

Ảnh: @Internet

Cách sử dụng xịt tan ráy tai cho bé

Hướng dẫn sử dụng xịt tan ráy tai cho bé

  • Với trẻ có ráy tai khô, và cứng thì mẹ nên sử dụng ngày 3 lần. Mỗi lần sẽ xịt khoảng 3 nhát.
  • Với trẻ có ráy tai ướt thì mẹ có thể sử dụng ngày 2 lần.
  • Sau khi đã xịt dung dịch vào tai thì hãy giữ trong tai ít nhất từ 3-5 phút để sản phẩm có thể làm mềm được ráy tai và tự đào thải ra ngoài
  • Sau khi nghiêng tai để đẩy dung dịch ra ngoài, mẹ nên dùng khăn mềm hoặc bông tăm có đầu nhỏ, siêu mềm để lấy nốt ráy tai còn sót lại.
  • Cứ cách 2 tuần, mẹ nên xịt tan ráy tai cho bé trong 2-3 ngày liên tục để đảm bảo giữ cho tai luôn sạch sẽ và thông thoáng

Một số lưu ý khi sử dụng sản phẩm xịt tan ráy tai cho bé

  • Các mẹ chỉ nên sử dụng thuốc xịt khi thấy tai trẻ có nhiều ráy, tai bị chảy nước hoặc dịch mủ.
  • Nên dùng khi trẻ đã ngủ hoặc giữ trẻ không cho động đậy để thuốc xịt được vào đúng vị trí của tai
  • Sản phẩm cũng có thể dùng cho người lớn đang mắc các bệnh liên quan đến tai.
  • Sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn trên toa chỉ định.
  • Không dùng trong trường hợp bé đang bị viêm tai, đau nhức hay mắc bất kì triệu chứng bệnh nào liên quan đến tai.

Trên đây là những chia sẻ mới nhất về vấn đề xịt tan ráy tai cho bé. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng bài viết có thể đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích để việc chăm sóc bé yêu trở nên dễ dàng hơn!

]]>
https://thietbiytetamlan.com/xit-tan-ray-tai-cho-be/feed/ 0
Mua mũ y tế ở đâu chính hãng, chất lượng? https://thietbiytetamlan.com/mua-mu-y-te-o-dau/ https://thietbiytetamlan.com/mua-mu-y-te-o-dau/#respond Thu, 11 Jul 2024 02:13:15 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/mua-mu-y-te-o-dau/ Mũ y tế hay còn gọi là mũ con sâu, nón con sâu, nón trùm tóc bảo hộ lao động, mũ trùm đầu y tế… là vật dụng không thể thiếu với các y bác sĩ và những người làm trong môi trường phòng sạch đặc thù. Vậy, mua mũ y tế ở đâu đạt chuẩn, uy tín? Cùng Tâm Lan xem qua bài viết dưới đây để có thêm thông tin về mũ trùm đầu y tế bán ở đâu bạn nhé!

Mũ y tế là gì?

Mũ y tế hay còn được gọi là mũ sâu là một trong những sản phẩm vật tư tiêu hao, sử dụng để bảo hộ lao động trong những điều kiện đặc thù như phòng khám, phẫu thuật, phòng sạch… Sản phẩm có tác dụng để trùm hết phần tóc, giúp cố định, không cho tóc rơi ra ngoài ảnh hưởng đến quá trình lao động, chất lượng công việc.

Đặc điểm của nón con sâu y tế 

Về hình ảnh

Nhìn bên ngoài, những chiếc mũ trùm đầu y tế chỉ như một lớp vải bao trùm kín phần tóc với những nếp gấp và xung quanh là sợi chun. Chun của mũ sâu có kích thước 19 inches, được thiết kế co giãn phù hợp với tất cả mọi người, cả nam và nữ. Bên cạnh đó những nếp gấp giúp bạn có thể gấp gọn lại dễ dàng mang theo bên người dù ở bất cứ đâu.

mu trum dau y te mua o dau

Ảnh: @Internet

Sản phẩm có 2 màu: xanh và trắng. Trong đó màu xanh chuyên dùng trong y tế còn nón con sâu màu trắng thường được sử dụng phổ biến tại các cơ sở phòng sạch đặc thù như chế biến, đóng gói thực phẩm, lắp ráp linh kiện điện tử, v.v…

Về tính chất

Bề mặt sản phẩm có khả năng chống tĩnh điện với độ trở điện dao động từ 10^6 – 10^9 Ω. Ngoài ra, nón con sâu được làm từ chất liệu vải không dệt, vải giấy thoáng mát, không gây bí da đầu, giúp người sử dụng luôn cảm thấy thoải mái khi đeo trong suốt quá trình làm việc.

Mũ y tế được sản xuất dựa trên các tiêu chí cao, đảm bảo độ an toàn đạt chuẩn, không gây hại cho da đầu. Với tên gọi là nón y tế dùng 1 lần, sản phẩm có bản chất thuộc phân loại mặt hàng vật tư tiêu hao nên phải được sản xuất với nguyên liệu hoàn toàn thân thiện với môi trường, nhằm đảm bảo tính tự phân huỷ sau khi sử dụng.

mu trum dau y te ban o dau

Ảnh: @Internet

Vì là sản phẩm phục vụ trong môi trường đòi hỏi độ sạch cao như cơ sở y tế, phòng khám, phòng sạch… mũ y tế con sâu phải đạt chuẩn chất lượng cao về tiệt trùng để đảm bảo tính an toàn, hạn chế nguy cơ lây nhiễm, lan truyền vi khuẩn khi làm việc.

Lưu ý khi sử dụng mũ trùm đầu y tế con sâu

Mũ y tế dùng 1 lần cũng giống như các sản phẩm được thiết kế dùng 1 lần khác, đó là lưu ý tuyệt đối không tái sử dụng. Bởi thiết kế với chất liệu vải PP, vải giấy tiệt trùng, được sử dụng để ngăn chặn vi khuẩn ở các phòng sạch, cơ sở y tế,… Cho nên việc tái sử dụng sẽ vô tình đem lại nguồn lây nhiễm bệnh mới vào môi trường đặc thù. Đây là điều hết sức nguy hiểm, đặc biệt ở trong bệnh viện khi chứa quá nhiều vi khuẩn gây hại.

Ngoài ra, khi dùng xong, bạn phải phân loại rác và vứt đúng quy định. Tuyệt đối không để trẻ nghịch hay vứt lung tung bởi sản phẩm sau khi sử dụng có thể đã mang theo nhiều vi khuẩn, virus gây hại.

mua mu trum dau y te

Ảnh: @Internet

Cách chọn mua mũ con sâu y tế

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, bạn cần lựa chọn những màu sắc phù hợp. Thông thường, mũ con sâu màu xanh được sử dụng tại các cơ sở y tế, nghiên cứu, thẩm mỹ, phẫu thuật,… Nón con sâu màu trắng hoặc hồng được sử dụng trong những phòng sạch, chế biến thực phẩm, nơi sản xuất linh kiện điện tử,…

Bên cạnh đó người mua cũng nên tham khảo giá để tránh bị chặt chém cũng như mua phải sản phẩm với giá thành quá thấp so với mặt bằng chung. Hãy nhớ rằng “tiền nào của đó” nên một sản phẩm chất lượng sẽ có giá thị trường công khai, minh bạch.

non y te mua o dau

Ảnh: @Internet

Sản phẩm được phân phối trên thị trường với giá thành khá rẻ, tuy nhiên không phải người bán nào cũng cam kết chất lượng sản phẩm 100% đến tay người tiêu dùng. Những sản phẩm kém chất lượng thì sẽ có phần vải cứng, chun co giãn không tốt, khi đeo sẽ cảm giác khó chịu, bó sát.

Bởi vậy, khách hàng cần lựa chọn những đơn vị uy tín, nơi phân phối mũ y tế đạt chuẩn, công khai minh bạch. Một địa chỉ uy tín sẽ được công khai thông tin về công ty cũng như nguồn gốc sản phẩm rõ ràng. Những đánh giá, tiêu chuẩn kiểm định sẽ là thước đo để bạn lựa chọn đặt niềm tin đúng đắn nhất.

Mua mũ y tế ở đâu?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp mũ trùm đầu y tế, mũ con sâu dùng 1 lần. Không khó để người dùng có thể tìm thấy các địa chỉ bán và phân phối sản phẩm. Thế nhưng, mũ trùm đầu y tế bán ở đâu, nón y tế mua ở đâu, mua mũ y tế ở đâu và một loạt những câu hỏi tương tự vẫn đang là chủ đề mà nhiều người đặc biệt qun tâm. Vậy, đơn vị nào mới chính là nơi sản xuất, cung cấp mũ con sâu chính hãng, chất lượng?

Nhằm đánh vào tâm lý ham rẻ của người tiêu dùng, hiện nay trên thị trường đã bắt đầu xuất hiện nhan nhản các nhà bán hàng trôi nổi, không rõ danh tính. Nhiều sản phẩm nhái, hàng giả, không đạt tiêu chuẩn được rao bán với giá vô cùng shock. Trước thực trạng đáng báo động này, Thiết Bị Y Tế Tâm Lan khuyên rằng bạn nên tìm hiểu kĩ mọi thông tin để tránh rước thêm bực tức, phiền toái vào mình.

mua mu sau y te o dau

Ảnh: @Thiết Bị Y Tế Tâm Lan

Vậy mua mũ y tế ở đâu đạt chuẩn?

Công ty TNHH SX TM Trang Thiết Bị Y Tế Tâm Lan là một trong những đơn vị sản xuất, phân phối mũ con sâu y tế hàng đầu hiện nay. Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp thiết bị vật tư y tế, Tâm Lan Medical có thể tự tin cam kết luôn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất với giá thành sỉ lẻ hấp dẫn nhất.


Xem thêm: Sản phẩm Mũ con sâu Tâm Lan


Sản phẩm mũ trùm đầu y tế con sâu tại Tâm Lan được sản xuất với nguyên liệu cao cấp, thân thiện với môi trường và đảm bảo đáp ứng đủ mọi Tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.

Với những thông tin trên, bạn đọc chắc hẳn đã có câu giải đáp cho thắc mắc mua mũ y tế ở đâu đạt chuẩn tốt nhất. Để biết thêm nhiều thông tin hơn, hãy liên hệ với Thiết Bị Y Tế Tâm Lan qua số hotline 0908797345 ngay và nhận tư vấn, báo giá chính xác nhé!

]]>
https://thietbiytetamlan.com/mua-mu-y-te-o-dau/feed/ 0
Vì sao vết thương bị chai cứng? Cách xử lý vết thương bị cứng https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-bi-chai-cung/ https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-bi-chai-cung/#respond Thu, 11 Jul 2024 02:12:03 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/vet-thuong-bi-chai-cung/ Vết thương bị chai cứng khi vùng da tại vết thương bị hóa sừng và ngả sang màu vàng. Tình trạng này thường xảy ra ở các vị trí như ngón chân, mắt cá chân… Vậy cần làm gì để các vết trầy xước, vết bầm tím chai chân tránh mưng mủ, nhiễm trùng hay mọc thêm mụn cóc gây sẹo lồi xấu xí? Cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan tìm hiểu cách xử lý vết thương bị cứng qua bài viết sau nhé!

1. Vết thương bị chai cứng là gì?

Vết thương bị cứng là tình trạng vùng da tại vết thương bị hóa sừng và ngả sang màu vàng. Khi sờ vào thì chúng ta có thể cảm nhận được vùng da vết thương bị cứng và các vết chai đó thường có xu hướng nhô lên với các đầu mụn trắng.

Ngoài ra, người bệnh khi có vết thương bị chai cứng thường có cảm giác rất ngứa, đau nhói và khó chịu. Khi gặp tình trạng này, tuyệt đối không được gãi hoặc nặn khi còn non vì nó rất dễ lan ra các vùng khác. Do vậy, khi gặp phải tình trạng vết thương bị chai cứng, để đảm bảo an toàn các bạn hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám.


Có thể bạn quan tâm:

  • Nhận biết dấu hiệu vết thương bị hoại tử. Cách xử lý vết thương hoại tử
  • Vết thương phần mềm và những điều cần biết
  • Tác dụng của yến sào với việc bồi bổ, lành viết thương

2. Vì sao vết thương bị chai cứng?

Phần lớn tình trạng vết thương bị chai cứng thường được bắt gặp trong các trường hợp sau:

  • Khi mới xảy ra vết thương bị cứng, người bệnh có tâm lý chủ quan, không thăm khám kịp thời để điều trị dứt điểm. Do đó mà phần dịch mủ bị ứ đọng lâu ngày dưới bề mặt da và dần biến thành các vết sẹo bị chai cứng.
  • Một nguyên nhân khác cũng có thể làm xuất hiện vết sẹo bị chai cứng đó là do bạn thường xuyên để vùng da ở vết thương bị chèn ép. Chẳng hạn như với những vết thương ở lòng bàn chân, khi bạn thường xuyên đi giày chặt hoặc không đi tất để vết thương cọ sát trực tiếp với đế giày nên lâu ngày dẫn đến sẹo chai cứng.
  • Ngoài ra, bạn có thể có vết thương để lại vết sẹo bị chai cứng trong trường hợp lạm dụng thuốc kháng sinh dẫn đến nội tiết tố thay đổi mà hình thành nên các nốt mụn bọc, sau đó do để lâu vi khuẩn tích tụ lại ngày qua ngày, phần biểu bì ở đó bị quá sản và hình thành nên các vết chai cứng.

3. Vết thương bị cứng có nguy hiểm không?

Vết thương bị chai cứng tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ. Đồng thời, khi vết thương bị chai cứng, có mủ bên trong dẫn đến viêm nhiễm gây đau đớn thì cũng vô tình tạo ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt thường ngày.

Bên cạnh đó, nếu bạn là bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tiểu đường và trên cơ thể xuất hiện các vết thương bị chai cứng thì rất có khả năng đây là một trong những biểu hiện của biến chứng đái tháo đường. Điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ không hay và bạn nên nhanh chóng sắp xếp đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tóm lại, nếu phát hiện vết sẹo bị chai cứng và có xuất hiện cảm giác ngứa, đau nhức thì nên đến bệnh viện để kiểm tra. Tuyệt đối không được xem nhẹ vì mọi dấu hiệu bất thường đều phản ánh lên tình trạng của sức khoẻ.

4. Cách xử lý các vết sẹo bị chai cứng 

Vậy làm thế nào để xử lý các vết sẹo chai cứng? Với những vết chai nặng và có dịch ở bên trong, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để lấy tận chân dịch gây ra vết chai, sau đó sẽ cắt bỏ vùng da bị chai để hạn chế lây lan ra các vùng da lân cận.

Ngược lại với những vết sẹo chai cứng thông thường thì người bệnh có thể tự chữa đơn giản tại nhà như sau:

4.1. Thực hiện các giải pháp loại bỏ đi phần da chết

Đây là cách giúp cho các vết chai bớt sần đi cũng như giúp các lớp đã chết được bong ra. Khi thực hiện cách này liên tục, phần vùng da bị chai cứng sẽ mềm dần ra, giúp tái tạo lại phần da mới nhanh hơn. Một số cách tẩy da chết đơn giản mà bạn có thể áp dụng đó là:

  • Mua các hũ tẩy da chết bằng bã cà phê hoặc các sản phẩm tẩy da chết chuyên dụng. Những sản phẩm này bạn sẽ dễ dàng tìm thấy ở các siêu thị, với hũ lớn mà giá thành vô cùng phải chăng.
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng mật ong kết hợp cùng bột baking soda hoặc bột yến mạch và dầu oliu. Những sản phẩm này vừa giúp loại bỏ đi lớp da chết mà còn có thành phần hỗ trợ làm mịn da.

4.2. Áp dụng mẹo dân gian chữa bằng tỏi 

Tỏi không những là một gia vị trong nấu nướng mà nó còn có tác dụng kháng khuẩn mạnh giúp cải thiện tình trạng vết thương bị chai cứng. Để áp dụng phương pháp này bạn cần thực hiện lần lượt như sau:

  • Ngâm hoặc xông hơi vùng da có vết sẹo bị cứng để làm mềm phần da đó
  • Lấy một vài nhánh tỏi bóc vỏ và đập dập. Sau đó, đắp trực tiếp những lát tỏi đó lên vùng da có vết sẹo bị chai cứng và để trong 10 phút
  • Sau đó đem rửa sạch và bôi các sản phẩm dầu dưỡng chứa vitamin E để làm mềm da và hỗ trợ tái tạo làn da mới nhanh chóng.

Tuy nhiên, những mẹo dân gian trên đây cũng chỉ được xem là một hình thức tham khảo. Nếu trường hợp vết sẹo chai cứng của bạn tạo ra nhiều cảm giác khó chịu, đau xốn hơn bình thường thì tốt hơn hết vẫn nên tham khảo qua ý kiến của các y bác sĩ trước khi áp dụng bất kì một biện pháp phòng ngừa, chữa trị nào.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ mới nhất về tình trạng vết thương bị chai cứng, nguyên nhân xuất hiện cũng như cách xử lý tình trạng này. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho quý vị.

]]>
https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-bi-chai-cung/feed/ 0
4 điều cần lưu ý khi có vết thương mưng mủ https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-mung-mu/ https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-mung-mu/#respond Thu, 11 Jul 2024 02:11:58 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/vet-thuong-mung-mu/ Vết thương mưng mủ là dấu hiệu bị nhiễm trùng. Tình trạng này xảy ra khi các vết bỏng, vết trầy xước, vết khâu sau phẫu thuật không được chăm sóc đúng cách. Vậy, cần xử lý thế nào khi vết thương bị chảy mủ nhằm tránh nguy cơ hoại tử hoặc sẹo sau lành? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

1. Vết thương có mủ là một biểu hiện của nhiễm trùng

Bình thường khi cơ thể xuất hiện vết thương thì cơ chế tự làm lành sẽ được kích hoạt thông qua một trình tự phức tạp. Bắt đầu từ giai đoạn viêm, sau đó cơ thể sẽ tăng sinh các sợi collagen thúc đẩy vết thương nhanh khép lại. Cuối cùng sẽ là giai đoạn lành tạo sẹo, lúc này cơ thể sẽ sản sinh nhiều collagen hơn để tái cấu trúc lại vết thương.

Tuy nhiên có một số trường hợp xuất hiện các biểu hiện sưng tấy và có mủ ở vết thương. Đây là 2 dấu hiệu thường gặp nhất cho thấy tình trạng vết thương đang bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, vết thương mưng mủ còn có nhiều biểu hiện đặc trưng như:

  • Sưng kéo dài: Khi vết thương bị nhiễm trùng, hiện tượng sưng kéo dài tới 4-6 ngày sau đó, vùng vết thương hở quanh miệng sẽ tấy đỏ hoặc lan rộng ra các vùng lân cận
  • Mưng mủ vết thương là một biểu hiện rõ nhất báo hiệu tình trạng vết thương đang bị nhiễm trùng. Khi đó dịch mủ có màu, có mùi hôi, chảy mủ xuất hiện sau khi bị thương 3-4 ngày
  • Biểu hiện đau tăng dần
  • Tùy thuộc vào tình trạng vết thương mưng mủ nặng hay nhẹ mà cơ thể sẽ có phản ứng ngược lại như mệt mỏi, sốt kéo dài,…

Có thể bạn quan tâm:

  • Vết thương lên da non bị thâm có chữa khỏi được không?
  • Vết thương chảy dịch vàng, nên xử lý như thế nào?

2. Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi vết thương có mủ

Xử lý vết thương mưng mủ đúng cách sẽ khiến vết thương nhanh lành, không ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên, nhiều trường hợp diễn biến của chúng nặng hơn gây ra tình trạng vô cùng nguy kịch, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Bởi vậy nếu như vết thương mưng mủ lâu lành và kèm các biểu hiện dưới đây thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và xử lý kịp thời.

  • Vết thương bị mủ gây sưng tấy và đau đớn kéo dài suốt 2 ngày
  • Sốt cao kéo dài không rõ nguyên nhân
  • Vết thương bị mủ vàng và vết thương bị mủ trắng xuất hiện gây lên tình trạng nhiễm trùng nặng hơn, lan rộng hơn
  • Cơ thể người có vết thương mưng mủ cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe suy kiệt yếu ớt

3. Vết thương mưng mủ phải làm sao?

Nhiều người vẫn còn đang không biết vết thương bị mưng mủ làm thế nào? Tuy nhiên tùy từng mức độ nghiêm trọng cũng như vị trí vết thương mà có hướng điều trị thích hợp. Ngoài ra 2 yếu tố cũng ảnh hưởng đến quá trình xử lý vết thương bị mưng mủ, đó là sức khỏe người bị thương và thời gian bị thương. Vậy làm gì khi vết thương bị mưng mủ? Dưới đây là hướng xử lý đúng cách, mời bạn đọc tham khảo.

vet thuong co mu phai lam sao

Ảnh: @Internet

3.1. Rửa sạch vết thương

Vết thương có mủ phải làm sao? Đầu tiên bạn nên dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch rửa vết thương chuyên dụng để vệ sinh thật sẽ. Khi tiến hành bạn cũng có thể cắt mở một phần của vết thương để vệ sinh, tránh vi khuẩn xâm nhập.

Với vết thương mưng mủ, bạn cần loại bỏ dịch mủ cũng như vi khuẩn và mô hoại tử. Chính những tác nhân này khiến cho vết thương trở nên nặng hơn và dễ dàng lây lan hơn, dẫn đến hoại tử, khó xử lý. Nếu như tình trạng bị thương quá nặng bạn cần can thiệp sâu hơn bằng phẫu thuật cắt bỏ phần bị hoại tử theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đây là việc làm vô cùng cần thiết để tránh biến chứng nguy hiểm sau này.

3.2. Vết thương mưng mủ uống thuốc gì, bôi thuốc gì?

Vết thương bị nhiễm trùng xuất hiện dịch mủ, lúc này hệ miễn dịch trong cơ thể đang rất yếu. Nhiều người băn khoăn không biết vết thương mưng mủ bôi thuốc gì và uống thuốc gì.? Tuy nhiên theo hướng dẫn chỉ định từ bác sĩ, người bị thương có thể sử dụng thuốc kháng sinh để uống và thuốc kháng sinh dạng gel để bôi trực tiếp lên vết thương. Mặc dù vậy, khi dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý bôi và uống linh tinh.

3.3. Băng vết thương bị mưng mủ

Đối với vết thương nhẹ, bạn có thể không cần băng lại mà chỉ cần dùng băng dạng xịt để tạo màng sinh học bao phủ lên bề mặt vết thương. Điều này sẽ khiến miệng vết thương nhanh lành, nhanh khô mà cũng giúp vết thương có một lớp bảo vệ tránh cọ xát.

Tuy nhiên, với vết thương mưng mủ nặng, sau khi đã xử lý vệ sinh và tiến hành bôi thuốc theo hướng dẫn chuyên khoa, bạn hãy băng chúng lại bằng gạc y tế tiệt trùng. Nên nhớ hãy thay rửa chúng thường xuyên.

4. Vết thương bị mưng mủ kiêng ăn gì?

Vết thương mưng mủ kiêng ăn gì cũng là thắc mắc của rất nhiều người. Người bị bệnh thường bị mất máu và cơ thể yếu ớt, vì vậy cần được bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn người bình thường. Tuy nhiên, bạn cũng nên kiêng cữ một vài loại thức ăn để khiến vết thương nhanh lành. Như:

  • Không ăn thịt gà hay đồ nếp vì chúng có thể làm cho vết thương mưng mủ nặng hơn, gây ngứa và để lại sẹo, nhất là thời kì vết thương đang mọc da non
  • Giống như thịt gà, rau muống cũng dẫn đến vết thương hở, vết mổ bị sẹo lồi vì vậy bạn nên kiêng chúng 1 thời gian nhất định
  • Hạn chế ăn thịt bò vì thịt bò có thể khiến vết thương để lại sẹo thâm
  • Hạn chế đồ hải sản vì chúng dễ bị dị ứng đối với vết mổ, vết thương hở

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số ý sau về vết thương mưng mủ:

  • Không vận động quá mạnh vì dễ làm rách miệng vết thương
  • Tuyệt đối không dùng tay bẩn chạm vào miệng vết thương mưng mủ
  • Tuyệt đối không được cậy vết thương khi đã đóng vảy
  • Nên che chắn kĩ lưỡng vết thương khi tắm rửa, vệ sinh cá nhân
  • Tuyệt đối không tự ý bôi thuốc linh tinh trên miệng vết thương

Vết thương mưng mủ nếu như không biết cách xử lý kịp thời, đúng cách sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đặc biệt là hoại tử. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức cần thiết để chăm sóc sức khỏe cho mình và người thân trong gia đình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

]]>
https://thietbiytetamlan.com/vet-thuong-mung-mu/feed/ 0
Làm gì khi băng gạc dính vào vết thương https://thietbiytetamlan.com/bang-gac-dinh-vao-vet-thuong/ https://thietbiytetamlan.com/bang-gac-dinh-vao-vet-thuong/#respond Wed, 10 Jul 2024 02:13:28 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/bang-gac-dinh-vao-vet-thuong/ Làm thế nào khi băng gạc dính vào vết thương, vết trầy xước? Bạn gặp khó khăn mỗi khi cuốn, dán hay tháo gỡ băng keo cá nhân, gây chảy máu và để lại sẹo sau lành? Bài viết sau đây Thiết Bị Y Tế Tâm Lan sẽ hướng dẫn bạn cách rửa vết thương sao cho đảm bảo vô trùng và cách xử trí nhanh khi thực hiện sai thao tác sơ cứu.

Băng gạc dính vào vết thương có nguy hiểm không?

Sử dụng các loại băng gạc và băng dính y tế là biện pháp sơ cứu đầu tiên để băng bó lại vết thương nhằm cầm máu và giữ cho vết thương vô trùng. Tuy nhiên, khi băng bó vết thương, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều từng gặp qua tình trạng băng gạc dính vào vết thương, gây chảy máu, lâu lành. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên?

  • Có thể là do chưa khéo léo dẫn đến cuốn băng gạc sai làm cho băng bị dính.
  • Khi vết thương chuyển lành, dịch máu (mủ) đã thấm vào băng y tế khô lại, lúc này vô tình gây kết dính với băng gạc. Vì thế khi thay băng ta gặp tình trạng băng dính chặt vào vết thương.

Nếu để băng gạc dính quá lâu mà không nhanh chóng tiến hành vệ sinh lại và cuốn gạc mới, vết thương rất có thể bị nhiễm trùng, lâu lành, thậm chí có thể để lại sẹo. Vậy chúng ta sẽ xử trí như thế nào khi băng gạc dính vào vết thuơng, mời bạn cùng Tâm Lan Medical xem tiếp phần dưới đây.

Làm gì khi băng gạc dính vào vết thương?

Thông thường, tùy vào vết thương mà các nhân viên y tế sẽ sử dụng các loại băng gạc y tế cho phù hợp. Do đó, cách xử trí của mỗi loại băng gạc khi dính vào vết thương sẽ được tiến hành sơ cứu khác nhau:

Băng gạc dính vào vết thương

Băng gạc dính vào vết thương là trường hợp thường gặp đối với những vết thương tương đối lớn. Khi vết thương bắt đầu lành, máu và dịch mủ vừa thấm vào băng gạc vừa khô lại. Khi tháo gỡ để thay băng sẽ gặp tình trạng băng gạc dính vào vết thương. Lúc này, nếu không xử lý khéo léo, việc tháo băng gạc sẽ dễ khiến lớp mài khô bong tróc gây chảy máu. Kém may mắn có thể làm vết thương trở nặng, lâu lành hơn.

thuong xuyen gap phai tinh trang gac dinh vao vet thuong khi thay bang

Ảnh: @Internet

Khi gặp phải tình huống băng gạc bị dính vào vết thương, bạn hãy bình tĩnh, tránh nóng vội vừa gây khó khăn trong việc tháo băng vừa gây đau đớn. Bởi nếu hấp tấp tháo gỡ ngay miếng gạc có thể khiến vết thương chảy máu trở lại, có khả năng sẽ để lại sẹo sau lành.

Giải pháp lúc này là hãy tìm đến các hiệu thuốc để mua một lọ nước muối sinh lý. Bạn hãy từ từ nhỏ nước muối lên gạc đến khi thấy nước muối đã làm ướt đều các bề mặt của gạc thì dừng lại, sau khoảng 3-5 phút gạc có thể tự rời ra hoặc gạc trở nên mềm hơn. Bạn nhẹ nhàng dùng tay tách rời dần lớp gạc ra khỏi vết thương là có thể giải quyết được tình trạng băng gạc dính chặt vào vết thương.

Băng dính y tế (băng dính vải y tế) dính vào vết thương

Được sử dụng để cố định miếng băng gạc, do đó khi muốn gỡ băng dính y tế khi bị dính chặt vào vết thương sẽ khó và đau hơn. Nguyên nhân có thể do các thao tác sơ cứu vụng về mà ra. Do đó, lúc này bạn hãy kiên nhẫn từ từ tách lớp băng vải từng chút một. Trường hợp này rất dễ gây đau và chảy máu, hãy nhẹ nhàng để cảm thấy dễ chịu hơn.

Lam gi khi bang dinh y te dinh vao vet thuong

Ảnh: @Internet

Để tránh tình trạng băng gạc dính vào vết thương bạn cần lưu ý điều gì?

Tình huống băng gạc dính vào vết thương là điều chúng ta không hề mong muốn. Do đó, để tránh tình trạng này diễn ra bạn hãy lưu ý những điều sau:

Chú ý khâu sơ cứu và vệ sinh vết trầy xước trước khi cuốn băng keo

Đây không chỉ là bước quan trọng giúp tránh tình trạng vết thương chưa đạt điều kiện vô trùng đã được băng lại gây làm mủ về sau mà còn ngăn chặn khả năng băng gạc dính vào vết thương. Do vậy khâu sơ cứu vệ sinh trước khi cuốn băng phải được chú ý đặc biệt. Ngay sau khi xảy ra vết trầy xước, hãy nhanh chóng cầm máu, sau đó dùng nước muối sinh lý hoặc thoa povidine để sát khuẩn. Cần chắc chắn trước khi sử dụng các loại băng gạc hoặc băng dính y tế bạn đã đảm bảo được vết thương đã khô và vô trùng.

Can so cuu, sat trung vet thuong truoc khi bang bo

Ảnh: @Internet

Lựa chọn băng gạc y tế không dính để thấm dịch vết thương

Hiện nay một số loại băng gạc y tế không dính và chống dính đang là giải pháp hoàn hảo được sử dụng cho vết thương hở hoặc trầy xước. Sử dụng loại băng gạc không dính bằng chất liệu sợi cotton để đắp lên vết thương sẽ nhanh thấm hút máu, dịch tiết. Bên cạnh đó, nhờ sử dụng các loại băng gạc không dính này, chúng ta sẽ hạn chế được tình trạng băng gạc dính vào vết thương cũng như tránh được những nguy hiểm tiềm ẩn của tình trạng này.

bang gac y te khong dinh la gi

Ảnh: @Internet


Có thể bạn quan tâm:

  • Công ty sản xuất băng gạc y tế Tâm Lan – Uy tín, tận tâm, chất lượng
  • Băng thun y tế là gì? Cách sử dụng băng thun y tế đơn giản nhất

Cẩn thận trong lúc cuốn băng để tránh tình trạng băng gạc dính vào vết thương

Giữ miếng băng gạc đắp tại vị trí vết thương, dùng băng dính y tế cuốn quanh để cố định miếng gạc. Bạn hãy chú ý cầm chặt tay, cuốn thật khéo léo sao cho phần bông băng không xê dịch ra khỏi vết thương nhưng cũng không quá chặt, gây hầm bí, lở loét da. Thao tác thực hiện nên thật chậm rãi, chắc chắn. Vì nếu lúng túng, việc tháo ra, dán lại nhiều lần có thể khiến băng dính không còn khả năng bám dính, cố định băng gạc. Đồng thời khi băng dính vải y tế không may bị dính vào vết thương còn khiến việc sơ cứu trở nên khó khăn hơn, gây đau xót và chảy máu nhiều hơn khi tháo ra.

Kiểm tra vết thương sau băng thường xuyên

Khuyên bạn nên thay băng vết thương theo hướng dẫn của các nhân viên y tế để tránh tình trạng vết thương diễn tiến xấu mà không biết. Để thay băng mới, trước tiên hãy nhờ người có chuyên môn hoặc nếu tự thay tại nhà bạn cần tuân thủ các điều sau:

thay bang thuong xuyen de tranh nhiem trung vet thuong

Ảnh: @Internet

  • Đảm bảo đã rửa tay sạch hoặc có thể đeo bao tay y tế
  • Sau khi tháo lớp băng cũ thì ngay lập tức rửa lại vết thương thêm một lần nữa bằng các loại thuốc sát trùng.
  • Kiểm tra bề mặt vết thương đã có dấu hiệu liền chưa, các vùng xung quanh có dấu hiệu sưng đỏ hay không.
  • Cuốn băng gạc mới.

Xử trí trường hợp băng gạc dính vào vết thương gây dị ứng

Đối với bệnh nhân có làn da nhạy cảm sẽ có thể xảy ra trường hợp dị ứng với băng gạc với các biểu hiện như nổi mẩn đỏ, xuất hiện các mụn nước, sưng tấy.

Lúc này, bạn cần đến tham vấn ý kiến của các nhân viên y tế và cẩn thận hơn trong quá trình vệ sinh vết thương. Nếu xuất hiện các dấu hiệu dị ứng hãy ngừng ngay sử dụng loại băng này, vệ sinh kỹ lại các vùng da lân cận vết thương, mua thuốc có tác dụng sát trùng để làm vùng da này thêm sạch sẽ hơn.

bang gac dinh vao vet thuong gay di ung

Ảnh: @Internet

Ngoài ra, bạn có thể xem lại liệu bạn có mua phải băng gạc kém chất lượng hay không. Hãy cân nhắc đến các loại băng gạc hoặc băng dính y tế chống dị ứng, phù hợp với cả những làn da siêu nhạy cảm. Đặc biệt, chú ý đến các loại gạc của đơn vị uy tín và có bảng thành phần an toàn để ngăn ngừa tình trạng sử dụng băng gạc y tế bị dị ứng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến tình trạng băng gạc dính vào vết thương và cách xử trí vấn đề hiệu quả. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ nắm được các lưu ý chính để biết cách thao tác, chăm sóc vết thương thật khéo léo. Đừng quên theo dõi chúng tôi để luôn cập nhật kiến thức sức khoẻ nhanh nhất mỗi ngày bạn nhé!

Ngoài ra, đối với các vết thương thông thường để tránh tình trạng băng gạc dính vào vết thương đồng thời giúp kháng khuẩn hiệu quả và kích thích các tế bào biểu mô hình thành nhanh, hạn chế để lại sẹo, bạn có thể sử dụng gel PlasmaKare No5 chứa các thành phần tự nhiên, Nano bạc chuẩn hóa TSN… trước khi băng vết thương.

]]>
https://thietbiytetamlan.com/bang-gac-dinh-vao-vet-thuong/feed/ 0
Ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh có phải dấu hiệu bị viêm tai giữa? https://thietbiytetamlan.com/ray-tai-uot-mau-vang-o-tre-so-sinh/ https://thietbiytetamlan.com/ray-tai-uot-mau-vang-o-tre-so-sinh/#respond Tue, 09 Jul 2024 02:13:41 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/ray-tai-uot-mau-vang-o-tre-so-sinh/ Ráy tai chuyển sang màu vàng, chảy mủ hay có mùi hôi ở trẻ nhỏ là một trong những dấu hiệu phổ biến nhận biết tình trạng viêm tai giữa, viêm màng nhĩ… Vậy nguyên do xuất hiện ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh là gì? Có nghiêm trọng không? Cách xử lý lấy ráy tai cho bé như thế nào? Cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan tìm hiểu xem sao bạn nhé!

Điều cần biết về ráy tai ở trẻ em

Ráy tai được tạo thành bởi sự kết hợp giữa các chất tiết ra từ tuyến bã nhờn của ống tai ngoài và các tế bào da chết, lông tai. Ráy tai thường có màu nâu, xám, đỏ, cam hoặc vàng; có ráy tai khô, ráy tai ướt và ráy tai cứng. Trong một vài trường hợp, có thể thấy ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh, ráy tai ướt có mùi hôi…

Có rất nhiều người nhầm lẫn và cho rằng ráy tai chính là chất thải của cơ thể; thực tế không phải như vậy. Ráy tai được coi như một hàng rào bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập của những loài côn trùng nhỏ, dị vật… vào màng nhĩ. Đồng thời, ráy tai cũng giúp chống lại vi khuẩn, nấm và nước; hỗ trợ làm sạch ống tai ngoài.

ray tai tre so sinh mau vang

Ảnh: @Internet

Bởi những tác dụng to lớn ấy mà việc lấy ráy tai mỗi ngày là điều không cần thiết. Không còn ráy tai sẽ đồng nghĩa với việc ống tai bị mất đi lớp bảo vệ; dễ gây nguy hiểm cho tai. Chỉ nên lấy ráy tai cho bé trong trường hợp ráy tai được tiết ra quá nhiều; gây ngứa tai, đau tai, ù tai, viêm tai, làm giảm sức nghe của tai…


Có thể bạn quan tâm:

Ráy tai màu đen tiết lộ điều gì? Nguyên nhân & cách khắc phục?

[wpcc-iframe class=”wp-embedded-content” sandbox=”allow-scripts” security=”restricted” style=”position: absolute; clip: rect(1px, 1px, 1px, 1px);” title=”“Ráy tai màu đen tiết lộ điều gì? Nguyên nhân & cách khắc phục?” — Thiết Bị Y Tế Tâm Lan – Công ty Sản xuất Vật tư Y tế Dụng cụ Y khoa” src=”https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/ray-tai-mau-den/embed/#?secret=iWpZsJGCRO%23?secret=RBU9jJpRhK” data-secret=”RBU9jJpRhK” width=”500″ height=”282″ frameborder=”0″ marginwidth=”0″ marginheight=”0″ scrolling=”no”]


Ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh xuất hiện do đâu?

Thông thường, để ngăn cản sự xâm nhập của bụi bẩn, các dị vật, côn trùng nhỏ và vi khuẩn; tai của trẻ sẽ tiết ra ráy tai không màu. Bỗng nhiên một ngày mẹ phát hiện ráy tai có mùi, thấy xuất hiện ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh thì có thể là do một trong những nguyên nhân sau đây.

Tai trẻ tiết ra quá nhiều ráy tai

Một trong những nguyên do khiến tai trẻ xuất hiện ráy tai ướt có mùi hôi là do tích tụ quá nhiều ráy tai. Ngay lúc này, mẹ cần phải vệ sinh tai ngay cho bé để tránh tình trạng tai bị tắc nghẽn, ngăn chặn trường hợp ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

ray tai uot mau vang o tre

Ảnh: @Internet

Có thể trẻ đã bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa là nguyên nhân thường gặp nhất trong trường hợp ráy tai trẻ sơ sinh màu vàng. Sự tấn công của vi khuẩn, virus trong mũi và họng đã khiến tai giữa của trẻ bị nhiễm trùng; điều này đã khiến cho màng nhĩ bị tích tụ chất dịch màu vàng. Đồng thời, đây cũng là lý do khiến ráy tai của trẻ có mùi hôi.

Có thể trẻ bị viêm ống tai ngoài

Một nguyên do khác khiến trẻ sơ sinh xuất hiện ráy tai ướt màu vàng là do bệnh viêm ống tai ngoài do bị vi khuẩn, virus xâm nhập. Trẻ lớn cũng có thể bị mắc căn bệnh này, nhất là những trẻ thường xuyên bơi lội; khiến ống tai tiếp xúc nhiều với nước.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ có những dấu hiệu nào?

Như vậy, có thể thấy dấu hiệu ban đầu để nhận biết bệnh viêm tai giữa chính là xuất hiện ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, bệnh viêm tai giữa cũng xuất hiện ở những triệu chứng sau đây:

ray tai uot o tre so sinh

Ảnh: @Internet

  • Trẻ nhỏ quấy khóc nhiều do bị đau tai: triệu chứng nổi bật của viêm tai giữa chính là đau tai. Tuy nhiên do không thể diễn đạt bằng lời với bố mẹ nên nếu thấy bé yêu quấy khóc, khó chịu, khó ngủ hơn bình thường kèm theo ráy tai ướt màu vàng, mẹ nên chú ý đến căn bệnh này, lấy ráy tai cho bé và đưa bé đi khám kịp thời.
  • Trẻ lười ăn: đau tai làm cho trẻ khó nuốt, đồng thời ráy tai ướt màu vàng; vì vậy mà sẽ gây ra tình trạng chán ăn, lười ăn kéo dài.
  • Trẻ bị sốt: những cơn đau tai dai dẳng, ráy tai có mùi hôi có thể khiến bé yêu của mẹ gặp phải những cơn sốt tới hơn 39 độ.
  • Trẻ không muốn nằm ngửa khi ngủ: trẻ bị viêm tai giữa, ráy tai trẻ sơ sinh màu vàng thường sẽ thấy rất khó chịu khi nằm ngửa do chất dịch trong tai đổ dồn về phía màng nhĩ. Do vậy mà bé lăn qua lăn lại liên tục để giảm bớt những cơn đau tai, mẹ có thể lấy ráy tai hoặc cho trẻ lấy ráy tai ở bệnh viện để giảm tình trạng khó chịu.

Lấy ráy tai như thế nào để bé thấy dễ chịu?

Để đảm bảo an toàn cho đôi tai của con, ngăn chặn tình trạng ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh, mẹ cần biết cách vệ sinh, lấy ráy tai cho bé đúng cách. Sẽ có cách lấy ráy tai an toàn dành cho mỗi loại ráy tai khác nhau, mẹ hãy tham khảo nhé!

Trẻ sơ sinh có ráy tai khô

Để lấy ráy tai khô, mẹ cần cho trẻ nằm gối cao và nghiêng sang một bên; dùng khăn ẩm lau ngoài ống tai của trẻ. Sau đó, mẹ xoắn một đoạn ngắn khăn giấy mềm, mỏng rồi ngoáy nhẹ nhàng vào ống tai; điều này sẽ khiến ráy tai tự bám vào khăn và ra ngoài. Tuy nhiên, vật dụng hợp lý nhất được khuyến khích sử dụng cho trẻ vẫn nên là tăm bông. Bởi bông ngoáy tai có đầu bông nhỏ, chắc chắn, mềm mại và được tiệt trùng nên sẽ hạn chế khả năng gây viêm nhiễm, đảm bảo tính an toàn cho bé.

Mẹ cũng có thể dùng tăm bông đầu nhỏ thấm với nước muối sinh lý để lấy ráy tai. Sau đó mẹ đưa đầu bông vào tai trẻ và hãy ngoáy thật nhẹ nhàng; ráy tai sẽ bám vào tăm bông và ra ngoài. Để bé cảm thấy dễ chịu, mẹ có thể lay nhẹ tai bé sau mỗi lần ngoáy tai xong.

Trẻ sơ sinh có ráy tai ướt

Khi lấy ráy tai ướt ở trẻ sơ sinh, mẹ cũng đặt trẻ nằm trên gối cao và nghiêng sang một bên. Mẹ đưa tăm bông loại tốt, đầu nhỏ vào tai bé thật nhẹ nhàng rồi ngoáy đều đến khi sạch lớp ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh. Nếu trong trường hợp có quá nhiều ráy tai tiết ra, khiến ống tai bị bít tắc; mẹ nên đưa bé đến lấy ráy tai ở bệnh viện để đảm bảo an toàn nhé.

ray tai uot mau vang

Ảnh: @Internet

Hiểu được sự quan trọng trong việc bảo vệ đôi tai, Thiết Bị Y Tế Tâm Lan đã sản xuất và cung cấp các sản phẩm bông ngoáy tai, tăm bông ráy tai chất lượng cao, an toàn cho trẻ nhỏ. Với độ uy tín và tận tâm trong nghề, sản phẩm của Tâm Lan được rất nhiều mẹ bỉm sữa tin dùng. Hãy liên hệ ngay với Tâm Lan qua hotline 0908 797 345 để nhận được những sản phẩm tốt nhất.

Trên đây là những chia sẻ của Tâm Lan xoay quanh hiện tượng ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho mẹ trong quá trình chăm sóc con yêu. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan kính chúc mẹ và bé luôn thật nhiều sức khoẻ và niềm vui!

]]>
https://thietbiytetamlan.com/ray-tai-uot-mau-vang-o-tre-so-sinh/feed/ 0
Gạc đắp mặt nạ dùng trong spa và những điều cần biết – Tâm Lan Medical https://thietbiytetamlan.com/gac-dap-mat-na/ https://thietbiytetamlan.com/gac-dap-mat-na/#respond Mon, 08 Jul 2024 02:13:51 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/gac-dap-mat-na/ Nếu gạc tiệt trùng chuyên dùng trong phẩu thuật để đắp vết thương thì gạc đắp mặt nạ là một loại băng gạc dạng lưới vô trùng thường được sử dụng trong spa. Bây giờ hãy cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan tìm hiểu qua công dụng và sự khác biệt của dòng sản phẩm này qua bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Thông tin về sản phẩm gạc đắp mặt nạ

1.1. Cấu tạo gạc lưới đắp mặt nạ

Gạc đắp mặt nạ dành riêng cho spa là loại gạc được làm bằng lưới siêu thấm có độ đàn hồi và co giãn tốt. Các sợi cotton thiên nhiên siêu mềm và mỏng nhẹ liên kết với nhau tạo thành các miếng gạc y tế có kích cỡ phù hợp mọi đối tượng, thuận tiện cho việc phục vụ quá trình chăm sóc da tại spa.

Với khả năng giúp cố định các dưỡng chất có trong mặt nạ ở trên mặt lâu hơn, gạc lưới đắp mặt nạ dường như đem đến hiệu quả chăm sóc da tối ưu hơn. Sản phẩm cũng đã và đang trở thành một trong những vật dụng hỗ trợ làm đẹp được đánh giá cao nhất và được ngày càng nhiều spa lựa chọn tin dùng.

gac luoi dap mat na tam lan

Ảnh: @Internet

Kích thước thông thường của gạc đắp mặt nạ là 10cm x 10cm x 8 lớp và có quy cách đóng gói là 100 miếng / cây, vừa thuận tiện cho việc sử dụng lâu dài vừa tiết kiệm hơn.

1.2. Điểm khác biệt của gạc đắp mặt nạ so với các sản phẩm bông gạc y tế khác

Thay vì được dùng để băng bó vết thương như các loại băng gạc y tế khác, gạc lưới đắp mặt nạ lại trở nên phổ biến hơn trong ngành thẩm mỹ, chăm sóc sắp đẹp bởi kết cấu sợi gạc được dệt thưa hơn các sản phẩm băng gạc khác, giúp mang lại sự thông thoáng, tăng tính ứng dụng trong ngành spa, thẩm mỹ.

Gạc đắp mặt nạ có thiết kế thanh thoát, mềm mỏng hơn và không có bông lót bên trong. Chúng được dùng chủ yếu để định hình các loại bột đắp mặt nạ được xay nhuyễn. Gạc lưới đắp mặt nạ có tác dụng như một cái khuôn để giữ cho các loại kem, bột đắp dưỡng da không bị chảy, lem gây khó chịu và mất vệ sinh. Đồng thời chúng cũng mang lại hiệu quả thẩm thấu cao bởi sợi gạc có độ thưa lý tưởng, tạo nên sự thông thoáng vượt trội hơn hẳn các sản phẩm mặt nạ giấy thông thường.

gac dap mat na tam lan

Ảnh: @Internet

2. Công dụng của gạc đắp mặt nạ

Những công dụng chủ yếu của gạc đắp mặt nạ mà chúng ta phải kể đến đó là:

  • Cố định các dưỡng chất từ mặt nạ ở trên mặt lâu hơn
  • Gia tăng độ thẩm thấu của các dưỡng chất đem đến hiệu quả chăm sóc da tốt hơn
  • Giúp cho việc đắp mặt nạ có nguồn gốc từ trái cây tự nhiên xay nhuyễn diễn ra dễ dàng hơn
  • Hạn chế được tình trạng rơi vãi khi đắp mặt nạ
  • Đảm bảo sự thông thoáng cho người dùng trong quá trình sử dụng
  • Quá trình gỡ mặt nạ sau khi đắp cũng nhanh chóng hơn khi có thêm gạc đắp mặt nạ

3. Gạc đắp mặt nạ có thực sự tốt và cần thiết tại các spa hay không?

Với công dụng như trên thì có lẽ không có spa, thẩm mỹ viện nào là không trang bị gạc đắp mặt nạ để tạo sự chuyên nghiệp và mang đến hiệu quả chăm sóc da tốt hơn cho khách hàng.

Gạc đắp mặt nạ là sẽ sự lựa chọn ưu tiên cho những spa thiên về chăm sóc theo quy trình tự nhiên, tận dụng dưỡng chất chủ yếu từ các loại quả, bột đắp giàu vitamin như cà chua, dưa leo, yến mạch, đất sét, sữa chua… Chắc chắn gạc lưới đắp mặt nạ chính là một trong những chiếc mặt nạ lý tưởng nhất, mang lại những trải nghiệm trên cả tuyệt vời cho người dùng trong hành trình chăm sóc sắc đẹp. Đây đảm bảo sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất giúp spa của bạn gây được ấn tượng tốt cho khách hàng.

dap mat na tu nhien

Ảnh: @Internet

Loại phổ biến nhất mà các thẩm mỹ viện lớn nhỏ đều tin dùng làm gạc đắp mặt nạ là gạc y tế 10×10 cm. Sản phẩm được sản xuất tại Thiết Bị Y Tế Tâm Lan với chất lượng đảm bảo không thể bàn cãi.


Có thể bạn quan tâm: 

  • Công ty sản xuất băng gạc y tế Tâm Lan – Uy tín, tận tâm, chất lượng
  • Tổng hợp thông tin chi tiết nhất về gạc phẫu thuật ổ bụng Tâm Lan

4. Hướng dẫn sử dụng gạc lưới đắp mặt nạ đúng cách

Để phát huy được công dụng tốt nhất của gạc lưới đắp mặt nạ, Tâm Lan khuyên rằng các bạn nên chú ý thật kĩ ở khâu pha bột dưỡng da. Hãy chắc chắn rằng bột sẽ không bị quá nhão hay quá đặc. Bởi nếu bột được pha với quá nhiều nước gây nhão sẽ không thể cố định được dưỡng chất. Bên cạnh đó, bột quá kết dính cũng dẫn đến việc tán đều dưỡng chất cho toàn bộ khuôn mặt trở nên khó khăn hơn.

Sau khi khuấy đều và cảm nhận độ kết dính đã trở nên hoàn hảo, các bạn có thể thực hiện lần lượt theo quy trình dưới đây:

  • Bước 1: Rửa mặt thật sạch bằng sữa rửa mặt để da sẵn sàng cho quá trình hấp thụ dưỡng chất
  • Bước 2: Khuấy đều bột một lần nữa để đảm bảo bột đắp mặt nạ thật sánh mịn rồi thực hiện dặm đều ra toàn bộ khuôn mặt
  • Bước 3: Lấy gạc đắp mặt nạ và định hình lại toàn bộ bột đắp. Lưu ý, cố định gạc ở các vị trí hai bên thái dương, cằm và hai vị trí sát tai. Điều này giúp đảm bảo bột không bị rơi ra trong quá trình đắp mặt nạ. (Bước 2 và Bước 3 có thể hoán đổi thứ tự cho nhau)
  • Bước 4: Tận hưởng và thư giãn trong khoảng 20-30 phút.
  • Bước 5: Cuối cùng, bạn chỉ việc nhẹ nhàng gỡ gạc ra cùng các tinh chất, bột đắp rồi rửa mặt lại bằng nước sạch.
dap mat na bang khoang chat thien nhien

Ảnh: @Internet

Khi thực hiện đúng theo các bước như vậy, bạn sẽ giúp nâng cao hiệu quả thẩm thấu từ mặt nạ vào da cũng như sau khi gỡ mặt nạ, bột sẽ tạo thành một khối, ít để lại dư trên mặt hơn.

5. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan – Công ty sản xuất gạc đắp mặt nạ chất lượng, uy tín

Nếu bạn đang quan tâm đến tính ứng dụng của băng gạc y tế trong quá trình đắp mặt nạ thì có thể tham khảo qua sản phẩm của chúng tôi. Với quy trình sản xuất hiện đại, công nghệ tiệt trùng đảm bảo, Thiết Bị Y Tế Tâm Lan luôn cam kết mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong quá trình sử dụng gạc đắp mặt nạ.

Sản phẩm được sản xuất tại Thiết Bị Y Tế Tâm Lan, đạt tiêu chuẩn ISO 13485:2016 với mật độ sợi gạc được đan là 22-24 sợi / 1 inch, đảm bảo đáp ứng tối ưu cho nhu cầu làm đẹp của người tiêu dùng.

gac dap mat na 10cm x 10cm x 8 lop

Đặc biệt, Tâm Lan luôn có các chính sách chiết khấu đầy ưu đãi cũng như dịch vụ hỗ trợ tận tình, sẵn sàng phục vụ mọi quý khách hàng, cơ sở spa, thẩm mỹ viện trên toàn quốc.

Trên đây là những thông tin đầy đủ nhất về gạc đắp mặt nạ cũng như công dụng của sản phẩm mà Thiết Bị Y Tế Tâm Lan muốn chia sẻ đến bạn. Nếu còn thắc mắc cần hỗ trợ chi tiết hơn, xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi qua số hotline 0908797345 bạn nhé!

]]>
https://thietbiytetamlan.com/gac-dap-mat-na/feed/ 0
Tìm hiểu các triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu https://thietbiytetamlan.com/trieu-chung-tieu-duong-giai-doan-dau/ https://thietbiytetamlan.com/trieu-chung-tieu-duong-giai-doan-dau/#respond Fri, 17 May 2024 01:45:13 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/trieu-chung-tieu-duong-giai-doan-dau/ Những triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu đó là tần suất đi tiểu nhiều, khát nước, thị lực giảm, thay đổi cân nặng bất thường,… Do cơ thể kháng insulin khiến lượng đường huyết trong cơ thể thay đổi. Nếu như nhận biết sớm thì việc điều trị bệnh dễ dàng hơn và khả năng biến chứng thấp hơn rất nhiều. Cùng Thiết Bị Y Tế Tâm Lan tìm hiểu cách nhận biết tiểu đường giai đoạn đầu qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa chất không đồng nhất. Làm nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định khiến tăng lượng đường trong máu bất thường. Đái tháo đường được chia làm các loại: tiểu đường type 1, type 2, tiểu đường tuýp 3 và tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường nếu như tìm hiểu nguyên nhân cũng như phát hiện bệnh ngay từ sớm thì sẽ rất dễ điều trị.

tim hieu ve benh tieu duong

Ảnh: @Internet

Những triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu

Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu không biểu hiện quá cụ thể, thế nhưng nếu để ý bạn hoàn toàn có thể phát hiện ra bệnh từ sớm. Việc phát hiện dấu hiệu tiểu đường sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị cũng như có thể làm giảm những mức độ nguy hiểm có thể gây ra cho người bệnh.

Triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường thường là đi tiểu nhiều trong ngày 

Triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường thể hiện rõ ràng nhất đó chính là tần suất đi tiểu nhiều lần trong ngày. Khi bạn mắc bệnh đái tháo đường, thận sẽ không hoạt động theo cơ chế thông thường, mà chúng không hấp thụ được lượng đường dư thừa. Sau đó sẽ tích tụ trong nước tiểu và làm cho các mô bị mất nước. Dẫn đến người bệnh có tần suất đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Nếu như người bình thường với cùng một lượng nước tiêu chuẩn đủ cho một ngày sẽ đi tiểu từ 6-7 lần và không thay đổi nhiều. Tuy nhiên nếu như bạn thấy cơ thể có dấu hiệu đi tiểu nhiều lần hơn trong ngày. Thì bạn cần đi khám ngay bởi đây có thể là dấu hiệu của tiểu đường sớm.

Khát nước thường xuyên

Khi bạn đi tiểu nhiều hơn thì hẳn là cơ thể lúc nào cũng cảm thấy thiếu nước do cần bù lại lượng nước đã mất đi. Vì vậy người tiểu đường có xu hướng uống nước nhiều hơn những người bình thường. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe con người, đặc biệt là chức năng thận. Về lâu về dài có thể ảnh hưởng dẫn đến suy thận.

khat nuoc la mot trong nhung bieu hien cua tieu duong giai doan dau

Ảnh: @Internet

Tiểu đường giai đoạn đầu khiến bạn thường xuyên cảm thấy đói

Cơ thể thường xuyên cảm thấy đói mặc dù vừa ăn đầy đủ cũng là triệu chứng ban đầu của tiểu đường. Người tiểu đường rối loạn, không chuyển hóa được insulin và không cung cấp đầy đủ insulin cần thiets cho cơ thể. Điều này sẽ khiến thực phẩm không được chuyển hóa thành glucose để tạo ra năng lượng cho các tế bào. Và tất nhiên, khi các tế bào không được nuôi dưỡng, cơ thể sẽ luôn cảm giác đói, thèm ăn.

Cơ thể mệt mỏi

Cơ thể mất nước do đi tiểu nhiều lần, cùng với sự chuyển hóa thành glucose không được thực hiện khiến cho cơ thể lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống.

Thị lực giảm là một biểu hiện của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Ảnh hưởng đến mắt ngoài những nguyên nhân khác thì dấu hiệu mờ mắt, thị lực suy giảm cũng là dấu hiệu tiểu đường giai đoạn đầu. Tiểu đường làm ảnh hưởng đến sự dịch chuyển chất lỏng, làm cho tròng mắt sưng lên và thay đổi hình dạng. Do vậy sự tập trung cũng như khả năng thị lực sẽ kém hơn.

tieu duong giai doan dau gay suy giam chuc nang thi luc

Ảnh: @Internet

Thay đổi cân nặng đột ngột cũng là triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu

Việc thay đổi cân nặng đột ngột cũng có thể là một trong những biểu hiện sớm của bệnh đái tháo đường. Nguyên nhân là do lượng đường không thể chuyển hóa để đưa đến được các tế bào nên cơ thể cần năng lượng để hoạt động bình thường. Lúc này việc đốt cháy các mỡ, mô để lấy năng lượng bù lại khiến cho cân nặng của người bệnh bị thay đổi đột ngột, giảm sụt cân nhanh chóng. Việc giảm cân không mong muốn cũng là dấu hiệu ban đầu khởi phát bệnh.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường ở người. Tuy nhiên bệnh vẫn ảnh hưởng nhiều nhất ở thói quen sinh hoạt, ăn uống hằng ngày. Việc nạp vào cơ thể quá nhiều đường, tinh bột nhưng lại ít rau xanh, vitamin, khoáng chất lâu ngày sẽ dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể. Bởi vậy insulin không kịp thời chuyển hóa đường huyết, dẫn đến lượng đường trong máu thay đổi bất thường.

Bên cạnh đó, bác sỹ còn chứng minh những người bị bệnh tim mạch cũng dễ mắc bệnh tiểu đường hơn các người bình thường. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa khiến người dễ mắc bệnh tiểu đường đó là do gen di truyền.

som nhan biet cac trieu chung tieu duong giai doan dau de co phuong phap chua tri thich hop

Ảnh: @Internet

Triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu có dễ nhận biết?

Bệnh đái tháo đường có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi khác nhau, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Tuy nhiên bệnh dễ gặp phải ở những người có thói quen ăn uống, sinh hoạt không đều đặn, vô tổ chức. Bệnh thường có biểu hiện không cụ thể nên khá khó nhận biết. Tuy nhiên, bệnh đái tháo đường cũng được xác định là bệnh theo gen di truyền. Vì vậy nếu như các thành viên trong gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thì không nằm ngoài khả năng bạn cũng có thể mắc. Bởi vậy nếu như có những biểu hiện nào dưới đây hãy đi khám ngay nhé!

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh tiểu đường cũng như những triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu bạn đọc cần biết. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng bài viết có thể mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn cùng gia đình thật nhiều sức kc

]]>
https://thietbiytetamlan.com/trieu-chung-tieu-duong-giai-doan-dau/feed/ 0
Quy trình 7 bước đăng ký Chứng nhận CE cho thiết bị y tế https://thietbiytetamlan.com/chung-nhan-ce-cho-thiet-bi-y-te/ https://thietbiytetamlan.com/chung-nhan-ce-cho-thiet-bi-y-te/#respond Fri, 17 May 2024 01:44:57 +0000 https://thietbiytetamlan.com/tin-tuc/chung-nhan-ce-cho-thiet-bi-y-te/

Chứng nhận CE cho thiết bị y tế hay còn gọi là chứng nhận CE Marking cho biết sản phẩm có đủ tiêu chuẩn và được lưu hành trong thị trường châu Âu hay không. Điều này được xác định thông qua con dấu CE trên sản phẩm. Để tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng cũng như quy trình chứng nhận CE, cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Chứng nhận CE cho thiết bị y tế là gì?

Chứng nhận CE cho thiết bị y tế là một trong những chứng nhận lưu hành vô cùng quan trọng. Nó cho biết sản phẩm có tuân thủ pháp luật của EU và được lưu thông thông trong thị trường châu Âu hay chưa. Để biết thiết bị y tế đã có chứng nhận CE, người ta thông qua con dấu CE trên sản phẩm để nhận biết.

Dấu CE là một chỉ số thể hiện tiên quyết cho thiết bị y tế đã tuân thủ các chỉ thị, quy định về sức khỏe, an toàn và bảo vệ môi trường của Liên minh Châu Âu hay chưa? Con dấu này còn như một tuyên bố chính thức của nhà sản xuất về trách nhiệm của họ đối với sản phẩm của chính mình đã đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lý để được chứng nhận tiêu chuẩn CE.


Có thể bạn quan tâm:

  • Bảng tra cứu giá trang thiết bị y tế chính xác nhất được cập nhật ở đâu?
  • Trang thiết bị y tế loại B và những điều cần biết

2. Tầm quan trọng của Chứng nhận CE cho các trang thiết bị y tế

Trong sản xuất, kinh doanh nói chung và sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế nói riêng, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều muốn mang thương hiệu của mình vươn xa tầm châu lục, thậm chí là quốc tế. Bởi vậy, cũng có thể coi chứng nhận CE như một hộ chiếu thương mại để thiết bị y tế được phép vào thị trường EU. 

Thiết bị y tế gắn dấu CE có điều kiện để được phép di chuyển tự do thương mại trong thị trường châu Âu. Tuy nhiên, sản phẩm gắn dấu này không phải là con dấu về chất lượng hay cho biết sản phẩm được sản xuất tại thị trường châu Âu.

3. Quy trình chứng nhận CE cho thiết bị y tế

3.1. Phân loại trang thiết bị y tế

Để cấp chứng nhận CE cho trang thiết bị y tế, bước đầu tiên đó là kiểm tra cẩn thận thiết bị y tế đó dự định làm gì và xác định đặc tính của chúng. Từ đó có thể phân loại ra từng nhóm trang thiết bị y tế. Và xác định được các chỉ thị, luật pháp của EU có tác động như thế nào đối với thiết bị y tế. Từ đó đảm bảo tất cả các yêu cầu cũng như quy trình được tuân thủ nghiêm ngặt.

3.2. Xác định các yêu cầu an toàn về sức khỏe của thiết bị y tế

Sau khi đã tiến hành phân loại thiết bị y tế, bước tiếp theo đó là xác định tất cả các tiêu chuẩn đối với sự an toàn về sức khỏe thiết yếu có liên quan của châu Âu. Đây là bước quan trọng để đảm bảo trang thiết bị y tế tuân thủ tất cả các tiêu chuẩn được đề cập ở trên. Đây cũng là thời điểm xác định được nhà sản xuất có đạt được quyền cấp dấu CE hay không.

3.3. Nhà sản xuất cần hoàn thành tài liệu kỹ thuật

Nhà sản xuất cần hoàn thành tài liệu kỹ thuật để có thể được cấp dấu CE về kiểm tra, đánh dấu thiết bị y tế sau đó đưa ra tuyên bố về sự phù hợp. Trước khi được cấp chứng chỉ CE, các trang thiết bị y tế đều cần chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật. Đây được coi là bằng chứng xác thực nhất về việc tuân thủ các yêu cầu về pháp lý hiện hành của sản phẩm. Lúc này nhà sản xuất cần nộp bản sao của hồ sơ kỹ thuật cho EU để lưu giữ khi bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào kiểm tra. 

3.4. Chỉ định Đại diện được ủy quyền tại thị trường liên minh Châu Âu 

Căn cứ theo chỉ thị thiết bị y tế của Liên Minh châu Âu EU, tại điều 14.2, nhà sản xuất không có địa chỉ đăng ký tại EU sẽ không có quyền cung cấp, sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế trên thị trường châu Âu. Ngoại trừ họ có một đại diện đã được ủy quyền từ trước ở châu Âu. Bởi vậy, đối với tất cả các nhà sản xuất nằm bên ngoài khối EU cần chứng nhận CE cho thiết bị y tế thì phải chỉ định đại diện được ủy quyền tại Liên Minh Châu Âu, đây là điều kiện hết sức quan trọng.

3.5. Chứng nhận trang thiết bị y tế và hoàn thành quy trình đánh dấu CE

Sau khi đã hoàn thành các bước trên, nhà sản xuất cần dựa vào việc phân loại thiết bị y tế của mình để chứng nhận trang thiết bị y tế và hoàn thành quy trình đánh dấu CE. Đối với các trang thiết bị y tế thuộc loại I, nhà sản xuất có thể tự chứng nhận trang thiết bị y tế của mình và đánh dấu CE. Với những thiết bị y tế cao cấp, nhà sản xuất cần gặp các cơ quan chức năng có thẩm quyền để được thông báo và tiến hành đánh giá tài liệu kỹ thuật. Theo đó các thông tin về đánh dấu CE và các dịch vụ cơ quan để thông báo đánh giá hồ sơ kỹ thuật đều có tại nhiều nguồn. Nhà sản xuất nên tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện.

Ngoài ra, đối với các thiết bị y tế thuộc loại thượng lưu, bạn cần đến các cơ quan để xác minh hoàn thành quy trình đánh dấu CE. Các nhà sản xuất cũng có thể tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia để được hỗ trợ nhiều hơn.

chung nhan ce cho trang thiet bi y te

Ảnh: @Internet

3.6. Gắn dấu CE của thiết bị y tế đã được chứng nhận

Sau khi được chứng nhận cho các thiết bị y tế, nhà sản xuất sẽ được gắn nhãn dán bằng dấu CE trên sản phẩm. Dấu CE sẽ được dán trực tiếp trên thiết bị y tế hoặc trên bao bì sao cho dễ nhận biết nhất.

3.7. Hoàn tất đăng ký thủ tục Chứng nhận CE cho Thiết bị Y tế

Khi đã xong tất cả các bước trên, nhà sản xuất phải hoàn tất đăng ký thủ tục để đưa thiết bị y tế vào Liên minh châu Âu với Cơ quan có thẩm quyền quốc gia. Và tiến hành tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu theo quy định.

Trên đây là những thông tin cụ thể nhất về chứng nhận CE cho thiết bị y tế và những quy trình liên quan. Thiết Bị Y Tế Tâm Lan hy vọng bài viết có thể mang lại cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Chúc bạn đọc thành công và nhiều sức khoẻ!

]]>
https://thietbiytetamlan.com/chung-nhan-ce-cho-thiet-bi-y-te/feed/ 0